Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Trẻ bị nấm miệng: Nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc

Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, bỏ bú mà nhiều phụ huynh lo lắng, hoang mang. Nấm miệng nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra một số biến chứng đến các cơ quan trong vòm họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Trẻ bị nấm miệng là gì?
Trẻ bị nấm miệng là gì?

Trẻ bị nấm miệng là gì?

Nấm miệng hay còn gọi là tình trạng tưa miệng, đẹn miệng gây ra bởi nấm Candida Albicans tồn tại trong niêm mạc miệng. Ở điều kiện bình thường, chúng sẽ cùng “chung sống” với các vi sinh vật vô hại khác bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nấm C.Albicans tăng sinh với số lượng lớn sẽ gây ra nhiều triệu chứng.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Nấm miệng sẽ tạo nên những tổn thương trên lưỡi, má trong, có hình dạng từng mảng màu trắng mịn.

Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể dần lan xuống vòm miệng, nướu, amidan,…Người khỏe mạnh nếu bị nấm miệng có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu nếu không biết cách xử lý có thể khiến nhiễm nấm Candida mất kiểm soát và biến chứng nặng nề.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm miệng

Khi mới khởi phát, nấm miệng ở trẻ em hầu như không cho một triệu chứng nào rõ rệt. Do đó, phụ huynh rất khó nhận biết. Nấm có thể xuất hiện một cách đột ngột trong vài ngày, có khi kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng liền.

Nếu không chú ý quan sát những thay đổi trong sinh hoạt, ăn uống của trẻ, mẹ sẽ khó phát hiện con mình đang bị nhiễm nấm Candida. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ em bị nấm miệng phổ biến:

  • Trên lưỡi, mặt bên trong của má, vòm miệng,…thấy có các mảng trắng. Những tổn thương này khiến trẻ bị đau, dẫn đến biếng ăn, bỏ bú.
  • Các tổn thương đôi khi hơi gồ lên trên bề mặt, có phần chóp gần giống như màu phô mai.
  • Khi các mảng tổn thương vô tình bị trầy xước trong quá trình nuốt thức ăn, gây chảy máu nhẹ, đau.

Trường hợp các tổn thương viêm nhiễm nặng sẽ dần lây lan sang các vùng khỏe mạnh xung quanh. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, nấm Candida có thể lây từ mẹ sang con thông qua đường bú. Mẹ có thể nhận biết thông qua những biểu hiện bất thường ở đầu vú như:

  • Nứt hoặc ngứa núm vú, hơi đỏ và nhạy cảm.
  • Quanh đầu vú có những mảng mỏng, màu sáng hơn màu da.
  • Đau khi cho trẻ bú, đôi khi cảm giác đau tăng lên như có vật đâm sâu vào ngực.

Khi thấy những biểu hiện này trong miệng của trẻ và đầu vú của mẹ, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ hoặc tới nha khoa uy tín để được hướng dẫn điều trị. Trường hợp trẻ lớn sẽ được các bác sĩ theo dõi xác định nguyên nhân nhiễm nấm có phải do các bệnh lý nền gây ra hay không.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng

Hầu hết các trường hợp nấm miệng ở trẻ khởi phát do hệ thống miễn dịch non yếu chưa chống lại được những tác nhân gây hại trong cơ thể. Chính vì thế, nấm Candida tăng trưởng và làm tổn thương các bộ phận trong miệng của trẻ em.

Thông thường, tình trạng nấm miệng sẽ phổ biến ở những trẻ sinh non tháng hơn những trẻ sinh đủ tháng. Do cơ thể trẻ non tháng không nhận đủ những kháng thể được truyền từ người mẹ nên dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng

Một số yếu tố khiến trẻ em bị nấm miệng có thể kể đến:

  • Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Thuốc làm rối loạn hệ vi sinh có trong cơ thể trẻ, gây ra tình trạng tăng sinh quá mức của nấm Candida.
  • Lây nhiễm nấm từ bẹn nếu trẻ em đang bị nấm bẹn, đồng thời hiện tượng nhiễm nấm này có thể lan ra nhiều vùng khác trong đó có miệng nếu trẻ vô tình tiếp xúc hoặc cho tay vào miệng.
  • Trẻ em không được giữ vệ sinh tốt, đặc biệt là mẹ không vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên. Việc này tạo điều kiện cho nấm hình thành và phát triển mất kiểm soát.
  • Một số trường hợp con bị nhiễm nấm từ mẹ. Phụ nữ rất dễ mắc các bệnh lý vùng kín liên quan đến nấm Candida, điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị nấm miệng do thường xuyên tiếp xúc với cơ thể mẹ. 
  • Ngoài ra, nếu mẹ có sử dụng thuốc tây như thuốc kháng sinh, steroid hau loại kháng axit,…cũng dễ khiến cơ thể bị nhiễm nấm sau đó lây sang trẻ em.
  • Lây nhiễm nấm từ người thân trong gia đình, người có tiếp xúc, hôn hít trẻ.

Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không?

Nấm miệng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu người mắc bệnh có cơ thể khỏe mạnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có hệ thống miễn dịch kém, nấm miệng có thể gây những biến chứng đa hệ thống nguy hiểm nếu không được hỗ trợ khắc phục kịp thời.

  • Nấm Candida có thể phát triển tràn lan trên diện rộng, lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể như hệ thống tiêu hóa, phổi, gan, tim,…
  • Trẻ bị đau đớn dữ dội khi ăn uống, viêm nhiễm miệng và thực quản khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
  • Nguy cơ nhiễm nấm ruột khá cao làm cho cơ thể trẻ không hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết, cản trở sự phát triển của trẻ.

Chẩn đoán nấm miệng cho trẻ

Việc chẩn đoán nấm miệng cho trẻ em có thể được thực hiện dễ dàng thông qua những tổn thương trong miệng. Nếu khó quan sát, bác sĩ có thể sử dụng kính hiển vi để có thể chẩn đoán được chính xác hơn.

Chẩn đoán nấm miệng cho trẻ
Quan sát tình trạng miệng của trẻ để xác định nấm miệng

Đối với trẻ lớn, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể có mắc bệnh nền không, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm miệng để có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, trong trường hợp này trẻ sẽ được khám tổng quát và xét nghiệm máu.

Nếu nấm có biểu hiện lan xuống thực quản, để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm như:

  • Cấy dịch họng: Người thực hiện sẽ làm sạch họng cho bệnh nhân bằng bông khô vô trùng. Sau đó lấy một mẫu mô bên trong miệng, nuôi cấy để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, nấm hay nguyên nhân khác.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ kiểm tra thực quản, dạ dày, tá tràng của trẻ bằng ống nội soi mềm, có đèn và camera ở đầu để quan sát những tổn thương (nếu có) bên trong cơ thể của trẻ.

Điều trị nấm miệng cho trẻ

Để chặn đứng sự phát triển và lây lan của nấm, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ để đưa ra phác đồ phù hợp. Một số biện pháp điều trị nấm miệng cho trẻ em phổ biến hiện nay:

Sử dụng sản phẩm chống nấm

Thuốc chống nấm dạng bột, nước hoặc kem được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của nấm miệng cho trẻ em. Tuy nhiên, thuốc sẽ có những tác dụng phụ kèm theo khiến trẻ buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,…

Do đó, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc chống nấm cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ. Tự ý mua và sử dụng có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với cơ thể trẻ.

Một số loại thường được sử dụng:

  • Dung dịch Nystatin: Đây là dung dịch chứa thành phần kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho trẻ em. Mỗi ngày sử dụng 4 lần, liên tục trong 7 ngày để diệt hết các mảng trắng. Tuy nhiên, sau đó mẹ nên kéo dài thêm 2 ngày để đảm bảo diệt sạch nấm miệng, không cho chúng có cơ hội tái nhiễm.
  • Kem Miconazole: Đây cũng là một loại thuốc kháng nấm phổ biến, thường được sử dụng cho trẻ từ 4 đến 2 tuổi. Mẹ thoa kem lên các mảng trắng cho trẻ, mỗi ngày 4 lần trong 7 ngày, sau đó tiếp tục thêm 1 tuần để ngăn ngừa nấm tái phát.
  • Amphotericin B: Loại này chỉ sử dụng đối với trường hợp nặng.

    Điều trị nấm miệng cho trẻ
    Rơ miệng cho trẻ nhỏ

Chăm sóc tại nhà

Trong quá trình điều trị nấm miệng cho con, các mẹ nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ em sạch sẽ. Đối với trẻ lớn nên tập cho bé thói quen đánh răng 2 buổi mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ nên rơ miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi cho con bú khoảng 2 giờ, để loại bỏ cặn sữa trên lưỡi cho con.
  • Mẹ nên vệ sinh ngực trước khi cho con bú bằng khăn ấm, lau bầu vú lại ngay khi con bú xong để ngăn chặn nấm có điều kiện sinh trưởng.
  • Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng con trong quá trình vệ sinh răng miệng và khi thoa thuốc cho con.
  • Tránh để người khác hôn lên miệng trẻ em khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan mạnh hơn.
  • Đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của trẻ nên được rửa và khử khuẩn sạch sẽ bằng nước nóng hoặc phơi dưới nắng mặt trời.

Hy vọng bài viết về tình trạng trẻ em bị nấm miệng trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Để an toàn cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín khi thấy tình trạng nấm miệng không cải thiện. Không nên tự ý mua và cho con sử dụng những sản phẩm điều trị, tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm

Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào...

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao...

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn