Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Chữa được không?

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp mắt cá chân không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện và gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu, sưng tấy ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. 

Tràn dịch khớp mắt cá chân là gì?

Đối với cơ thể, khớp mắt cá chân có vai trò hỗ trợ chịu lực lớn, cụ thể là trọng lượng của toàn bộ cơ thể, đóng góp một phần không nhỏ vào chức năng hoạt động của hệ chi dưới. Mắt cá chân nằm tại vị trí ở giữa nối phần cẳng chân và bàn chân và được đánh giá là một vị trí rất dễ bị tổn thương, trong đó tràn dịch khớp mắt cá chân là tình trạng xảy ra khá phổ biến.

Tràn dịch khớp mắt cá chân
Tràn dịch khớp mắt cá chân là tình trạng các chất dịch nhầy làm trơn khớp được sản sinh quá mức và dư thừa xung quanh khớp gây đau nhức

Tràn dịch khớp mắt cá chân là tình trạng xảy ra khi lượng dịch nhầy bao phủ quanh khớp mắt cá chân bị dư thừa và đang tích tụ nhiều hơn mỗi ngày. Trong tình trạng bình thường, khớp mắt cá chân chỉ tồn tại một lượng dịch nhỏ để duy trì hoạt động khớp trơn tru và linh hoạt.

Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp hay viêm khớp mắt cá chân do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cơ thể tiết ra lượng dịch nhiều bất thường. Điều này khiến cho khớp mắt cá chân bị sưng to bất thường, đau nhức ở nhiều cấp độ, càng hoạt động thì càng đau, dần dần hạn chế vận động, khiến người bệnh khó có thể đi lại như bình thường.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp mắt cá chân

Theo thông tin từ các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân, trong đó có vài nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Do chấn thương: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho khớp mắt cá chân bị tổn thương và làm tràn dịch khớp. Có nhiều trường hợp gây chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, lao động hoặc có thể là do những lần chơi thể thao quá sức, vượt quá sức chịu đựng của khớp mắt cá…Ngoài ra, nếu đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật dây chằng cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Do tuổi tác: Người lớn tuổi chính là đối tượng hàng đầu dễ mắc bệnh tràn dịch khớp mắt cá chân. Nguyên nhân thì có lẽ ai cũng biết đó chính là do quá trình lão hóa, mọi cơ quan bộ phận trên cơ thể đều bị suy giảm chức năng chứ không riêng gì khớp mắt cá chân. Đặc biệt, các chuyên gia cũng thông tin rằng tuổi càng cao thì càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Do di truyền: Theo một thống kê cho thấy có đến 11% tỷ lệ người bệnh bị tràn dịch khớp mắt cá chân xuất phát từ yếu tố di truyền.
Tràn dịch khớp mắt cá chân
Vận động quá sức, tập luyện thể thao không đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến mắt cá chân bị tổn thương, gây tràn dịch khớp và bị viêm
  • Do mắc các bệnh lý về xương khớp: Những người không phải bị đau nhức khớp xương do lão hóa thì nguyên nhân còn lại chính là xuất phát từ bản thân. Bản thân mắc phải các bệnh lý như bệnh gout hay viêm khớp dạng thấp….cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn đối mặt với tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân.
  • Do nhiễm khuẩn: Sự xâm nhập và tấn công gây bệnh của một số loại vi khuẩn, virus và nấm cũng có thể gây bệnh tràn dịch khớp mắt cá chân cùng rất nhiều căn bệnh về xương khớp khác.

Những đối tượng dễ bị tràn dịch khớp mắt cá chân

Tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân có thể xảy ra với bất kỳ ai, mọi đối tượng khi chẳng may đứng trước những nguy cơ hình thành bệnh đều có thể mắc bệnh một cách dễ dàng. Trong đó, có thể kể đến một vài nhóm đối tượng phổ biến như:

  • Những người thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ khung xương của cơ thể bao gồm cả phần mắt cá chân phải chịu một trọng lượng lớn hơn gấp vài lần so với sức chịu đựng của các khớp. Và nếu áp lực đè nặng quá lâu dài sẽ gây ra những tổn thương lớn cho hệ thống xương khớp và hậu quả là đối mắt với các tình trạng đau nhức do suy giảm các khớp cơ, tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân….
  • Những người thường xuyên mang vác vật nặng: Đối với những người làm việc lao động tay chân, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc đi lại quá nhiều lần ngày này qua ngày khác…chính là yếu tố nguy cơ lớn có thể khiến cho khớp mắt cá chân bị tổn thương nghiêm trọng, đau nhức thường xuyên khiến bạn không thể hoạt động làm việc được nữa.
Tràn dịch khớp mắt cá chân
Tuổi tác càng cao thì nguy cơ gặp phải tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân sẽ càng cao
  • Những người chơi thể thao quá sức: Việc tập luyện, rèn luyện sức khỏe, chơi thể thao là điều được khuyến khích để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vận động quá sức, chơi các bộ môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc va chạm mạnh, hoạt động nhiều như điền kinh, bóng đá, chơi tennis, quyền anh…thì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho khớp mắt cá chân dễ bị tổn thương hơn người bình thường.

Triệu chứng của tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân

Gặp phải tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân thì chắc chắn những triệu chứng được biểu hiện của bệnh ra bên ngoài đều xuất hiện tại mắt cá chân với một vài các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau nhức: Khi bị tràn dịch khớp mắt cá chân, những cơn đau nhức sẽ kéo đến ngay tức khắc, không những vậy nó còn kéo dài và tái đi tái lại thường xuyên nếu không được điều trị tích cực. Bên cạnh đó, các cơn đau còn có mức độ tăng dần qua từng ngày, có khi chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ nhưng cũng có lúc kéo dài đến vài ngày mới biến mất.
  • Khớp sưng tấy: Khi lượng dịch nhầy xung quanh khớp mắt cá chân tiết ra quá nhiều mà cơ thể không thể kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, phù nề và đau rát, nóng đỏ, thậm chí để lại các vết bầm tím thẫm sau khi cơn đau biến mất.
  • Hạn chế khả năng vận động: Các cơn đau đớn, tê cứng, thậm chí mất cảm giác khiến cho các khớp không còn đảm bảo được sự linh hoạt cũng như trơn tru như khi hoạt động bình thường. Các hoạt động cơ bản trước kia như đi lại, co duỗi chân, lắc chân và vận động đều trở nên khó khăn và bất tiện hơn. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra tình trạng teo cơ, yếu cơ và lâu ngày suy giảm chức năng vận động.
  • Mệt mỏi kéo dài: Tình trạng mệt mỏi kéo dài kèm theo các cơn ớn lạnh đeo bám dai dẳng là những triệu chứng xảy ra cùng lúc với các cơn đau nhức trong những trường hợp bị tràn dịch khớp mắt cá chân do bị nhiễm virus, vi khuẩn.
Tràn dịch khớp mắt cá chân
Đau nhức, khớp sưng đỏ, phù nề hay căng cứng, mất cảm giác là các triệu chứng điển hình của bệnh tràn dịch khớp mắt cá chân

Các biện pháp điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các cách khác nhau.

Điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân bằng y học hiện đại

Mọi căn bệnh đều cần được điều trị tích cực mới có thể nhanh khỏi, tránh được các biến chứng và đối với tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân cũng vậy. Việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Thời gian điều trị bệnh còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người, lượng dịch nhiều hay ít, người bệnh có mắc các bệnh lý nền hay không để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Mỗi người sẽ được điều trị theo phác đồ riêng, có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị hoặc can thiệp ngoại khoa tùy mức độ.

Phương pháp chẩn đoán tràn dịch khớp mắt cá chân

Đầu tiên, để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp MRI, chụp X-quang, siêu âm
  • Soi ổ khớp

Không nhất thiết người bệnh sẽ phải thực hiện hết các xét nghiệm này, chỉ cần một đến hai xét nghiệm là đã đủ để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác bệnh cũng như mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với hiệu quả điều trị.

Điều trị nội khoa

Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị bệnh. Các loại thuốc này được sử dụng có tác dụng chủ yếu là giảm đau, kháng viêm, giảm sưng…Trong đó, một số loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến như:

Tràn dịch khớp mắt cá chân
Tùy vào từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc phù hợp
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu…Trong đó, một số loại thuốc kháng viêm không steroid phổ biến đó là Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…Lưu ý không được kết hợp thuốc kháng viêm không steroid với nhau vì sẽ không làm tăng công dụng chữa bệnh mà ngược lại chỉ càng làm tăng tác dụng phụ.
  • Tiêm thuốc Corticosteroid: Trong trường hợp người bệnh nặng và không đáp ứng điều trị bằng thuốc chống viêm không Steroid sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm Corticosteroid. Thủ thuật này có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, viêm. Tuy nhiên, nếu tràn dịch khớp mắt cá chân vẫn còn tồn tại sau 2 lần tiêm thì sẽ được tiến hành chọc rửa khớp. Một số loại thuốc thường dùng để tiêm vào khớp như: hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…
  • Thuốc kháng sinh: Những trường hợp bị tràn dịch khớp mắt cá chân do nguyên nhân là do nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh thông qua đường uống như Cipprofloxacin hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì sẽ phải tiêm kháng sinh thông qua tĩnh mạch.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp mắt cá chân do bệnh lý tự miễn. Loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là Adalimimab hoặc Methotrexate.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phương pháp được chỉ định cho những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng và không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa. Cơ chế của phương pháp này là tác động trực tiếp vào khớp mắt cá chân để cải thiện tình trạng bệnh.

Một số phương pháp ngoại khoa thường dùng có thể kể đến như:

  • Chọc hút dịch khớp: Đây là phương pháp sử dụng dụng cụ y khoa để hút các dịch dư đang tồn tại bên trong khớp ra ngoài để nhanh chóng đưa khớp quay trở lại trạng thái bình thường. Ưu điểm của phương pháp này đó là ít xâm lấn, giảm thiểu tối đa biến chứng sau điều trị, còn nhược điểm là chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị dứt điểm, bệnh dễ tái phát.
  • Thay khớp: Nếu khớp mắt cá chân đã suy thoái đến mức không còn hoạt động được nữa thì bắt buộc phải tiến hành thay khớp để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm không lường trước được. Việc thay thế khớp nhân tạo, loại bỏ khớp cũ bị tổn thương sẽ giúp người bệnh không còn đau nhức, đi lại vận động bình thường nhưng phương pháp này được đánh giá là còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên vẫn chưa được áp dụng phổ biến.
Tràn dịch khớp mắt cá chân
Ưu điểm của phương pháp chọc hút dịch khớp đó là hiệu quả tức thời, loại bỏ bớt dịch nhầy dư thừa nhưng nhược điểm là bệnh mau chóng tái phát do không trị dứt điểm

Có thể thấy ưu điểm của những phương pháp điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân đó là nhanh chóng, hiệu quả tức thì nhờ việc tác động trực tiếp vào vị trí khớp bị sưng viêm, tổn thương. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều rủi ro và gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, hãy lắng nghe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để việc điều trị không chỉ hiệu quả mà còn an toàn tuyệt đối.

Điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân theo Đông y

Theo quan điểm trong Đông y thì có rất nhiều người bệnh bị tràn dịch khớp mắt cá chân đều có tâm lý chung là nóng vội, chỉ tập trung vào việc giảm đau nhức mà không quan tâm đến việc điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Và việc áp dụng các phương pháp y học cổ truyền trong Đông y được nhận định là an toàn và mang lại hiệu quả tốt.

  • Các bài thuốc Đông y dạng uống: Các bài thuốc Đông y đặc trị tràn dịch khớp mắt cá chân là sự kết hợp giữa nhiều loại thuốc, thảo dược quý hiếm và có tác dụng tốt đối với điều trị các bệnh lý về xương khớp. Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc Đông y thì nên kiên trì thực hiện, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để đem lại kết quả điều trị bệnh như mong muốn.
  • Thực hiện châm cứu: Châm cứu là phương pháp sử dụng các cây kim châm chuyên dụng để tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể nhằm kích thích dòng năng lượng đang bị tắc nghẽn, đả thông kinh mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và điều trị tận gốc các bệnh lý về xương khớp. Không những vậy, thực hiện châm cứu còn giúp kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin, đây là một hoạt chất có tác dụng giảm đau tự nhiên, cắt nhanh các cơn đau, cảm giác đau nhức.
  • Bấm huyệt: Đây là thủ thuật kết hợp bởi các động tác ấn, day, lăn, véo, tác động có lực lên các huyệt đạo tại các khớp, các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nhằm kích thích máu huyết lưu thông trơn tru và giảm đau, giãn cơ hiệu quả.

Điều trị tràn dịch khớp mắt cá chân bằng các mẹo dân gian

Đối với những trường hợp mắc bệnh tràn dịch khớp mắt cá chân ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ vừa khởi phát và chưa xuất hiện biến chứng thì người bệnh có thể chọn cách áp dụng những mẹo hay có khả năng giảm đau nhanh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà không cần sử dụng đến thuốc.

Tràn dịch khớp mắt cá chân
Chườm đá hoặc chườm ấm là phương pháp giúp giảm các cơn đau tức thời hiệu quả

Có thể kế đến một số phương pháp đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao, nhất là không tốn kém, không mất nhiều thời gian điều trị như:

  • Chườm nóng, chườm đá lạnh
  • Bôi thuốc ngoài da
  • Massage chân
  • Áp dụng cái bài thuốc từ những loại thảo dược trong dân gian như củ đinh lăng, tinh bột nghệ, rễ cây gối hạc…

Một số biện pháp ngăn ngừa tràn dịch khớp mắt cá chân

Mắt cá chân là vị trí rất dễ bị tổn thương, vì vậy để bảo vệ được nó chúng ta cần phải có một lối sống lành mạnh cùng các thói quen sinh hoạt khoa học như sau:

  • Vận động

Trong vận động hằng ngày, tập thể dục thể thao cần khởi động kỹ càng, đặc biệt là khi chơi những bộ môn thể thao đòi hỏi sự chịu lực cao như bóng đá, tập võ, điền kinh, múa bale…Chú ý tập luyện đúng kỹ thuật, đúng phương pháp. Tập luyện vừa sức, tránh cố gắng quá mức dẫn đến vượt sự chịu đựng của khớp mắt cá chân, tăng từ từ mức độ tập luyện, tránh tăng đột ngột.

Để đảm bảo an toàn cho mắt cá chân cũng như tạo sự thoải mái trong quá trình tập luyện, tốt nhất bạn hãy chọn lựa cho mình một đôi giày chất lượng, có kích thước phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ té ngã.

  • Ăn uống

Xây dựng riêng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực phẩm sạch. Đặc biệt, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai…và vitamin D để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và ảnh hưởng đến mắt cá chân.

Tránh các loại thực phẩm không có dưỡng chất, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị, đồ hộp, thức ăn nhanh, tránh rượu bia, thức uống có cồn, có gas…

Tràn dịch khớp mắt cá chân
Ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi để bảo vệ sức khỏe xương khớp, trong đó có mắt cá chân
  • Thăm khám

Khi xảy ra các chấn thương ở mắt cá chân thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian chưa rõ tác dụng như đắp lá hay nắn khớp…Bởi các chấn thương nếu không được xử lý kịp thời hoặc xử lý sai cách sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường, gây ảnh hưởng đến việc điều trị dứt điểm về sau.

Tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân thực chất không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể trị khỏi nếu thực hiện đúng cách, kịp thời. lời khuyên tốt nhất đó là người bệnh phải tự ý thức tình trạng bệnh của mình và chủ động tiếp nhận điều trị để đẩy lùi bệnh tật, quay trở lại cuộc sống bình thường.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng đau nhức đầu gối, nếu điều trị không kịp thời còn có thể...

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

Bị tràn dịch khớp gối nên kiêng gì, ăn gì là mối bận tâm hàng đầu của không ít bệnh nhân. Bởi chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng thắc mắc bởi căn bệnh này gây ra rất nhiều bất tiện trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn