Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con chậm nói. Bởi vì việc con nói sớm hoặc đúng độ tuổi sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho trẻ như giúp bé hòa đồng được với đám đông, bé sẽ tự tin và mạnh dạn, nhanh nhạy hơn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Chúng ta hãy cùng tạp chí Vimed.org tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ lên 2
Để trả lời được câu hỏi “Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?” điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ được các cột mốc phát triển về ngôn ngữ của trẻ khi bước qua ngưỡng 2 tuổi. Ở độ tuổi này thông thường bé sẽ biết được những điều sau:
- Nói được những cụm từ đơn giản khoảng 3-4 âm tiết như “Mẹ ơi, con đói”, “Con muốn uống sữa”, “Con muốn ăn cơm”, “Con muốn đi chơi”…
- Nói được ít nhất 200 từ đơn, biết làm theo những hiệu lệnh đơn giản của bố mẹ như “Đứng lên nào con yêu”, “Lại đây với mẹ nào”, “Con hãy cất đồ chơi đi”, “Con hãy ngồi yên ở đó”…
- Người chăm sóc hoặc cha mẹ sẽ hiểu được 1/2 những điều mà bé nói ra hoặc dùng hành động để biểu đạt mong muốn.
- Biết được tên của ba mẹ, bản thân, các vật dụng trong nhà và công dụng của các đồ vật dùng để làm gì?
- Những bé nhanh nhẹn có thể tự biết ngồi bô, gọi ba mẹ khi muốn đi vệ sinh nếu như được tập trước đó.
- Không thích nhường đồ chơi, có thể giành đồ chơi của bạn hoặc cào cấu, cắn, đánh bạn khi chơi cùng.
- Luôn chạy nhảy, hiếu động, bộc lộ cảm xúc tức giận, hờn lẫy khi không có được những thứ mình muốn.
Giải đáp thắc mắc trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không?
Như đã nói ở trên, thông thường khi bước qua giai đoạn 24 tháng tuổi hầu như các bé sẽ nói được nhiều từ đôi, những bé nhanh nhạy sẽ nói được cả câu dài 4-5 từ. Tuy nhiên, có nhiều em bé khi được 2 tuổi nhưng vẫn không chịu nói khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng nhiều. Điều này có hai khả năng có thể xảy ra, đó là:
Trẻ vẫn phát triển bình thường:
Mỗi đứa trẻ được sinh ra sẽ có một thể chất và quá trình phát triển riêng biệt, nếu trẻ lên 2 vẫn chưa biết nói nhưng bé vẫn có đầy đủ những biểu hiện như đã đề cấp đến ở trên như chạy nhảy hòa đồng với bạn bè, chơi đồ chơi một cách thông minh nhanh nhẹn, có cảm xúc bực bội, giận dữ khi không có được những thứ mà mình muốn…thì chắc chắn bé vẫn phát triển bình thường như bao trẻ khác, 2 tuổi vẫn chưa biết nói có thể là do khả năng nói của bé diễn ra chậm.
Do đó, đối với trường hợp này thì các bậc cha mẹ không cần quá lo ngại, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, thường xuyên trò chuyện cùng bé, dùng sách vở với những hình ảnh sống động, đẹp mắt để tập nói cũng như tập đọc cho trẻ, đến một thời điểm nhất định bé sẽ nói bình thường.
Khả năng trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ:
Trường hợp trẻ 2 tuổi chưa biết nói kèm với đó là những biểu hiện như: Hàng ngày bé không phát ra bất kỳ âm thanh nào, không quan tâm đến thế giới xung quanh, không phản ứng khi có tiếng động mạnh hoặc được ba mẹ, người thân gọi tên.
Lúc này có thể em bé đã mắc phải chứng chậm nói hoặc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường như vậy ba mẹ có thể tiến hành thực hiện bài Test trẻ chậm nói ngay tại nhà để kiểm tra xem có phải bé có nguy cơ chậm nói hay không.
Tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám ở những phòng khám nhi, bệnh viện lớn có uy tín, chất lượng để được chẩn đoán chính xác từ đó có phương pháp can thiệp đúng đắn, hiệu quả.
Trẻ lên 2 chưa biết nói nguyên nhân do đâu?
Trẻ chậm nói do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do môi trường ngoài tác động, do bé mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc cũng có thể do ghen di truyền. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ, cụ thể:
- Những bé mắc chứng thắng lưỡi bị dính sẽ gây cản trở trong việc nói, có thể là chậm nói hoặc không nói được. Ngoài ra, những bệnh lý vòm miệng như hở hàm ếch, thụt lưỡi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nói của bé.
- Gặp các vấn đề về não bộ như bị chấn thương, viêm não khiến cho bộ phận phụ trách ngôn ngữ bị ảnh hưởng, từ đó các bộ phận như lưỡi, hàm, môi khó kết hợp với nhau để phát ra âm thanh, hay được gọi là chậm nói.
- Cơ quan thính giác gặp vấn đề như viêm tai giữa, chảy mủ tai…lâu ngày không được chữa trị dẫn đến mạn tính, điều này tác động không nhỏ đến khả năng nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Trên thực tế những trẻ mắc chứng câm điếc bẩm sinh thường có khả năng nói kém phát triển hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Trẻ mắc bệnh tự kỷ, tăng động, kém tập trung, chậm phát triển trí tuệ cũng có khả năng chậm nói cao. Bởi vì những trẻ này thường sợ tiếp xúc nơi đông người, sợ âm thanh, luôn rụt rè và ẩn mình trong một không gian riêng.
- Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ suốt ngày cãi vã hoặc bé bị la mắng thường xuyên cũng có thể khiến bé sợ hại, tâm lý bất ổn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, nhất là khi bé đang trong độ tuổi 18 – 24 tháng.
- Trong quá trình mang thai nhưng mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, lạm dụng thuốc an thần, sau khi trẻ được sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng, vàng da, bại não, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói mẹ phải làm sao?
Như đã nói ở trên, trẻ 2 tuổi chưa biết nói có hai khả năng đó là khả năng nói của bé chỉ chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Nhưng cũng có thể bé đang gặp rắc rối trong vấn đề phát triển ngôn ngữ như chậm nói, chậm tiếp thu.
Với trường hợp khả năng nói của bé đến muộn nhưng bé vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn, nhận biết được mọi thứ, biểu lộ được tất cả các xúc vui buồn, hờn giận theo đúng ngữ cảnh thì các bậc cha mẹ không có gì phải lo lắng, đến một thời gian nhất định bé sẽ tự nói.
Còn nếu trường hợp nghi ngờ trẻ chậm nói, chậm phát triển thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, bởi vì trong khoảng 2-3 tuổi việc điều trị bệnh cho con sẽ dễ dàng hơn. Còn khi lên 4-5 tuổi bé đã lớn, mọi thứ sẽ khó khăn nhất là mất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều chi phí, nhưng không đảm bảo là có thể bé sẽ nói được như những đứa trẻ bình thường.
- Trường hợp nếu bé chậm nói do bất ổn tinh thần thì cha mẹ cần tìm cho con một bác sĩ tâm lý để điều trị càng sớm càng tốt. Song song với đó là phụ huynh cần đi cùng trẻ mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ trẻ học tập bằng cách thường xuyên quan tâm, giành nhiều thời gian trò chuyện, giúp bé thoải mái hơn.
- Lựa chọn thêm các loại sách vở, đồ chơi giành riêng cho trẻ chậm nói, chậm phát triển để kích thích trí não, não bộ của bé phát triển tốt hơn.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé, bổ sung thêm các loại vi chất cần thiết cho con như DHA, K2D3…để con phát triển toàn diện, thúc đẩy khả năng nói diễn ra nhanh hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn vấn đề. Có thể nói chứng chậm nói ảnh hưởng rất lớn để khả năng tư duy, khiến bé rụt rè, sợ hãi, lâu ngày có thể dẫn đến chứng trầm cảm, tự kỷ rất nguy hiểm.
Do đó cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu chậm nói ở trẻ để từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Hãy đồng hành và tương tác cùng bé giúp con bật âm trước khi tròn 3 tuổi để cuộc sống của bé trọn vẹn ý nghĩa, hoàn hảo, cho con một tương lai tươi sáng.
CÁC MẸ NÊN THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!