Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Khi bị tràn dịch khớp gối, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sưng đau gối, hạn chế vận động khớp, có nguy cơ phá hủy các khớp. Một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau, hỗ trợ điều trị là chườm đá. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá là thắc mắc chung của nhiều người
Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá là thắc mắc chung của nhiều người

Tác dụng của chườm đá

Để giảm đau hiệu quả đối với một số chấn thương, người ta thường hay áp dụng phương pháp chườm đá. Phương pháp chườm đá, chườm lạnh có 2 dạng và thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Chườm lạnh không liên tục: Tác động lên vận mạch, giúp làm co mạch, tiếp đó gây giãn mạch xung huyết, hỗ trợ tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng tầm vận động giúp giảm co giật cơ, cải thiện tình trạng co cứng khớp.
  • Chườm lạnh liên tục: Giúp mạch máu co nhỏ lại, ảnh hưởng đến tốc độ dòng máu, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch, giảm phù nề, trương lực cơ, phản ứng viêm. Điều trị bằng chườm lạnh sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau cấp. Thường được chỉ định với những trường hợp đau đầu, đau răng, đau sau chấn thương; hạn chế xuất huyết; hạn chế viêm cấp; hạ thân nhiệt; giảm đau co cứng cơ, tổn thương thần kinh ngoại vi…

Không chườm đá với các trường hợp sau đây:

  • Khi bạn bị chuột rút, chườm lạnh sẽ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn
  • Khi vùng da của bạn bị phồng rộp, có vết thương hở
  • Khi bạn mắc viêm khớp hoặc mắc bệnh mạch máu.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng đau nhức xương khớp, sưng đỏ đầu gối sau chấn thương khiến đầu gối có kích thước lớn hơn đầu gối còn lại. Là hiện tượng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối làm hạn chế vận động, tuy không phải là bệnh khó chữa nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được sớm chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối thường gặp là do chấn thương, nhiễm khuẩn, mắc bệnh lý về xương khớp…

Khi bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không là thắc mắc chung của nhiều người. Chườm đá là phương pháp hỗ trợ giảm đau khi bị sưng khớp, viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối. Đây là biện pháp điều trị tức thời trong 48 giờ đầu sau chấn thương, có tác dụng hạn chế phù nề tổ chức dưới da và giảm chảy máu. Trong 48 giờ đầu khi bị tràn dịch khớp gối, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau, giảm co thắt cơ, ngăn ngừa và làm giảm tình trạng sưng nề.

Nếu bị tràn dịch khớp gối do chấn thương, nếu hiện tượng xuất huyết đã ngừng, bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau, cải thiện tình trạng co thắt cơ, rồi mới luyện tập để hỗ trợ phục hồi cơ quan bị chấn thương. Việc chườm đá sẽ giúp bạn cử động tốt hơn, giúp bạn thấy ít đau trước và trong khi tập. Chườm đá giúp làm tê liệt các tế bào thần kinh tạm thời, giúp giảm đau tại chỗ.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, chườm lạnh chỉ là biện pháp giảm đau, giúp giảm viêm, đau nhức sau chấn thương, sau khi vận động nặng. Đối với các mô bị tổn thương hay những vùng tổn thương sâu thì không thể áp dụng biện pháp này vì hiệu quả không đáng kể. Hơn nữa, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể điều trị tận gối nguyên nhân, nếu thấy đầu gối bị đỏ tím hoặc mắc bệnh mạch mách thì không nên chườm đá.

Cách chườm đá giảm đau khi bị tràn dịch khớp gối

Như vậy, với thắc mắc tràn dịch khớp gối có nên chườm đá thì câu trả lời là có, bạn có thể chườm đá để giảm đau, giảm viêm sau chấn thương, sau vận động nặng. Thế nhưng, phương pháp này chỉ thích hợp với những cơn đau cấp tính, để làm nhẹ triệu chứng tràn dịch khi chấn thương. Tuyệt đối không nên chườm lạnh khi gặp vấn đề về xương khớp.

Cách chườm đá giảm đau:

  • Nguyên liệu: 1 túi nước đá, 1 gói gel lạnh hoặc 1 khăn ẩm được làm lạnh trong tủ lạnh 15 phút
  • Trường hợp vết thương kín, da không bị phồng, không rách, không bị khâu, bạn xoa một chút dầu lên vùng đặt túi chườm
  • Tiếp đó, dùng một miếng vải tẩm nước lạnh lên da rồi đặt túi đá lạnh lên trên cùng
  • Sau 5 phút bạn kiểm tra màu da, nếu màu hồng nhạt hoặc đỏ thì bỏ túi ra, nếu da không chuyển màu hồng thì chườm thêm khoảng 5 – 10 phút
  • Khi bị tràn dịch khớp gối, chỉ nên chườm từ 20 – 30 phút, không nên kéo dài để tránh làm tổn thương da.

    Khi chườm đá lạnh giảm đau, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên vết thương
    Khi chườm đá lạnh giảm đau, bạn không nên đặt đá trực tiếp lên vết thương

Lưu ý: 

  • Với trường hợp da bị rách hay có vết khâu thì không nên bôi dầu, chỉ nên dùng một miếng vải lót dưới túi nilon để vết thương không bị ướt
  • Nếu không bôi dầu, bạn nên giảm thời gian chườm vì da dễ bị tê cóng hoặc bỏng.

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Thời gian hồi phục đối với người bị tràn dịch khớp gối tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nếu không được điều trị thì bệnh không thể tự khỏi được. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như teo khớp, cứng khớp hay nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tình trạng các khớp bị phá hủy. Vì vậy đối với bệnh tràn dịch khớp gối nếu phát hiện bệnh thì nên điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu bạn chỉ bị tràn dịch khớp gối cơ bản thì không cần sử dụng thuốc, thay vào đó có thể điều trị bằng cách cố định khớp gối bằng dụng cụ nẹp, cùng với đó cần chú ý nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau vài tuần.

Trong những trường hợp bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 1 tháng và tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh mà thời gian có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn. Đối với những trường hợp này, người bệnh nên hoàn toàn nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, thông thường người bệnh sẽ được kê những đơn thuốc đặc trị hoặc có thể sẽ phải thực hiện hút dịch khớp trong trường hợp lượng dịch khớp quá nhiều. Trong thời gian điều trị người bệnh cần lưu ý phải cố định khớp gối trong khoảng thời gian dài.

Chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối

Khi bị tràn dịch khớp gối, bên cạnh việc chườm đá, để hỗ trợ cho quá trình điều trị, có thể kể đến như:

  • Bổ sung lượng canxi cần thiết giúp xương chắc khỏe từ những món hải sản có vỏ, ăn những thực phẩm chế biến từ đậu nành hay uống sữa.
  • Ăn những nhóm thực phẩm bổ sung nhiều đạm cho cơ thể như thịt gà, thịt lợn, cá ngừ, tôm, cua, cá hồi,..những loại thực phẩm này đặc biệt tốt với người bị tràn dịch khớp, không những chứa nhiều đạm mà còn chứa nhiều axit béo omega 3 giúp cải thiện cấu trúc khớp xương.
  • Tăng cường bổ sung những hợp chất giúp sụn chắc khỏe như glucosamine hay chondroitin từ những món ăn như nước hầm xương sườn, xương ống.

    Sau khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể hỗ trợ điều trị và tự chăm sóc tại nhà
    Sau khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể hỗ trợ điều trị và tự chăm sóc tại nhà
  • Tràn dịch khớp gối đáp ứng tối với các phương pháp hỗ trợ điều trị, tự chăm sóc tại nhà, đơn giản như nghỉ ngơi, chườm đá, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp
  • Nên chọn các môn thể thao vận động phù hộ với khả năng chịu đựng của khớp gối, tránh các môn thể thao có thể gây chấn thương nặng như bóng rổ, bóng đá, quần vợt…
  • Cần tránh các tư thế làm việc, vận động dễ té ngã, mất cân bằng và duy trì thói quen tạo sự cân bằng lực nhằng giảm áp lực lên hai mặt sụn khớp.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không. Chườm đá chỉ là biện pháp giảm đau tức thời để hạn chế sưng viêm và đau nhức, tốt nhất người bệnh nên sắp xếp thời gian thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

Bị tràn dịch khớp gối nên kiêng gì, ăn gì là mối bận tâm hàng đầu của không ít bệnh nhân. Bởi chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh...

Tràn dịch khớp mắt cá chân

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp mắt cá chân không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện và gây ra...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn