Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối có thể xảy ra do bị chấn thương, hoạt động khớp quá mức hoặc tình trạng này có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị kịp thời như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vô căn, thoái hóa xương khớp, hoặc lupus ban đỏ. Để tránh phát sinh biến chứng và rủi ro, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chấn đoán và đưa ra giải pháp chữa trị hợp lý.

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối có thể xảy ra do bị chấn thương, hoạt động khớp quá mức hoặc tình trạng này có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là bệnh gì?

Khớp gối là bộ phận tiếp giáp của ba khớp xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương này được bao bọc bởi mô sụn. Sụn có chức năng bôi trơn giúp hoạt động của các khớp xương được diễn tra thuận lợi, trơn tru. Bên cạnh đó, các mô sụn đóng vai trò quan trọng như chất đệm ở ổ khớp. Những mô hoạt dịch sẽ trải rộng trên bề mặt khớp, sản xuất ra chất nhờn để cung cấp các dưỡng chất cho mô sụn và bôi trơn.

Tình trạng đau khớp gối ở trẻ em 4 tuổi xuất hiện khi mô sụn trơn ở khớp gối bị ăn mòn, thô ráp và sần sùi. Lúc này, khi di chuyển, vận động sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức, khó chịu. Dưới đây là một số tác nhân gây ra tình trạng đau khớp gối ở trẻ em:

1. Bị nhiễm trùng

Bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công ở đầu gối có thể gây đau nhức, sưng viêm khó chịu và viêm khớp gối ở trẻ 4 tuổi. Thông thường, tình trạng này ít khởi phát ở trẻ em, tuy nhiên khi bị nhiễm trùng khớp gối nếu không được điều trị kịp thời có gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ em 4 tuổi bị đau khớp gối do nhiễm trùng thường có những biểu hiện nhận biết sau:

  • Khớp gối bị đau nhức và có xu hướng nặng nề khi vận động, di chuyển. Các cơn đau có thể kéo dài dai dẳng vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng
  • Khu vực khớp gối bị cứng, gây khó khăn cho trẻ trong hoạt động co duỗi chân. Hiện tượng này thường trở nên nặng nề hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Khi trẻ di chuyển hoặc vận động có thể nghe thấy tiếng lục cục ở khớp

Viêm khớp gối nhiễm trùng và viêm khớp gối ở trẻ em là bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động. Do đó, nếu ba mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường xung quanh đầu gối của trẻ hoặc vùng khớp gối của trẻ bị đau nhức kéo dài hơn 1 ngày, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị đúng cách.

2. Khối u ở khớp gối

Tình trạng đau khớp gối ở trẻ em 4 tuổi có thể là biểu hiện khi xuất hiện các khối u ở bao hoạt dịch. Thông thường, các khối u vùng đầu gối thường lành tính nên chỉ khởi phát cơn đau nhức nhẹ và không đi kèm với các biểu hiện lâm sàng khác. Tình trạng này thường khởi phát vào ban đêm và có thể thuyên giảm bằng aspirin và lúc trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Những khối u ác tính, điển hình là u xương khớp ở vùng khớp gối thường ít gặp ở trẻ. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này điển hình bởi những cơn đau ở khớp dữ dội, các mô sụn bị bào mòn và phá hủy.

U xương khớp ở trẻ em 4 tuổi có thể là u lành tính nhưng cũng có thể là u ác tính và có thể tiến triển thành bệnh ung thư xương khớp. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức xương khớp của trẻ kéo dài, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp đặc trưng bởi tình trạng vùng xương dưới của màng cứng bị hoại tử, tác động đến phần xương chũm ở khớp gối. Viêm khớp gối ở trẻ em 4 tuổi thường xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như đau nhức, cứng khớp gối, cơn đau trở nên nặng nề hơn khi vận động, di chuyển.

Viêm xương khớp
Viêm khớp gối ở trẻ em 4 tuổi thường xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như đau nhức, cứng khớp gối, cơn đau trở nên nặng nề hơn khi vận động, di chuyển

Thông thường bệnh viêm xương khớp khởi phát ở trẻ em có độ tuổi từ 11 – 13 tuổi, tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn xuất hiện ở trẻ 4 tuổi. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc Tây, vật lý trị liệu nằm hạn chế tình trạng viêm ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối. Trong những trường hợp viêm khớp gối tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật nhằm tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

4. Chấn thương vùng mô mềm đầu gối

Chấn thương do vận động, các hoạt động thể chất ở trẻ em 4 tuổi có thể gây ra tình trạng xuất huyết ở khớp gối, khớp gối bị đứt dây chằng chéo, nứt khớp gối. Những tổn thương này có thể gây khởi phát những cơn đau nhức ở xương bánh chè, viêm khớp gối ở trẻ.

Bên cạnh đó, tổn thương ở sụn khớp có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch đi kèm với các triệu chứng đau nhức, cứng khớp gối hoặc thậm chí ảnh hưởng đến khả năng di chuyển ở trẻ.

Bị chấn thương mô mềm ở khớp gối có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và hạn chế vận động. Ngoài ra, nếu nhận thấy dấu hiệu đầu gối của trẻ bị biến dạng, sưng to hoặc nhô ra, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chấn đoán và xử lý đúng cách.

5. Trẻ bị trật khớp xương bánh chè

Hiện tượng trật khớp xương bánh chè ở trẻ thường có liên quan đến các va chạm trực tiếp, chấn thương, tai nạn. Tình trạng này điển hình bởi biểu hiện đau xương bánh chè, khớp gối bị cứng và bị hạn chế khả năng di chuyển. Những trường hợp trẻ em 4 tuổi bị trật khớp xương bánh chè nghiêm trọng có thể gây biến dạng đầu gối.

Tình trạng này có mức độ nguy hiểm cao, cần được chăm sóc y tế kịp thời. Do đó, khi trẻ bị trật khớp xương bánh chè, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị vỡ xương bánh chè, nứt xương bánh chè, bác sĩ sẽ tiến hành nẹp cố định bằng dây y tế hoặc đinh vít nhằm hạn chế những tổn thương liên quan. Đồng thời, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp vật lý trị liệu và yêu cầu trẻ dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi chức năng vận động.

6. Viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở bị thành niên thường khởi phát từ trẻ từ 6 tháng tuổi đến 16 tuổi. Nếu trẻ bị đau khớp gối kèm theo nóng rát và sưng đỏ vùng da xung quanh có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp.

Không giống với tình trạng viêm khớp ở dạng thấp ở người trưởng thành, tổn thương do bệnh lý gây ra ở trẻ em thường đáp ứng tốt nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Viêm khớp dạng thấp
Không giống với tình trạng viêm khớp ở dạng thấp ở người trưởng thành, tổn thương do bệnh lý gây ra ở trẻ em thường đáp ứng tốt nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm màng bồ đào, mờ mắt, hạn chế khả năng vận động, suy nhược cơ thể. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, bạn hãy chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7. Viêm bao hoạt dịch ở trẻ

Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên tổn thương viêm bao hoạt dịch gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của đầu gối, gây đau nhức ở đầu gối và hạn chế khả năng vận động. Viêm bao hoạt dịch ở trẻ thường khởi phát do các hoạt động thể chất, chấn thương tác động lên khớp đầu gối.

Bệnh lý nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc hợp lý có thể phát sinh các biến chứng nặng nề, thậm chí gây bại liệt toàn thân. Các biện pháp điều trị viêm bao hoạt dịch bao gồm băng khớp, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

8. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là thuật ngữ dùng để chỉ sự rối loạn tự miễn dịch và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm khớp gối. Bệnh lý thường ít gặp ở trẻ em và phổ biến ở những trẻ tuổi vị thành niên, xuất hiện nhiều ở trẻ em gái.

Lupus ban đỏ hệ thống có các biểu hiện nhận biết như sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi dù dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
  • Cứng khớp, sưng đau ở khớp gối
  • Phát ban chủ yếu ở vùng cánh mũi và trên má
  • Rụng tóc
  • Sốt

Lupus ban đỏ hệ thống thường kéo dài dai dẳng và có thể tiến triển nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Việc thăm khám và khắc phục bệnh lý nhanh chóng sẽ ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

9. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một trường hợp của bệnh ung thư máu và thường xuất hiện trong tủy xương. Đây là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em, các triệu chứng bệnh bạch hầu có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp gối, ảnh hưởng đến chức năng xương khớp và đi kèm với các triệu chứng lâm sàng với mức độ khác nhau.

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh bạch cầu bao gồm:

  • Dễ bị chảy máu hay bầm tím
  • Thiếu máu
  • Đau dạ dày
  • Sốt tái phát, nhiễm trùng kéo dài
  • Hạch bạch huyết bị sưng
  • Xuất hiện các dấu hiệu bệnh viêm phế quản mãn tính

    Bệnh bạch cầu
    các triệu chứng bệnh bạch hầu có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp gối, ảnh hưởng đến chức năng xương khớp và đi kèm với các triệu chứng lâm sàng với mức độ khác nhau

Các phương pháp chữa trị bệnh bạch cầu ở trẻ em thường sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng và loại bạch cầu. Việc phát hiện, thăm khám và điều trị sớm sẽ ngăn ngừa được những tế bào ác tính tiến triển, đồng thời cải thiện chất lượng của các tế bào.

10. Thoái hóa khớp gối ở trẻ em

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở những đối tượng sau 55 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thoái hóa khớp gối có thể khởi phát ở trẻ em 4 tuổi. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do chấn thương, thừa cân, béo phì gây tăng áp lực lên khớp gối, ăn uống thiếu dưỡng chất hoặc do bẩm sinh.

Thoái hóa khớp gối ở trẻ em thường điển hình bởi tình trạng đau nhức khớp gối, cứng khớp khi mới ngủ dậy, khu vực khớp gối có thể bị sưng viêm do tràn dịch khớp, khi trẻ di chuyển hoặc vận động có thể phát ra âm thành lục cục.

Các biểu hiện thoái hóa khớp gối ở trẻ em 4 tuổi nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng vận động, gây yếu cơ, biến dạng khớp gối hoặc thậm chí gây tàn phế.

Các biểu hiện đau khớp gối ở trẻ 4 tuổi

Đa số các trường hợp trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối xuất hiện sau khi hoạt động thể chất với cường độ cao hoặc sau khi va chạm, ảnh hưởng đến đầu gối.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau nhức có thể ảnh hưởng đến bắp chân, chân, đùi, mặt trong của đầu gối. Các biểu hiện này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến xương khớp. Ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị nếu khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau nhức ở bắp chân, đùi và phần sau của đầu gối
  • Cơn đau kéo dài hơn 24 giờ và tiến triển nặng nề hơn
  • Xuất hiện tình trạng sưng viêm xung quanh gối và bên trong khớp
  • Trẻ bị đau nhức đầu gối dữ dội sau khi chấn thương hoặc va chạm
  • Mệt mỏi thường xuyên hoặc không có năng lượng
  • Trẻ đứng không vững và có thói quen dùng một chân cho những hoạt động
  • Sốt
  • Không thể đứng thẳng người và di chuyển

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối có nguy hiểm không?

Trẻ em thuộc nhóm đối tượng thường mắc phải các vấn đề liên quan đến xương khớp bởi đây là độ tuổi trẻ di chuyển, hoạt động nhiều. Do đó, khi trẻ bị chấn thương khớp gối, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tùy vào mức độ tổn thương và thể trạng của trẻ thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau. Hầu hết những trường hợp trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối do chấn thương đều đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc.

Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối có nguy hiểm không?
Hầu hết những trường hợp trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối do chấn thương đều đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau khớp gối ở trẻ là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Lúc này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chủ quan hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị đau khớp gối ở trẻ em 4 tuổi

Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ của các biểu hiện đi kèm với tình trạng đau khớp gối ở trẻ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham vấn chuyên khoa các biện pháp chăm sóc tại giúp cải thiện cơn đau hiệu quả.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện khi trẻ bị đau khớp gối mà bạn có thể tham khảo:

  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những biện pháp cải thiện cơn đau nhức khớp gối ở trẻ hiệu quả, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ
  • Ba mẹ có thể massage, xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng đầu gối bị ảnh hưởng giúp cải thiện tình trạng đau nhức, trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
  • Giảm căng thẳng và áp lực ở khớp gối bằng cách co duỗi bắt chân và đùi trong cho trẻ. Tuy nhiên, những bài tập kéo dài có thể gây đau đớn, khó chịu, do đó bạn hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể
  • Áp dụng liệu pháp chườm ấm ở đầu gối và những khu vực xung quanh cũng là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý độ nóng khi chườm vì có thể gây bỏng da bé. Bên cạnh đó, tránh chườm nóng khi trẻ đang ngủ, bởi hành động này có thể làm kích thích dây thần kinh ở khớp gối
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen giúp cải thiện tình trạng đau nhức và một số biểu hiện đi kèm. Ngoài ra, tránh sử dụng các loại thuốc chứa aspirin cho trẻ vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, điển hình là hội chứng Reye.

Trường hợp tình trạng đau khớp gối ở trẻ không đáp ứng các biện pháp cải thiện trên hoặc tiến triển nặng nè hơn. Lúc này, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị đúng cách. Trong số ít trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm và phục hồi chức năng vận động.

Phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ 4 tuổi hiệu quả

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành giúp kiểm soát và phòng ngừa tình trạng đau khớp gối ở trẻ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ 4 tuổi hiệu quả
Thực hiện các bài tập giúp tăng cường thể chất và một số động tác bổ trợ tăng sức đề kháng xương khớp và nâng cao thể trạng ở trẻ
  • Áp dụng các biện pháp giảm cân nếu trẻ bị thừa cân, béo phì. Điều này nhằm hạn chế áp lực trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến khớp gối, từ đó phòng ngừa các tổn thương cũng như thoái hóa khớp gối sớm ở trẻ.
  • Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ các hoạt động thể chất và tư thế đúng. Đề nghị trẻ làm nóng cơ thể bằng các động tác khởi động và thả lỏng cơ thể sau các hoạt động thể chất
  • Thực hiện các bài tập giúp tăng cường thể chất và một số động tác bổ trợ tăng sức đề kháng xương khớp và nâng cao thể trạng ở trẻ. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa những cơn đau nhức khớp gối, đồng thời tăng khả năng vận động ở trẻ. Bạn cũng có thể khuyết khích trẻ tham gia lớp học aerobic với cường độ phù hợp.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng tư thế khi nâng những đồ vật nặng giúp làm giảm áp lực lên khớp gối và cột sống
  • Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và xương khớp như canxi, kali, vitamin D, magie.

Tình trạng đau khớp gối ở trẻ 4 tuổi sẽ gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển của trẻ. Bên cạnh đó, đau khớp gối ở trẻ có thể do chấn thương và cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ần. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở khớp gối của trẻ kéo dài hơn 1 ngày, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối và cách luyện tập phục hồi

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu...

bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

7 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối đơn giản nhất

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được khuyến khích luyện tập đơn giản tại nhà để giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Mục...

thuốc tăng chất nhờn cho khớp

Top 8 Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp, tái tạo sụn tốt nhất

Thuốc tăng chất nhờn cho khớp sẽ cải thiện tình trạng khớp bị khô quá mức, nhờ đó làm giảm tình trạng ma sát và làm giảm những cơn đau...

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng lượng dịch...

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn