Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng đau nhức đầu gối, nếu điều trị không kịp thời còn có thể dẫn tới suy giảm chức năng vận động. Tìm hiểu về những phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả nhất ngay trong bài viết sau đây.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là gì?

Tràn dịch khớp gối thường xảy ra khi lượng dịch nhầy tại khớp gối tiết ra nhiều hơn bất thường sau đó tích tụ tại các khe rãnh của khớp gối và làm kích ứng sưng viêm tại đây. Bệnh có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, công việc, nhiễm khuẩn, béo phì.. Trong đó tràn dịch khớp gối do chấn thương là một trong nguyên nhân thường gặp nhất.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng phổ biến thường gặp, đặc biệt ở các vận động viên cần vận động chân nhiều

Tình trạng này có thể do đầy gối bị va đập trực tiếp với các vật cứng khác, do tai nạn giao thông hay do các động tác đứng lên ngồi xuống đột ngột đôi khi cũng có thể làm tổn thương khớp gối khiến lượng dịch nhầy sản sinh bất thường. Đầu gối sưng to bất thường khiến người bệnh đau nhức khó chịu, đôi khi không thể vận động đi lại như bình thường.

Bên cạnh những chấn thương do tai nạn giao thông, những vận động viên cũng là đối tượng chính dễ gặp tình trạng này. Đặc biệt là những người tham gia các bộ môn có tính đối kháng cao như bóng đá, bóng rổ sẽ rất dễ gặp các chấn thương tại đầu gối nếu không có các công cụ bảo vệ.

Triệu chứng đặc trưng nhất của tình trạng tràn dịch khớp gối sau chấn thương bao gồm

  • Đau nhức khớp gối: đây là triệu chứng đặc trưng nhất mà bất cứ ai bị chấn thương cũng gặp phải. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức tại khớp gối. Cơn đau có xu hướng xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài vài chục phút hay vài tiếng rồi biến mất, đôi khi có thể kéo dài vài ngày làm người bệnh không thể vận động như bình thường.
  • Sưng khớp: Nguyên nhân là do lượng dịch tiết ra quá nhiều khiến đầu gối bị sưng phồng lên. Vùng da quanh đầu gối nhạt màu hơn, khi sờ vào cảm thấy ấm, nếu ấn vào sẽ vô cùng đau nhức. Đồng thời bạn có thể gập đầu gối lại khó khăn do lượng dịch tiết quá nhiều làm cản trở.
  • Vận động khó khăn: Tình trạng sưng gối kèm các tổn thương bên trong khiến người bệnh không thể hoạt động như bình thường, đặc biệt khi gập duỗi đầu gối, leo cầu thang, đi bộ nhanh cũng vô cùng khó khăn
  • Mẩn đỏ khớp gối: chỉ xảy ra trong một số trường hợp do lượng dịch khớp tăng lên quá mức.
  • Một vài triệu chứng khác như: cứng khớp, tê bì chân, mất cảm giác.

Các dấu hiệu có xu hướng rõ ràng hơn khi về đêm hay trời sáng, khi nhiệt độ giảm khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Đôi khi người bệnh có thể nằm kéo dài vài chục phút do chân tê cứng và không thể cử động được.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương có tự khỏi được không?

Hầu hết với các bệnh lý xương khớp thường rất khó tự khỏi nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt nếu bệnh xuất hiện ở những người độ tuổi trung niên trở nên, dù dùng một số loại thuốc cũng không thể đảm bảo khởi hoàn toàn do khả năng tự sản sinh các tế bào mới hoạt động rất chậm. Do đó cần bắt buộc phải điều trị bệnh càng nhanh càng tốt.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Người bệnh phải tiến hành kiểm tra và điều trị nhanh chóng vì bệnh không thể tự khỏi

Mặt khác do có liên quan đến chấn thương, dù nặng hay nhẹ cũng có thể làm tổn thương hệ thống xương khớp bên trong nên việc kiểm tra và tiến hành điều trị y khoa là vô cùng cần thiết để khắc phục tình trạng này.

Ngoài ra, các triệu chứng cơ bản của tràn dịch khớp gối nếu chỉ nhìn sơ qua có thể nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác như viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch khớp gối… Do đó cần phải tiến hành đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra chính xác trước khi điều trị.

Các biến chứng có thể xuất hiện nếu không nhanh chóng điều trị tràn dịch khớp gối do chấn thương như xơ cứng, dính khớp, khớp bị phá hủy. Nặng nề hơn người bệnh còn có thể bị bại liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động ở 1 bên chân. Chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần cũng từ đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy tràn dịch khớp gối sau chấn thương sẽ không thể tự khỏi, ngược lại còn phải tiến hành điều trị nhanh chóng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Để có hướng điều trị chính xác nhất, người bệnh nên đến thăm khám tại các bệnh viện để được kiểm tra mức độ tổn thương. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang, siêu âm, MRI, hay xét nghiệm máu để có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Tùy mức độ thương tổn mà hướng điều trị cũng khác nhau.

Dùng thuốc Tây

Mục đích chính của việc dùng thuốc nhằm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm nếu có. Tùy mức độ đau mà các loại thuốc sẽ được chỉ định phù hợp, chủ yếu là dùng trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng tạm thời.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Việc dùng thuốc chủ yếu nhằm mục đích giảm đau tạm thời

Các loại thuốc phổ biến thường được dùng bao gồm

  • Thuốc giảm đau: thường dùng các nhóm phổ biến như Ibuprofen, Tylenol, acetaminophen… nhằm giảm đau, giảm sưng viêm tại đầu gối, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Thuốc kháng sinh: dù do chấn thương nhưng tình trạng tràn dịch quá mức cũng có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển tại đây gây ra những tổn thương trầm trọng hơn. Nếu phát hiện nguy cơ này, những nhóm thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.
  • Corticosteroids: thường được dùng dưới cả dạng viên uống hay dạng tiêm nhằm giảm đau chống viêm cực mạnh. Thuốc cho tác dụng cực kỳ nhanh chóng nhưng cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ nên được dùng khá hạn chế. Nhóm thuốc tiêm được chỉ định nhiều hơn nhằm giảm áp lực cho khớp cũng như hạn chế một số tác dụng phụ trên toàn thân.

Các loại thuốc này chủ yếu chỉ được chỉ định tạm thời trong thời gian ngắn vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt kèm theo. Người bệnh nên tuyệt đối thực hiện theo đơn thuốc bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng hay giảm liều thuốc vì đều có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Điều trị bằng Đông y

Y học cổ truyền cũng sáng tạo ra rất nhiều bài thuốc có thể đem đến hiệu quả tuyệt vời trong cải thiện các triệu chứng đau nhức của bệnh. Tuy nhiên do có nguồn gốc từ thảo dược nên các bài thuốc này thường thực hiện khá rắc rối, cho hiệu chậm nên chỉ phù hợp với một số trường hợp bệnh mới khởi phát.

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị ma hoàng, tần giao, phòng phong,quế chi, đương quy, phòng kỷ, tang chi, ý dĩ nhân, độc hoạt, xích thược, tri mẫu, thương truật, hoàng bá, ngưu tất, khương hoạt.
  • Làm sạch các dược liệu, sau đó đem sắc với nước sạch đến khi còn khoảng 3 chén nước thì ngừng
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau dùng để uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị 3g hoài ngưu tất; xích thược, xuyên khung, kỷ tử, sơn thù, cao quy bản, cao lộc hương, sơn thuộc mỗi dược liệu 4g; 8g thục địa; hồng hoa và đào nhân mỗi thứ 12g.
  • Rửa sạch các dược liệu, phơi khô rồi tán thành bột mịn
  • Trộn bột thuốc với mật ong, vo thành những viên nhỏ rồi bảo quản trong lọ thủy tinh, cất tủ lạnh để dùng dần
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 4g với nước ấm.

Bài thuốc 3

  • Dùng tế tân, chích thảo, quế tâm mỗi dược liệu 4g; ngưu tất, độc hoạt, tần giao, đương quy,  nhân sâm, xuyên khung, thược dược, đỗ trọng, phục linh, phòng phong mỗi dược liệu 12g; tang ký sinh và địa hoàng mỗi thứ 16g.
  • Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng 5 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát thì dừng
  • Cho thêm 5 bát nước sạch vào nấu lần 2 đến khi cạn còn 1 bát thì dừng
  • Trộng chung hai bát thuốc với nhau rồi chia ra uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4

  • Chuẩn bị 8g quế chi,  thiên niên kiện và lá lốt mỗi dược liệu 10g; sinh địa, hà thủ ô, mắc cỡ dùng 12g mỗi dược liệu,  cỏ xước và thổ phục linh 16g mỗi loại.
  • Làm sạch các dược liệu rồi cho vào ấm sắc cùng nước sạch trong khoảng 40 phút
  • Chia thuốc ra uống hết trong ngày.

Lưu ý với các bài thuốc đông y không nên dùng cùng lúc với các loại thuốc Tây y vì có thể gây tương tác giữa các chất. Người bệnh nên tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hút dịch khớp gối

Trong trường hợp đầu gối sưng viêm quá to khiến việc đi lại vận động bị ảnh hưởng quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch khớp gối để giảm bớt các triệu chứng. Vị trí chọc dịch thường nằm ở khớp gối phía trước, cách 1-2cm ở 1/2 hay 1/3 trong xương bánh chè phía. Một số trường hợp cũng có thể chọc dịch ở phía ngoài khớp gối.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Người bệnh có thể tiến hành chọc hút dịch khớp để giảm tình trạng sưng viêm bên trong

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chọc hút chuyên dụng, thường là kim bằng kim loại kích thước 25G hoặc 20 G hoặc kim mềm Ethylene Tetra Fluor Ethyleneđã được tiến hành sát trùng sát khuẩn để tiến hành chọc hút. Quy trình thực hiện cực kỳ nhanh gọn, hầu như không gây đau đớn nên không cần dùng các loại thuốc gây tê hay giảm đau.

Để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid để giảm nguy cơ viêm nhiễm cho bệnh nhân.Chọc hút dịch khớp gối được đánh giá cực kỳ hiệu quả và an toàn với những người bị Tràn dịch khớp gối sau chấn thương. Người bệnh tốt nhất nên thực hiện quy trình này tại bệnh viện chuyên khoa, không nên thực hiện tại nhà do có thể liên quan đến các yếu tố nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

Một số đối tượng không nên áp dụng phương pháp này bao gồm

  • Người mắc chứng chảy máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa thành chống chống đau máu.
  • Người có vùng da tại đầu gối hay vị trí chọc hút dịch khớp gối bị trầy xước.
  • Người bị máu khó đông, máu thuộc loại hiếm
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn tại đầu gối.

Vật lý trị liệu

Với những trường hợp tràn dịch khớp làm hạn chế khả năng vận động, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng đồng thời giảm đau đáng kể. Một số kỹ thuật trị liệu bằng điện hay nhiệt còn hỗ trợ máu huyết tuần hoàn để làm lành các tổn thương tại khớp nhanh chóng hơn.

Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được dùng như

  • Vật lý trị liệu ứng dụng nhiệt: giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm áp lực khớp gối nhờ đó giúp đầu gối được thư giãn và giảm đau hiệu quả. Các dạng nhiệt thường được dùng như  chườm nóng, tia hồng ngoại, điếu ngải, đắp paraphin, ngâm bùn nóng..
  • Vật lý trị liệu ứng dụng điện: Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn kích thích quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, làm lành tổn thương tại các khớp từ đó hạn chế tình trạng dịch khớp tiết ra quá mức. Các dạng điện thường được dùng như sóng ngắn, xung điện, tia laser, siêu âm trị liệu..
  • Châm cứu, bấm huyệt: các phương pháp được kết hợp giữa đông – tây y khi kết hợp cùng các dòng điện hay năng lượng với bước sóng phù hợp để kích thích quá trình phục hồi từ bên trong, giải quyết các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn
  • Các bài tập phục hồi chức năng: với các bài tập này sẽ có các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tập luyện cho bệnh nhân để đảm bảo các động tác chính xác, nhanh chóng phục hồi chức năng đầu gối. Người bệnh khi đã thành thục có thể tự tập luyện tại nhà nhưng cần cẩn thận.

Với vật lý trị liệu người bệnh cũng nên đến các bệnh viện có các chuyên khoa về xương khớp để được hỗ trợ thực hiện chính xác và an toàn nhất.

Điều trị tại nhà

Với các trường hợp bệnh lý chưa quá nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể được chỉ định và chăm sóc tại nhà. Bên cạnh dùng các loại thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp để giảm đau nhức, cải thiện vận động đơn giản mà không cần sử dụng đến quá nhiều loại thuốc.

Một số phương pháp bảo tồn mà người bệnh có thể tham khảo như

  • Chườm nóng/ chườm lạnh: đây là hai phương pháp có thể giảm đau tức thì đơn giản nhất mà không cần đến thuốc. Người bệnh chỉ cần dùng vài hòn đá bọc trong khăn sạch áp lên đầu gối khoảng 15 phút có thể ức chế cơn đau nhanh chóng. Khi đầu gối đã ổn hơn có thể chườm ấm với nhiệt độ 40- 45 độ để giúp máu huyết tuần hoàn ổn định hơn.
  • Massage: người bệnh có thể sử dụng dầu nóng hay một số loại rượu thuốc để xoa bóp đầu gối. Phương pháp này cũng giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn để các tổn thương nhanh chóng hồi phục, đầu gối thư giãn, giảm đau nhức và tê cứng hiệu quả.
  • Dùng thảo dược: Người bệnh có thể sao khô lá lốt hay ngải cứu với muối hột, áp lên vị trí đầu gối khi còn ấm cũng giúp cải thiện sưng viêm đầu gối đáng kể.
  • Đeo nẹp chân:  trong một số trường hợp, người bệnh có thể đeo nẹp đầu gối để giảm sưng và hỗ trợ khả năng đi lại vận động như bình thường.

Tuy nhiên cần chú ý rằng các bài thuốc trên đây cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời, hiệu quả với những trường hợp đau nhẹ mới khởi phát, không mang tính chất điều trị bệnh hoàn toàn. Người bệnh vẫn cần tiến hành thực hiện song song với các biện pháp y khoa được bác sĩ chỉ định.

Can thiệp ngoại khoa

Nếu bệnh đã tiến triển những giai đoạn nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng cao, xương khớp đã bị phá hủy thì việc điều trị bằng phẫu thuật là điều vô cùng cần thiết. Tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Phẫu thuật thay khớp cần bắt buộc thực hiện khi các phương pháp nội khoa không còn đem lại tác dụng

Các phương pháp thường được dùng bao gồm

  •  Mổ nội soi khớp: Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên đầu gối để đưa camera với kích thước siêu nhỏ vào bên trong khớp và thực hiện phẫu thuật thông qua hình ảnh đưa về trên màn hình. Phương pháp này giúp hạn chế nguy cơ xâm lấn quá nhiều, ít để lại sẹo nhưng không phải tình trạng này cũng có thể sử dụng.
  • Thay khớp nhân tạo: Với tình trạng khớp gối đã tổn thương quá nặng, có dấu hiệu bị biến dạng và ăn mòn quá mức việc tiến hành thay khớp nhân tạo là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên quá trình thực hiện thay khớp khá phức tạp, chi phí cũng vô cùng đắt đỏ nên nếu bắt buộc thực hiện bạn nên tìm đến các bệnh viện xương khớp có chuyên khoa lớn để đảm bảo an toàn.

Chú ý trong sinh hoạt và dinh dưỡng

Để điều trị bệnh hiệu quả, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Người bệnh nên ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động khớp gối quá mạnh vì có thể làm tình trạng tổn thương nặng nề hơn. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học với các món ăn tốt cho xương khớp sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.

Người bệnh cũng cần chú ý các vấn đề sau

  • Để chân được nghỉ ngơi, tránh vận động, đi lại hay leo cầu thang quá nhiều
  • Tránh di chuyển gối đột ngột như đứng lên ngồi xuống nhanh hay mang vác nặng
  • Kê cao đầu gối khi nằm bằng gối có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi nằm
  • Giảm cân khoa học khi cần thiết
  • Nếu là các vận động viên cần nghỉ ngơi vài tháng trước khi tập luyện lại để gối thực sự hồi phục, nếu là thay khớp thì thời gian lành hẳn có khi kéo dài đến cả năm
  • Lựa chọn các bài vận động khớp nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ chậm, bơi lội hay đạp xe chậm
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cho khớp với các chất như canxi, vitamin D, Omega 3 có trong rau xanh, thịt cá..
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước trái cây hay nước ép rau củ
  • Bổ sung thêm trái cây để tăng cường các vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nội tạng động vật hay các thực phẩm muối chua vì có thể làm phá hủy sụn khớp
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Thường xuyên tái khám kiểm tra để kiểm soát tiến triển bệnh.

Đây cũng là những phương pháp tốt nhất để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại. Đặc biệt với các vận động viên muốn phòng tránh bệnh thì nên luôn trang bị các dụng cụ bảo vệ đầu gối, cân bằng thời gian tập luyện và nghỉ ngơi để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương không chỉ làm người bệnh đau đớn mà còn gây rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tiến hành khám và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để ngăn chặn các biến chứng có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

Bị tràn dịch khớp gối nên kiêng gì, ăn gì là mối bận tâm hàng đầu của không ít bệnh nhân. Bởi chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh...

Tràn dịch khớp mắt cá chân

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp mắt cá chân không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện và gây ra...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn