Tràn dịch khớp gối ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em cũng có nguy cơ xảy ra rất cao khiến khả năng vận động chạy nhảy của bé ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh thường được phát hiện muộn do phụ huynh chủ quan khiến bệnh dịch tích tụ lại lâu ngày và gây ra những biến chứng khó lường, thậm chí có thể dẫn tới bại liệt nếu không được xử lý kịp thời.
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em là gì?
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em là tình trạng dịch nhờn trong khớp gối tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Đồng thời các sụn khớp lúc này cũng đang gặp tình trạng tổn thương khiến cho các dịch tiết có cơ hội tràn ra khỏi ổ khớp và gây viêm nhiễm tại đây. Bệnh thường kèm theo những cơn đau, đầu gối sưng đỏ và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động trong cả hiện tại và tương lai.
Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trong quá trình chuyển động đi lại cũng như đảm nhiệm việc nâng đỡ phần trên của cơ thể. Cơ quan này có thể hoạt động linh hoạt là nhờ chất dịch nhờn được tiết ra giúp giảm ma sát giữa các khớp gối. Thiếu chất này sẽ khiến khớp gối bị khô và dễ thoái hóa trong khi đó quá dư chất này lại làm viêm nhiễm khớp gây đau nhức trầm trọng.
Do tràn dịch khớp gối thường liên quan đến các vấn đề về chấn thương nên mọi người thường nghĩ rằng nó chỉ xảy ra với người lớn. Điều này khiến không ít phụ huynh chủ quan dù con đã có các dấu hiệu mắc bệnh nhưng vẫn không đưa đi khám. Bệnh càng để lâu càng khiến các sụn khớp bị bào mòn và hư tổn nặng nề hơn, các cơn đau nhức cũng diễn ra nhiều hơn khiến trẻ chỉ muốn nằm một chỗ.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn hơn do các loại thuốc giảm đau hay chống viêm đều chưa thực sự phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ. Áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa thường chỉ dùng khi bệnh đã quá trầm trọng bởi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy phụ huynh cần có hiểu biết và sớm có biện pháp phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ thường khá tương đồng với người lớn với những cơn đau nhức ở đầu gối khiến bé vô cùng đau nhức. Cụ thể các triệu chứng phổ biến như sau
- Đầu gối bị sưng đỏ, phù nề, có cảm giác nóng rát khi sờ vào
- Bé bị đau nhức đầu gối liên tục, đặc biệt khi trời lạnh hay về đêm khiến bé khó ngủ, quấy khóc
- Trẻ có thể bị sốt cao về đêm ( nếu nguyên nhân tràn dịch gối có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn)
- Trẻ đi lại chậm chạp, châm kém thẳng do gập duỗi gây khó khăn và đau nhức
- Bé thường nằm một chỗ không muốn vận động.
Tuy nhiên như đã nói thường phụ huynh hay có xu hướng chủ quan nghĩ con chỉ bị mệt hoặc chạy nhảy quá mức nên đau nhức chân chứ ít ai nghĩ đến việc bé đã bị tổn thương bên trong khớp gối. Hầu hết phụ huynh chỉ đưa con đi khám khi khả năng vận động của bé ngày càng hạn chế, bé đi lại không được bình thường và cơ thể ngày càng suy nhược hơn. Lúc này bệnh đã tiến triển quá nặng và điều trị vô cùng khó khăn.
Vì thế ngay khi thấy sức khỏe con có những dấu hiệu bất thường phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để có thể làm các xét nghiệm kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ em mà nếu phụ huynh không để tâm thì không thể nào phát hiện được. Phụ huynh cần nắm bắt được nguyên nhân và thời điểm mắc bệnh thì mới có thể đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chấn thương ở đầu gối
Trẻ em là đối tượng vô cùng hiếu động, đặc biệt là các bé trai thường xuyên thích tham gia các trò chơi đuổi bắt hay đá bóng thì càng có nguy cơ tổn thương ở đầu gối hơn. Với các tổn thương đơn giản như ngã khuỵu đầu gối xuống nếu bé vẫn còn đứng dậy và đi lại được như bình thường thì phụ huynh sẽ không quá lo lắng mà vẫn để con hoạt động như cũ.
Tuy nhiên do ở trẻ nhỏ hệ thống xương khớp còn đang rất yếu, chưa thật sự hoàn chỉnh nên đôi khi những tác động bất ngờ vào khớp gối cũng có thể dẫn đến các tổn thương thầm lặng tại đây. Một may mắn là ở trẻ nhỏ vẫn có khả năng tự tái tạo lại các tế bào hư tổn nên nếu các hư tổn nhỏ chưa quá trầm trọng thì vẫn có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.
Nếu các tổn thương diễn ra thường xuyên cùng với việc bé không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì sẽ khiến các sụn khớp ngày càng bị bào mòn. Dịch nhờn tiết ra ngày càng nhiều tích tụ tại các khe khớp gối dẫn đến viêm nhiễm cơ quan này.
Không chỉ chấn thương mà những trẻ thích các bộ môn đối khác hay vận động mạnh khớp gối thường xuyên cũng có thể khiến hệ thống dây chằng và các sụn khớp tại đây bị ảnh hưởng trầm trọng. Các chấn thương trước đó nếu được điều trị nhưng không hoàn toàn dứt điểm cũng có thể để lại nhiều di chứng ví dụ như tràn dịch khớp gối.
Do các bệnh viêm nhiễm
Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm do hệ thống miễn dịch còn rất yếu nên dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Các vi khuẩn này nếu không được tiêu diệt nhanh chóng có thể đi theo đường máu đến các cơ quan khác và tấn công gây ra những bệnh nguy hiểm khác.
Một số nhóm vi khuẩn có thể gây tràn dịch khớp gối thường gặp như vi khuẩn lao, Mycoplasma, Staphylococcus aureus, nấm … Chúng sản sinh ngày càng nhiều và đồng thời tấn công sụn khớp khiến cơ quan này bị hủy hoại, bao hoạt dịch tổn thương và tràn các dịch khớp ra ngoài.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ em thường dễ gặp phải mà phụ huynh thường ít chú ý khiến bệnh tiến triển cực kỳ nhanh chóng.
Do béo phì
Những trẻ có cân nặng vượt quá mức bình thường so với trẻ em thường có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như tràn dịch khớp gối nhiều hơn do các sụn khớp phải chịu sức ép quá lớn từ cơ thể đổ dồn xuống. Các sụn khớp bị bào mòn nhiều và tạo ra các khe rãnh để dịch tràn ra, tích tụ lại gây bệnh.
Đặc biệt trẻ nhỏ lại thường thích các món ăn như gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt.. đây lại là những thực phẩm không hề tốt cho xương khớp làm cho xương vốn đã bị tổn thương lại càng hư hỏng nhiều hơn. Bên cạnh đó trẻ thừa cân cũng có xu hướng lười vận động hơn các trẻ em bình thường nên phụ huynh khó có thể phát hiện khớp gối bé đang có vấn đề.
Việc điều trị bệnh có trẻ béo phì cũng gặp nhiều khó khăn hơn do cần phải kết hợp việc điều trị với việc giảm cân khoa học nên cần mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
Do các bệnh lý xương khớp
Đây là những nguyên nhân thường ít gặp hơn bởi các bệnh xương khớp thường ít xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên có thể do các yếu tố như di truyền, cơ thể thiếu chất hay các tổn thương khớp gối thường gặp nên trẻ em vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lý xương khớp và làm kích thích tràn dịch màng khớp gối.
Một số bệnh mà trẻ em có thể gặp phải như
- U khớp gối
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
Chẩn đoán tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Do nguy cơ tràn dịch khớp gối của trẻ em thường xảy ra thấp hơn nên trước khi tiến hành xét nghiệm chuyên môn thì bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ bằng các xem xét các dấu hiệu và triệu chứng bên ngoài cùng một số câu hỏi kiểm tra như
- Triệu chứng bệnh thế nào, đau hay không đau
- Triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ khi nào, có thường diễn ra không.
- Tiền sử bệnh lý của bé ( có thể hỏi kèm của cả cha mẹ )
Các dấu hiệu bên ngoài của tràn dịch khớp gối khá giống với các bệnh về xương khớp khác nên để đảm bảo chính xác nhất người bệnh sẽ được chỉ định đi làm các xét hình ảnh. Mục đích của các xét nghiệm này là chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, từ đó mới có thể đưa các phác đồ điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm mà bé thường được chỉ định thực hiện bao gồm
- Xét nghiệm máu
- Phân tích dịch khớp
- Siêu âm khớp
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
Trong đó xét nghiệm MRI sẽ đem đến kết quả hình ảnh chính xác nhất về tình trạng bệnh đồng thời còn có thể đánh giá được mức độ tổn thương tại đây. Bạn nên đưa bé đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp để đảm bảo việc có thể sử dụng máy MRI.
Điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Như đã nói, điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em thường gặp nhiều vấn đề khó khăn do bé thường rất sợ bệnh viện. Nếu bé không hợp tác trong các vấn đề xét nghiệm, uống thuốc hay tiêm sẽ khiến bác sĩ không thể điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng được.
Với trẻ nhỏ bị tràn dịch khớp gối cũng thường áp dụng các phương pháp điều trị chính như ở người lớn như dùng thuốc, vật lý trị liệu để giảm cơn đau và phục hồi chức năng vận động. Phẫu thuật tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng vẫn sẽ bắt buộc phải thực hiện nếu tình trạng bệnh đã quá trầm trọng và không thể thực hiện các phương pháp khác để cải thiện bệnh nữa.
Điều trị bằng thuốc Tây
Việc điều trị bằng thuốc Tây thường được ưu tiên nhiều hơn vì đơn giản, có thể đem lại tác dụng điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Mục đích của việc dùng thuốc Tây nhằm kiểm soát các cơn đau, giúp bé có thể nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe lại nhanh chóng hơn.
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc chống viêm không steroid: đâu là nhóm thuốc thường được ưu tiên dùng cho trẻ em nhiều hơn so với các loại thuốc giảm đau vì ít tác dụng phụ hơn. Một số loại thuốc không kê đơn có thể tìm mua tại các nhà thuốc như Diclofenac và Ibuprofen, Meloxicam.. Các loại thuốc này có tác dụng chống sưng viêm bên trong khớp, từ đó giảm đau hiệu quả.
- Thuốc giảm đau: thường được chỉ định dùng paracetamol cho trẻ em để kiểm soát cơn đau nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Corticosteroid: trong trường hợp trẻ đau nặng do các tổn thương sụn khớp quá nặng nề có thể được chỉ định dùng Corticosteroid đường tiêm để đưa trực tiếp thuốc vào trong khớp, từ đó có thể làm giảm sức ép lên khớp. Tuy nhiên thường nhóm thuốc này không được khuyến khích dùng nhiều cho trẻ em và cần có sự giám sát của bác sĩ.
- Kháng sinh chống nhiễm trùng: sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan các các vấn đề nhiễm trùng để ngăn ngừa các viêm nhiễm lan rộng.
- Thuốc chống thấp khớp: được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vấn đề bệnh lý thấp khớp.
Việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ thường được chỉ định trong thời gian ngắn và áp dụng với các trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng. Bởi các loại thuốc giảm đau chống viêm dùng trên trẻ nhỏ nếu không hợp lý có thể gây ra các bệnh lý ở thận hay hệ tiêu hóa do các cơ quan này chưa thể loại bỏ hết các tồn dư của thuốc.
Lạm dụng thuốc ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra các vấn đề ở hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ khiến cơ thể tạo ra cơ chế kháng thuốc và cần dùng các loại thuốc với liều lượng mạnh hơn mới có tác dụng tốt. Vì vậy phụ huynh cần đặc biệt chú ý trong việc cho con dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu sau một liệu trình dùng thuốc nhưng các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm phụ huynh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Dùng thuốc Đông y
Dùng các bài thuốc Đông y cũng là phương pháp điều trị cho trẻ nhỏ được khuyến khích nhiều, đặc biệt với các trường hợp bệnh mới khởi phát. Do các bài thuốc Đông y thường có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ đồng thời còn bồi bổ sức khỏe nên thường tốt hơn các loại thuốc Tây rất nhiều. Nhưng do Đông y thường có hiệu quả khá lâu nên ít được áp dụng trong các trường hợp bệnh nặng.
Phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối cho trẻ nhỏ sau đây
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Ma hoàng, quế chi, Tần giao, đương quy, phòng phong, hoàng bá, mỗi vị thuốc dùng 12g
- Thương truật, tang chi, khương hoạt, xích thược, ý dĩ nhân, tri mẫu, độc hoạt dùng mỗi vị 8g
- Phong kỷ, ngưu tất, uy linh tiên lấy mỗi vị 3g
Cách thực hiện
- Các vị thuốc đem rửa sạch, để ráo rồi sao trên chảo nóng cho khô
- Cho tất cả các nguyên liệu sắc cùng 1 lít nước sạch cho tới khi đặc lại còn 1 chén thì chắt ra.
- Cho thêm 1 chén nước mới vào đun tiếp
- Dùng ngày 2 lần vào sáng và tối sau khi ăn 30 phút.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu
- Địa hoàng và tang ký sinh dùng mỗi vị thuốc 20g
- Phòng phong, thược dược, nhân sâm, phục linh, độc hoạt, tần giao, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, đương quy dùng mỗi vị thuốc 12g
- Quê tâm, tế tân, chích thảo sử dụng mỗi vị 4g
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc đem rửa sạch rồi đem sắc cùng 5 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 1 chén thì ngưng
- Chắt nước lần 1 ra rồi đổ thêm 5 chén nước sắc lần hai tương tự
- Trộn hai bát thuốc rồi chia thành hai phần bằng nhau uống trong ngày.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Dùng Lá lốt, rễ cỏ xước, rễ cây bưởi bung, rễ cây vòi voi mỗi thảo dược lấy 30g
Cách thực hiện
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi sao vàng trên chảo nóng.
- Đem sắc cùng 3 chén nước đun trên lựa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì dừng.
- Chia ra dùng hết trong ngày và dùng liên tục trong 7 ngày để thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Tuy nhiên do các bài thuốc Đông yu thường khá đắng nên trẻ em thường không thích sử dụng. Phụ huynh cũng cần chú ý tìm đến các nhà thuốc Đông y uy tín để được khám và bốc thuốc phù hợp nhất.
Bên cạnh các bài thuốc trên bé còn có thể được châm cứu hay bấm huyết để đả thông kinh mạch, giúp máu huyết tuần hoàn cũng có thể đem đến hiệu quả cải thiện bệnh vô cùng tốt. Để đảm bảo phụ huynh có thể đưa bé đi khám tại các khoa y học cổ truyền của bệnh viện để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chuyên khoa và có thể điều trị bệnh chính xác, hiệu quả, an toàn tuyệt đối.
Các biện pháp hỗ trợ
Với những cơn đau đến đột ngột thay vì dùng thuốc giảm đau bạn có thể áp dụng một vài phương pháp hỗ trợ đơn giản như massage, chườm lạnh hay chườm nóng. Nhìn chung các phương pháp này tuy không tham gia vào quá trình điều trị bệnh nhưng lại có thể kiểm soát cơ đau giúp tình trạng bệnh ổn định hơn, bé dễ chịu hơn cũng sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn.
Một số phương pháp bạn có thể áp dụng khi điều trị tràn dịch khớp gối cho trẻ tại nhà như
- Chườm lạnh: Chườm lạnh sẽ làm tê đầu gối, nhờ đó có thể kiểm soát cơn đau tạm thời. Phụ huynh có thể thực hiện bằng cách bọc đá vào khăn mềm và chườm trực tiếp lên đầu gối trong vài phút.
- Chườm nóng: với tình trạng máu tụ ở đầu gối gây sưng đỏ thì chườm nóng sẽ đêm đến những kết quả tốt hơn. Nhờ tác dụng nhiệt nên chườm nóng có thể đánh tan huyết ứ tại đây, nhờ đó làm giảm sưng viêm hiệu quả.
- Massage: Có thể kết hợp với một số loại rượu thuốc hay dầu nóng để tác động từ bên ngoài giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn, các cơ được thư giãn từ đó giảm các triệu chứng đau hiệu quả. Ngoài ra khi máu được tuần hoàn cũng giúp các dưỡng chất được đưa đến các mô sụn bị tổn thương nhiều hơn nhờ đó kích thích quá trình tự tái tạo tế bào mới tại đây.
Can thiệp ngoại khoa
Việc phẫu thuật thường được hạn chế tối đa ở trẻ em do tồn tại rất nhiều các nguy cơ nguy hiểm trong lúc phẫu thuật. Đồng thời sau phẫu thuật khả năng phục hồi chức năng vận động cho trẻ em không được đảm bảo 100% như ban đầu nên bé cần phải thay đổi rất nhiều thói quen sinh hoạt trong đời sống hằng ngày để có thể hỗ trợ phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.
Bé có thể được chỉ định rút bớt dịch khớp để giảm tình trạng đau nhức viêm nhiễm nhưng phương pháp này vẫn có khả năng tái phát khá lớn. Ngoài ra việc phẫu thuật nội soi để loại bỏ các sụn khớp hư tổn nhưng như kích thích các tế bào mới phục hồi cũng có thể được chỉ định tùy từng trạng bệnh.
Phụ huynh nên lựa chọn các bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp uy tín để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trong suốt quá trình phẫu thuật.
Phòng tránh tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ
Tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ thường để lại rất nhiều các di chứng dù đã điều trị từ sớm đồng thời có nguy cơ bại liệt cao nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh các triệu chứng nguy hiểm này tốt nhất bạn nên có có phương pháp phòng tránh bệnh ngay từ sớm.
Cụ thể, phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau đây
- Có chế độ ăn uống khoa học cho trẻ em, đặc biệt cần bổ sung đầy đủ các chất như canxi, vitamin D, cùng các khoáng chất cần thiết khác để có hệ xương khớp và miễn dịch khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo bão hòa hay nội tạng động vật
- Bổ sung thêm canxi qua các loại sữa hay thuốc canxi để hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhất.
- Cho bé tham gia các môn thể thao vận động phù hợp với sức khỏe, hạn chế các môn vận động quá mạnh hay các môn có tính đối kháng cao.
- Kiểm soát cân nặng trẻ ở mức độ ổn định.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học ổn định.
- Không nên bỏ qua các triệu chứng đau nhức ở đầu gối nếu bé bị ngã hay mắc các bệnh lý xương khớp hay viêm nhiễm khác.
- Thường xuyên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em. Phụ huynh cần luôn chú ý quan tâm và sớm phát hiện mọi dấu hiệu bất thường trên sức khỏe của con để có thể có phương hướng xử lý bệnh kịp thời hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!