Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng là nên vì nó giúp giảm đau nhanh nhưng có các ý kiến trái chiều rằng không nên vì dễ gây tổn thương xương khớp. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng nhất cho vấn đề này? Hãy thử tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tràn dịch khớp gối là bệnh gì?

Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đã từng đôi lần nghe đến tính trạng tràn dịch khớp gối. Vì khớp gối vốn dĩ là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết mọi vấn đề sinh hoạt hằng ngày của con người bình thường như đi lại, cúi người, gập duỗi…

Tràn dịch khớp gối chính là tình trạng tăng tiết dịch một cách bất thường trong khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, lượng khớp gối chỉ ở mức vừa phải đủ để bôi trơn và làm linh hoạt khớp gối trong quá trình di chuyển, sinh hoạt. Tuy nhiên, sự tăng tiết quá mức có thể gây ra tràn dịch khớp gối, một số loại viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhầy làm trơn khớp bị tăng tiết quá mức và gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng đau khó chịu

Và theo các chuyên gia thì nguyên nhân điển hình nhất đó chính là do gặp phải chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt, vận động hoặc do tuổi tác cao dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến các nguyên nhân phổ biến khác và rất nhiều người hiện nay đang mắc phải đó chính là do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc của người bệnh không hợp lý, không khoa học. Việc khớp gối phải thường xuyên làm việc, vận động với cường độ cao cũng như duy trì thực hiện công việc nặng nhọc trong thời gian dài cũng khiến cho khớp gối dần bị suy thoái.

Hậu quả cuối cùng chính là gây tràn dịch khớp gối làm ảnh hưởng đến sự vận động, khả năng di chuyển linh hoạt vốn có trước kia. Thay vào đó là xuất hiện tình trạng đau đớn kéo dài, mỏi nhức thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, suy giảm công việc, cuộc sống ngưng trệ.

Và mặc dù đây không phải là một căn bệnh quá mức nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bất kỳ người bệnh nào nhưng nếu để các triệu chứng kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Thậm chí đã có nhiều trường hợp do tiến hành điều trị khắc phục triệu chứng quá muộn nên hậu quả là gây ra tàn tật, mất đ khả năng đi lại, bại liệt nửa người hoặc hoàn toàn.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đã gửi đến cho chúng tôi. Và câu trả lời chính xác nhất từ các chuyên gia đó là tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà việc xoa bóp sẽ đem lại kết quả tích cực hay tiêu cực.

Cụ thể như sau, trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp gối ở giai đoạn cấp tính, khá nhẹ và chưa có biến chứng thì việc áp dụng các bài xoa bóp đúng kỹ thuật sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau đớn, nhức mỏi, co cứng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, áp dụng xoa bóp vùng khớp bị tràn dịch, bị thoái hóa chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng tạm thời chứ hoàn toàn không thể điều trị bệnh dứt điểm từ tận gốc nguồn căn của bệnh được.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người và có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này

Còn trường hộp tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng, đau đớn dữ dội kèm theo các biến chứng như tê bì, sưng phù, khó đi lại thì phương pháp xoa bóp hoàn toàn không có tác dụng. Xoa bóp lúc này chỉ có tác dụng “đánh lừa” cảm giác của người bệnh chứ không thể cải thiện được dứt điểm bệnh.

Vì vậy, tốt nhất người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được hỗ trợ tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn nhất. Bên cạnh đó, nếu muốn áp dụng các phương pháp xoa bóp thì cũng nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ về việc bản thân có đủ điều kiện để xoa bóp hay không, xoa bóp như thế nào là đúng cách và xoa bóp bài tập gì để đạt được hiệu quả cũng như tránh được các rủi ro ngoài ý muốn.

Hướng dẫn cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng phương pháp xoa bóp

Như đã nói thì phương pháp xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, đẩy lùi triệu chứng tạm thời, giảm bớt sự căng cứng, đau nhức cũng như tình trạng tích tụ dịch ở đầu gối cùng các triệu chứng liên quan chứ không thể trị bệnh dứt điểm được. Nắm được nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng trước khi bắt đầu thực hiện.

Lưu ý quan trọng bạn cần nhớ đó là trong quá trình thực hiện xoa bóp đầu gối thì cần phải ăn mặc thật rộng rãi, thoáng mát, sao cho thoải mái nhất là được. Tốt nhất là nên mặc quần đùi, quần thể thao để mọi thao tác được diễn ra thuận lợi nhất. Ngoài ra, để đảm bảo mọi kỹ thuật xoa bóp được diễn ra an toàn thì có thể sử dụng chất bôi trơn trên da.

Cụ thể từng bước thực hiện xoa bóp giúp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối như sau:

Bước 1: Khởi động

Đây là bước bắt buộc mà bất kỳ ai cũng phải thực hiện trước khi bước vào quá trình xoa bóp chính thức. Thực hiện khởi động kỹ lưỡng sẽ giúp tránh tình trạng các cơ bị tác động đột ngột dẫn đến đau nhức nhiều hơn hoặc bị co rút.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Trước khi thực hiện xoa bóp cần khởi động kỹ lưỡng để tránh gây chuột rút và gia tăng tình trạng đau nhức

Có thể thực hiện các động tác đơn giản như:

  • Hít vào và thở ra đều đặn, sâu 3 lần.
  • Thực hiện nhún và thả lỏng hai vai hết mức 3 lần
  • Nâng cao cánh tay hướng lên trần nhà 3 lần
  • Nâng cánh tay cao ngang bằng vai 3 lần
  • Nâng đầu gối lên cao tạo thành hình vuông góc với mặt đất 3 lần và luân phiên thay đổi giữa các chân.

Bước 2: Kỹ thuật chuẩn khi thực hiện xoa bóp đầu gối

Xoa bóp đầu gối phải được thực hiện bằng gốc bàn tay, đây là nơi tiếp giáp giữa lòng bàn tay và cổ tay. Lưu ý không sử dụng lòng bàn tay hoặc phần cơ của cánh tay trong quá trình xoa bóp vì điều này có thể vô tình khiến cho cổ tay và cánh tay bị đè nén bởi áp lực ngoài ý muốn và gây ra tình trạng đau nhức cổ tay, đau vai gáy.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng lực từ các ngón tay của mình xoa nhẹ lên vùng khớp gối, đẩy lùi các cơn đau nhức một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Trong quá trình xoa bóp nên thực hiện theo chuyển động tiến và lùi bằng gốc bàn tay để tác động một cách nhẹ nhàng lên khớp gối. Bên cạnh đó, trong quá trình xoa bóp khớp gối thì cần giữ cho chân phẳng và luôn được ổn định trên sàn nhà, vì việc dịch chuyển quá nhiều sẽ khiến phân tán lực, khớp gối khó được tác động đúng cách nên sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bước 3: Chi tiết cách xoa bóp tràn dịch khớp gối

Lưu ý các động tác xoa bóp khớp gối cần được thực hiện mà không cần phải qua quá trình bôi trơn, sau đó dùng lực ấn mạnh các ngón tay vào mô và nén lại thành một khối nhỏ trong quá trình day dịch chuyển các mô bằng các thao tác vuốt ngắn.

Quy trình các bước xoa bóp khớp gối diễn ra như sau:

  • Xoa bóp đầu gối phía trước: Dùng lực nhẹ nhàng ở cả hai tay để tác động trực tiếp vào vị trí phía trước đầu gối và kéo dài sâu đến phía đùi trong. Thực hiện lặp đi lặp lại thao tác này trong vòng 10 lần và kết hợp hít thở sâu.
  • Xoa bóp phần đùi trước: Người bệnh ngồi trong tư thế thẳng người, hai chân mở rộng, phần hông đẩy về phía trước và bàn chân thì đặt cố định chắc chắn trên sàn nhà. Sau đó, đặt bàn tay phải lên đùi phải, tiếp đó là tác động một lực vừa phải theo hướng xuống đầu gối. Dừng tay lại ở phần đầu gối và đưa tay quay trở về vị trí bắt đầu. Thực hiện quy trình này trong vòng 5 lần và sau đó đổi bên sang chân trái .
  • Xoa bóp bên ngoài đùi: Đặt phần gốc tay ở bên ngoài đùi, dùng một lực vừa phải để tác động lực theo hướng đầu gối, quá trình tác động này sẽ kết thúc ở đầu gối và quay trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện liện tục trong vòng 5 lần, kết hợp hít thở sâu và sau đó đổi bên thực hiện với bên chân còn lại.
Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Thực hiện xoa bóp đầu gối chỉ phù hợp với những trường hợp bị tràn dịch khớp gối nhẹ, chưa xuất hiện triệu chứng
  • Xoa bóp bên trong đùi: Lúc này người bệnh ngồi thẳng người, đặt gốc bàn tay trái lên ngay vị trí phía bên trên trong đùi phải. Dùng một lực vừa phải để tác động của gốc bàn tay, sau đó kết thúc tại phần đầu gối rồi thả ra. Thực hiện lặp đi lặp lại 5 lần và đổi sang chân bên kia.
  • Xoa bóp bằng lòng bàn tay: Người bệnh ngồi thẳng trên sàn nhà, sau đó đặt hai lòng bàn tay áp thẳng lên hai đầu gối và bắt đầu quá trình xoa bóp theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý lực tác động có các mức độ nhẹ cho đến trung bình vừa phải, thực hiện trong vòng 3 – 5 phút và kết thúc quá trình xoa bóp.

Có những loại xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối nào?

Khi bị tràn dịch khớp gối gây ra các triệu chứng đau nhức dữ dội, thậm chí có xu hướng gây ra biến chứng. Tốt nhất không nên thực hiện xoa bóp dùng lực vì điều này có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Thay vào đó, người bệnh nên áp dụng các biện pháp xoa bóp có tác dụng kích thích máu huyết lưu thông, thư giãn và cải thiện các cơn đau nhanh chóng.

Hiện nay, có một số kiểu xoa bóp hiệu quả và an toàn cho người bị tràn dịch khớp gối có thể kể đến như:

Chườm nóng

Khi bị đau khớp gối và để cải thiện nhanh chóng các cơn đau nhức, khó chịu thì tốt nhất đó là sử dụng sức nóng (chỉ sử dụng với những trường hợp người bệnh không có triệu chứng bệnh lý gì đặc biệt) như tắm nước nóng toàn thân, (dành cho những người bị viêm khớp nhiều vị trí), tắm nước nóng từng phần (những người bị đau nhức cục bộ như tay, chân, đầu gối…), đắp đá nóng, đèn hồng ngoại…

  • Xoa bóp với đá nóng

Sử dụng đá nóng kết hợp với các thao tác xoa bóp là một phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Thường thì loại đá được sử dụng để làm giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu, căng cứng cơ là đá bazan. Đây là một loại đá núi lửa có chứa hàm lượng sắt cao và có khả năng giữ nhiệt rất tốt.

Người bệnh hãy đặt viên đá vào trong nước nóng và sau đó đặt trực tiếp lên vùng đầu gối đang bị sưng đỏ. Phương pháp xoa bóp với đá nóng sẽ cung cấp nhiệt cho các vị trí trong cơ thể, điều trị chấn thương cơ, kích thích tăng lưu lượng máu đến đầu gối và cải thiện cơ, thư giãn tối đa.

Lưu ý trong quá trình thực hiện xoa bóp với đá nóng của những người bị tràn dịch khớp gối thì chỉ nên chườm trong vòng 75 giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau, phù nề và đỏ tấy không thuyên giảm nhưng càng ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn thì nên dừng thực hiện xoa bóp với đá nóng và thăm khám tại bệnh viện để khắc phục kịp thời.

  • Đối với phương pháp tắm nước nóng

Để phương pháp tắm nước nóng đạt hiệu quả tối ưu nhất thì người bệnh nên tắm ở nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C và tắm trong khoảng 15 – 20 phút. Sức nóng sẽ có tác dụng giảm đau, kích thích máu huyết lưu thông trơn tru hơn, tăng quá trình tuần hoàn ngoại vi, giúp các cơ thư giãn, giảm sự co căng cứng và giúp người bệnh lấy lại sự hoạt động của khớp.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Tắm nước nóng hoặc chườm đá nóng sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông, giãn cơ và giảm đau nhức hiệu quả

Bấm huyệt

Bấm huyệt cũng là một cách xoa bóp giảm đau nhức, cải thiện các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối hiệu quả và an toàn. Phương pháp này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm, tay nghề cao nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Việc bấm huyệt và tác dụng lực khác nhau lên các huyệt vị cụ thể trên khớp gối sẽ có tác dụng cải thiện nhanh chóng các cơn đau. Cùng với đó, bấm huyệt sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn hết mức và lấy lại sự linh hoạt của khớp gối.

Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các cơ sở Đông y, bệnh viện y học cổ truyền để được tư vấn, thăm khám và thực hiện bấm huyệt an toàn.

Biện pháp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối tại nhà hiệu quả

Bên cạnh áp dụng phương pháp xoa bóp để cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì ở vùng đầu gối thì người bệnh bị tràn dịch khớp có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà sau đây:

  • Băng cố định đầu gối lại: Khi bị tràn dịch đầu gối khiến các cơ khớp tại đây bắt đầu đau nhức dữ dội và việc đi lại, hoạt động hằng ngày sẽ càng làm tổn thương khớp gối. Vì vậy, hãy sử dụng băng thun co giãn để băng xung quanh đầu gối để ngăn ngừa việc cơ bị tác động mạnh.
  • Nâng cao đầu gối: Việc nâng cao đầu gối lên cao hơn tim sẽ giúp hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến đây và giúp lượng dịch nhầy dư thừa trong đầu gối thoát ra ngoài, nhờ đó giúp cải thiện các tình trạng đau nhức, tê bì, sưng phù.
Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Thực hiện chườm lạnh 15 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đau nhức
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Việc ngưng các hoạt động quá sức, làm việc nặng nhọc gây áp lực lên đầu gối để đầu gối được thả lỏng và có thời gian hồi phục. Lúc này, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số các động tác co duỗi nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Chườm đá lạnh: Sau khoảng 72 giờ kể từ lúc sưng đầu gối do bị tràn dịch đầu gối thì người bệnh có thể thực hiện chườm đá lạnh trong vòng 15 – 20 phút/lần để giảm sưng và đau. Nhiệt độ lạnh có thể giúp cho các mạch máu co lại, hỗ trợ giảm lưu lượng máu và chống viêm hiệu quả.

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp gối không quá nghiêm trọng, chưa phát sinh biến chứng thì có thể sẽ được cải thiện ngay tại nhà để cải thiện triệu chứng, tuy nhiên, nếu đầu gối bị sưng đau một cách nghiêm trọng thì người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán bệnh, điều trị y khoa kịp thời.

Lúc này, khi thấy tình trạng đầu gối không được cải thiện sau khoảng 1 tuần áp dụng các biện pháp chăm sóc thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:

  • Đầu gối sưng đau nghiêm trọng, phù nề, đỏ tấy và thay đổi hình dạng.
  • Mất đi cảm giác ở đầu gối, không thể duỗi thẳng hoàn toàn, không uốn cong được hoàn toàn.
  • Không thể đi lại, không thể đứng thẳng do đầu gối lúc này không thể chịu được trọng lượng của cơ thể.
  • Vùng da đầu gối bầm tím, đỏ rát.
  • Bị sốt cao kéo dài liên tục không thuyên giảm từ 38 độ trở lên.

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn kiểm tra đầu gối thông qua các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ…để chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị và kê toa thuốc phù hợp

Có thể thấy, bệnh tràn dịch khớp gối không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc lơ là điều trị, không tích cực cải thiện triệu chứng thì rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, sinh hoạt hằng ngày của bạn. Tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời, kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị khớp gối theo phương pháp Tây y hoặc Đông y và thực hiện phương pháp xoa bóp hằng ngày để đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng đau nhức đầu gối, nếu điều trị không kịp thời còn có thể...

tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em cũng có nguy cơ xảy ra rất cao khiến khả năng vận động chạy nhảy của bé ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh thường...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng thắc mắc bởi căn bệnh này gây ra rất nhiều bất tiện trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn