Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên tương tự cellulose, với vai trò hình thành sụn khớp. Dưỡng chất này thường có sẵn trong cơ thể hoặc được bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Một số loại dược phẩm chứa thành phần glucosamine giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc: Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine? Mời bạn tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Glucosamine là nguyên liệu tổng hợp proteoglycan (thành phần cấu thành chất nền của sụn). Khi đi vào cơ thể, loại thuốc này thúc đẩy quá trình sản xuất proteoglycan bình thường. Thêm vào đó, glucosamine sulfate còn góp phần ức chế quá trình phá hủy sụn khớp, mô sụn của các enzym, đồng thời kích thích hình thành liên kết mô xương và hạn chế tối đa sự hao hụt canxi trong xương. Nếu sụn khớp bị viêm nhiễm hay thoái hóa, những thành phần thiết yếu như: glucosamine sulfat, axit hyaluronic, chondroitin… bắt đầu thiếu hụt, dẫn đến nhiều hệ lụy. Do đó, việc bổ sung kịp thời các dưỡng chất quan trọng này giúp cơ thể thu thập đầy đủ nguyên liệu để tổng hợp thêm nhiều sụn mới, nhằm bù đắp cho phần sụn bị hư hỏng, thoái hóa.

Các chuyên gia nhận định, glucosamine đặc hiệu trong quá trình điều trị các vấn đề về xương khớp vì nhiều công dụng tuyệt vời như: chống viêm sụn khớp, kích thích quá trình sản sinh mô sụn, tái tạo – sữa chữa tổn thương ở tế bào sụn cũng như duy trì hoạt động bình thường của sụn khớp và đĩa đệm. Đây chính là lý do glucosamine được ứng dụng rộng rãi trong các loại dược phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp. Hiện nay, thị trường nước ta đang bày bán nhiều chế phẩm kết hợp glucosamine với vitamin, chondroitin, khoáng chất cùng một số loại dược liệu khác. Tất cả dược phẩm này đều có thể chữa bệnh cũng như ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?
Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Về bản chất, glucosamine chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp và không có tác dụng giảm đau trị nhức. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhân nên dùng glucosamine kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm khác nhằm tăng cường hiệu quả điều trị.

Ngày nay, glucosamine là một trong những thành phần không thể thiếu của các loại thuốc điều trị hay thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương – khớp – sụn, bao gồm tình trạng tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để glucosamine phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong khoảng thời gian lâu dài, đồng thời liên tục theo dõi, kiểm tra tình trạng hồi phục, từ đó giảm thiểu rủi ro gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Phát ban, đau đầu, buồn ngủ
  • Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, ợ chua
  • Tăng lượng cholesterol xấu trong máu

Ngoài ra, glucosamine có thể làm suy giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim, một số thuốc hạ sốt – giảm đau và thuốc điều trị rối loạn lipid trong máu.

Những đối tượng tràn dịch khớp gối không nên dùng glucosamine

Glucosamine có thể cải thiện hiệu quả tình trạng tràn dịch khớp gối trong đa số trường hợp. Thế nhưng, nếu thuộc một trong những đối tượng sau đây, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với các loài giáp xác (cua, ốc, tôm, sò, nghêu…) vì thành phần chính của các loại thuốc/thực phẩm chức năng chứa glucosamine đều là hợp chất cấu tạo nên phần vỏ của những loài trên.
  • Người có tiền sử cao huyết áp, hen suyễn, tim mạch hoặc đang nhiễm virus cảm cúm. Các trường hợp này có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc hoặc làm suy giảm hiệu quả của những loại thuốc đặc trị.
  • Người bệnh tiểu đường không nên glucosamine. Một số nghiên cứu chứng minh rằng hợp chất này có thể khiến hàm lượng insulin trong máu tăng nhanh.
  • Bệnh nhân rối loạn đông máu, đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc sắp phẫu thuật nên phân tích và nghiên cứu cặn kẽ về các rủi ro có thể gặp phải trước khi bổ sung vì glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại thuốc/thực phẩm chức năng này.
Những đối tượng tràn dịch khớp gối không nên dùng glucosamine
Phụ nữ mang thai nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng glucosamine.

Một số lưu ý về việc bổ sung glucosamine khi tràn dịch khớp gối

Glucosamine có thể mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời trong quá trình điều trị tổn thương sụn khớp cũng như tăng cường mức độ dẻo dai và nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, thói quen dùng thuốc tự ý, bừa bãi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, nhức đầu, ợ nóng, buồn nôn, dị ứng, tăng huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, người đọc cần:

  • Thăm khám thường xuyên để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh lý tràn dịch khớp gối mà bản thân đang gặp phải, từ đó xin ý kiến bác sĩ về việc có nên bổ sung glucosamine không, liều lượng sử dụng và thời gian điều trị.
  • Glucosamine chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho hệ thống xương – sụn – khớp, không thể cải thiện triệu chứng nhanh chóng như các loại thuốc đặc trị. Bạn cần dùng bổ sung glucosamine trong vòng tối thiểu 2 – 3 tháng hoặc lâu hơn để thu được hiệu quả mong đợi.
  • Nếu bị tràn dịch khớp gối nặng, độc giả nên sử dụng kết hợp glucosamine với thuốc đặc trị, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…
  • Những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc đang nhiễm virus cảm cúm, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng với loại thuốc/thực phẩm chức năng này.

Trên thực tế, không phải glucosamine luôn mang đến hiệu quả khả quan trong mọi trường hợp. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như đạt được hiệu quả điều trị như ý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thật kỹ cũng như chọn mua những loại dược phẩm uy tín, đáng tin cậy.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng thắc mắc bởi căn bệnh này gây ra rất nhiều bất tiện trong...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn