Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện tại cổ tay, cổ chân gây ra nhiều cơn đau nhức, ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh cũng như hạn chế vận động. Nếu bệnh không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường đối với sức khỏe con người.

Bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân là gì?

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân là một tên gọi chung để chỉ tình trạng các dịch nhầy, chất lỏng nằm bên trong hoặc bao phủ xung quanh khớp cổ tay, cổ chân vượt quá mức bình thường. Tình trạng này thường được hình thành do sự viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc tổn thương khớp. Đặc biệt, đây là căn bệnh không có sự phân biệt về tuổi tác, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, từ người già cho đến trẻ em, từ đàn ông cho đến phụ nữ.

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân là tình trạng lượng chất chầy trong khớp quá nhiều gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng khớp đáng lo ngại

Khi bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân xuất hiện sẽ kéo theo các triệu chứng như đau nhức nhẹ, hơi ê ẩm trong giai đoạn vừa khởi phát, sau đó bệnh dần diễn tiến nặng và phức tạp hơn gây đau nhức thường xuyên, cơn đau có thể dữ dội hơn khi người bệnh vận động.

Nếu bệnh không được phát hiện và tích cực điều trị có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia thì mặc dù đây không phải là căn bệnh quá mức nguy hiểm nhưng nếu các triệu chứng không được khắc phục cải thiện sẽ gây ra ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của khớp cổ tay cổ chân, thậm chí là các khớp lân cận, hạn chế khả năng vận động, đi lại, sinh hoạt khó khăn, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Bất kỳ một căn bệnh nào xảy ra cũng đều có những nguyên nhân hình thành nhất định và đối với căn bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân cũng tương tự như vậy. Theo nghiên cứu và thông tin từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp thì căn bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân có thể là do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Do tình trạng viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch chính là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Tình trạng này xảy ra khi bao hoạt dịch bị tăng tiết chất nhầy để bôi trơn các sụn khớp một cách quá mức, không thể kiểm soát được đến mức gây tràn dịch khớp và gây ra các triệu chứng của bệnh như đau nhức, ê ẩm, chỉ cần một cử động nhỏ thôi cũng làm tăng các cơn đau và thậm chí là khó khăn trong sinh hoạt.

Do viêm khớp

Viêm khớp được đánh giá là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng chất lỏng tích tụ xung quanh khớp chân, khớp tay và hậu quả là gây tràn dịch khớp khi cơ thể không thể kiểm soát quá trình này.

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Khi bị viêm khớp sẽ gây tăng tiết dịch nhầy và khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau nhức thường xuyên

Hiện nay, có hai loại viêm khớp phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính là những người mắc bệnh viêm xương khớp (bao gồm cả bệnh viêm khớp gây hao mòn) và bệnh viêm khớp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm khớp vảy nến, bệnh gout, bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên…cũng có thể gây ra tình trạng tràn dịch khớp cổ tay cổ chân.

Bị thừa cân, béo phì

Những người bị béo phì hoặc đang trong giai đoạn sắp bị béo phì chính là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Rất nhiều căn bệnh có thể xảy ra với những người này và trong đó bị tràn dịch khớp gây đau nhức xương khớp chính là căn bệnh dễ xảy ra nhất.

Khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, tăng đến mức không kiểm soát được sẽ đè nặng và dồn lực lên xương khớp, lúc này các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối…sẽ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài và về lâu sẽ gây ra tình trạng tràn dịch khớp nguy hiểm.

Do gặp phải các chấn thương

Việc chẳng may vô tình gặp phải các chấn thương nhẹ hoặc nặng như tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao gây tác động mạnh hoặc lao động quá sức…chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nứt, gãy hoặc thậm chí là rách dây chằng. Và lúc này khi các khớp đang gặp tổn thương thì cơ thể sẽ tự động tăng tiết dịch khớp để bôi trơn, tuy nhiên việc tiết dịch không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp cổ tay cổ chân.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ và hình thành nên bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân như:

  • Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp/
  • Tuổi tác cao do sự lão hóa của cơ thể
  • Những người đã thực hiện thay khớp nhân tạo
  • Bị nhiễm HIV
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch để trị bệnh

Các triệu chứng nhận biết bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Thông thường, các triệu chứng nhận biết của bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân đều có những đặc điểm tương tự nhau dù là do nguyên nhân nào gây ra bệnh đi chăng nữa. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây chính là mức độ nặng nhẹ ở mỗi giai đoạn đều khác nhau.

Có thể kể đến một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng tràn dịch khớp cổ tay cổ chân như:

  • Các khớp tay, khớp chân sưng đỏ, phù nề

Đây chính là đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân. Do tràn dịch khớp nên vô tình khiến cho các khớp chân, khớp tay bị sưng tấy, khối sưng càng to chứng tỏ bệnh càng nặng và thậm chí còn kèm theo tình trạng phù nề.

  • Vị trí khớp cổ tay, cổ chân bị bầm tím

Bên cạnh triệu chứng sưng đỏ thì dấu hiệu bầm tím ngay tại vị trí cổ tay cổ chân cũng chính là một dấu hiệu hiện diện rõ ràng khi phát bệnh. Thường thì ở mặt trước và mặt sau của khớp khuỷa tay, khớp cổ tay, cổ chân xuất hiện các vết bầm tím, đặc biệt hiện rõ ra sau khi các cơn đau qua đi. Theo các chuyên gia thì nguyên  nhân gây ra tình trạng này chính là do sự tổn thương của các bộ phận nằm xung quanh khớp như hệ thống dây chằng, mạch máu…

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Vị trí cổ tay cổ chân sưng đỏ, phù và bầm tím khi diễn ra các cơn đau nhức dữ dội
  • Gây đau nhức khó chịu

Cũng tương tự như căn bệnh thoái hóa khớp gối, khi bị tràn dịch khớp cổ tay cổ chân sẽ gây ra tình trạng đau nhức. Các cơn đau nhức khi bị tràn dịch khớp rất đặc trưng, khi bệnh vừa khởi phát bệnh, các cơn đau chỉ âm ỉ và hơi tê nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều, chỉ cần uống giảm đau là bớt nhưng nếu không được điều trị tích cực, các cơn đau sẽ dần tăng mức độ và sưng ngày càng lớn.

Đặc biệt, các cơn đau ngày càng “kinh khủng” hơn khi bạn hoạt động, cử động nhiều ở vùng cổ tay, cổ chân, khuỷa tay, nó còn có thể lan rộng dần ra sang cả bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân…gây ức chế khớp và hậu quả là hạn chế vận động, đi lại sinh hoạt của người bệnh.

  • Khó cử động linh hoạt như ban đầu

Một khi bệnh xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc chất lỏng tích tụ trong các khớp ngày càng nhiều và hậu quả là gây ra tình trạng co cứng, các khớp kém linh hoạt và gây khó khăn trong việc cử động một cách bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy được triệu chứng này một cách rõ ràng khi người bệnh thực hiện động tác duỗi cánh tay, uốn hoặc co duỗi thẳng.

Cách chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Thường thì để chẩn đoán chính xác tình trạng tràn dịch khớp cổ tay cổ chân, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, kết hợp với thủ thuật chọc hút dịch bên trong khớp để đem đi xét nghiệm, kiểm tra các tinh tế nhằm chẩn đoán chính xác xem nguyên nhân gây ra bệnh là gì, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Phần dịch bao hoạt bên trong khớp thường có màu trong và hơi nhớt nhầy giống như lòng trắng trứng. Vì vậy, việc màu sắc của phần dịch này bị thay đổi thì bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào đó để đánh giá và đưa ra nhận định chính xác về căn bệnh mà bạn đang mắc phải, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và nguyên nhân cơ bản gây ra là gì.

Chẳng hạn như sau:

  • Trường hợp chất lỏng có màu đục: Khi bị tràn dịch khớp cổ tay cổ chân và màu của dịch khớp chuyển sang đục thì có thể đây là triệu chứng căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng viêm của các tế bào bạch cầu trong máu. Thường thì tỉ lệ tế bào bạch cầu sẽ lớn hơn 10.000/milimet khối.
  • Trường hợp chất lỏng có màu vàng: Nếu thấy chất lỏng có màu vàng thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh gout. Lúc này, ngoài việc nhận thấy sự thay đổi màu sắc của dịch khớp thì kết quả xét nghiệm còn cho thấy trong dịch có chứa nhiều tinh thể acid uric đặc trưng của gout.
  • Trường hợp dịch khớp trong suốt: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xương khớp với tỷ lệ bạch cầu WBC trong máu thấp dưới 2.000
  • Trường hợp dịch khớp có màu vàng hơi xanh: Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng với số lượng các tế bào bạch cầu lớn hơn 20.000/milimet khối. Lúc này, ngoài sự xuất hiện của các chất lỏng dịch nhầy thì có thể kèm theo dịch mủ do các khớp đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng.
  • Trường hợp dịch khớp có lẫn máu hoặc màu hồng: Dấu hiệu này chứng tỏ tình trạng tràn dịch khớp cổ tay cổ chân do bị chấn thương hoặc va chạm mạnh gây xuất huyết trong.
Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc tiến hành chọc hút dịch khớp để xét nghiệm

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán bệnh dựa trên các yếu tố lâm sàng thì đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra bằng các thủ thuật y khoa đặc thù như:

  • Siêu âm: Là cách sử dụng sóng âm thanh nhằm kiểm tra sự tương tác của các khớp xương và mô liên kết. Phương pháp này có tác dụng hiệu quả trong việc chẩn đoán tình trạng viêm xương khớp, viêm gân, viêm dây chằng.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này có hiệu quả khá cao trong việc phát hiện các bất thường bên trong xương khớp cũng như ở các bộ phận liên quan ở các vị trí xung quanh như sụn, gân hoặc dây chằng.
  • Chụp X-ray, chụp cắt lớp CT: kiểm tra các vấn đề hoặc chẩn đoán các dấu hiệu của bệnh viêm khớp khi chúng chưa biểu hiện rõ ràng.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhằm chẩn đoán chính xác các triệu chứng một cách kỹ lưỡng để biết được bạn đang mắc bệnh gout hay bệnh giả gout.

Các biện pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Để cải thiện và điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân có rất nhiều biện pháp, điều trị theo y học hiện đại hoặc Đông y đều được, tuy nhiên phải ưu tiên chọn lựa phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân thì mới đạt được những hiệu quả rõ rệt sau thời gian điều trị để tránh lãng phí thời gian mà bệnh thì không thuyên giảm.

Điều trị tràn dịch khớp cổ tay cổ chân theo Tây y

Thực chất nói dễ hiểu hơn về phương pháp này chính là sử dụng thuốc Tây để khắc phục các triệu chứng của bệnh. Theo các chuyên gia thì nguyên tắc trong quá trình chữa bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân đó chính là tập trung sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm sưng nhanh chóng.

Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh khi mà các triệu chứng chưa diễn tiến quá mức nghiêm trọng, chỉ vừa khởi phát thì bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, giảm đau liều thấp…để đẩy lùi các triệu chứng.

Cụ thể một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid

Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp khớp bị đau nhức do bị tác động mạnh, chấn thương, có tác dụng ức chế sự viêm nhiễm sau đó. Không những vậy, thuốc còn có tác dụng ức chế, ngăn chặn việc cơ thể tăng tiết sản xuất các hoạt chất gây viêm trong cơ thể.

Trong trường hợp này, một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cụ thể như Aleve (naproxen) và Advil (ibuprofen). Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên tuân thủ đúng liều lượng sử dụng loại thuốc này, thuốc chỉ phát huy tối đa công hiệu khi sử dụng trong thời gian ngắn, giảm đau giảm sưng khớp tốt. Nhưng không nên thấy hiệu quả mà lạm dụng thuốc không tuân theo nguyên tắc, bởi các tác dụng phụ của thuốc có thể bộc phát bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở các cơ quan quan trọng như dạ dày, gan, thận…

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Sử dụng các loại thuốc kê đơn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm sưng là cách nhanh nhất để cải thiện các triệu chứng bệnh
  • Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch

Các loại thuốc trong nhóm này thường được kê đơn cho các trường hợp mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân và cả những bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp tự miễn gây ra.

Lúc này, các loại thuốc được kê đơn phổ biến có thể kể đến như Humira (Adalimimab) và Methotrexate. Đây là hai loại thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng đau nhức, cắt nhanh các cơn đau, sưng viêm đỏ tấy ở cổ tay, cổ chân, việc làm dịu các cơn đau sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái và lấy lại sự linh hoạt của các khớp.

  • Nhóm thuốc kháng sinh

Đây cũng là một trong các nhóm thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến khi phát hiện các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân. Trong đó, loại thuốc Ciprofloxacin chính là loại kháng sinh được chỉ định sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Lưu ý thuốc kháng sinh chỉ sử dụng trong thời gian được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng kéo dài hơn 14 ngày. Việc sử dụng liều cao trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng phản tác dụng của kháng sinh, kích phát tác dụng phụ của thuốc, cơ thể nhờn thuốc và gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh dứt điểm về sau.

Bên cạnh đó, ngoài các loại thuốc thuộc các nhóm vừa kể trên thì bác sĩ cũng có thể cân nhắc dựa trên triệu chứng của người bệnh trong từng trường hợp để kê toa thuốc cho phù hợp. Có thể sẽ sử dụng thêm các loại thuốc như Colchicine cho người mắc bệnh gout để giảm sưng, đau, viêm, phù. Kèm theo đó là nhóm các loại thuốc có tác dụng chính là giảm đau như acetaminophen (paracetamol), diclofenac, chymotrypsin và trypsin cũng được cân nhắc sử dụng.

Ngoài sử dụng thuốc theo cách uống trực tiếp truyền thống thì trong vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticosteroid nội khớp để cắt nhanh các cơn đau nhức. Mũi tiêm sẽ đưa thuốc vào sâu bên trong khớp, giảm nhanh đau nhức, ức chế viêm nhiễm và đặc biệt là không còn đau nhức ở cổ tay, cổ chân. Đồng thời, đây cũng là cách đơn giản và nhanh chóng nhất giúp ngăn chặn các tổn thương nặng nề có thể xảy ra ở các khớp, hạn chế biến chứng.

Điều trị bệnh bằng thuốc Đông y

Bên cạnh các loại thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng thì những bài thuốc Đông y cũng góp phần đẩy lùi bệnh tật. Ưu điểm của phương pháp này chính là khá an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể nhưng nhược điểm chính là tác dụng của thuốc đến khá chậm, nếu không kiên trì thực hiện thì kết quả khá thấp thậm chí không nhận được kết quả điều trị rõ ràng.

Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia thì phương pháp này chỉ dành cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh vừa khởi phát và chưa quá nặng. Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y đặc trị bệnh tràn dịch khớ cổ tay cổ chân được nhiều người bệnh biết đến.

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Chọn lựa phương pháp trị bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân bằng các bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên nhẫn và chỉ dành cho những người bệnh ở giai đoạn nhẹ

Đặc điểm của phương pháp này chính là đi sâu vào khắc phục nguyên căn gây bệnh, tác động trực tiếp vào phần rễ, sa đó điều trị từ gốc đến ngọn với ưu điểm là an toàn từ các nguyên liệu tự nhiên, thảo dược dân gian lành tính nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến điều trị tràn dịch khớp cổ tay cổ chân như lá vòi voi, lá lốt, lá cây đinh lăng, ké đầu ngựa, ngải cứu…Lưu ý người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở hiệu thuốc Đông y để được bắt mạch và chẩn đoán bệnh, sau đó sẽ được kê toa thuốc phù hợp cũng tương tự như khi điều trị bằng Tây y.

Nên chọn các nhà thuốc Đông y uy tín, lâu năm và có kinh nghiệm được nhiều người biết đến để tránh mua nhầm thuốc giả, không hiệu quả gây lãng phí, tốn kém và mất thời gian.

Điều trị bằng các phương pháp xâm lấn

Trong trường hợp tràn dịch khớp cổ tay cổ chân đã chuyển biến nặng, dịch khớp quá nhiều không tự tan bớt thì bắt buốc bác sĩ phãi hút phần dịch thừa ra khỏi khớp cổ chân, cổ tay. Đồng thời, kết hợp với việc sử dụng thuốc đều đặn và dùng nẹp cố định lại trong một thời gian.

Đây là cách phổ biến nhất thường được áp dụng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phải cao, có chuyên môn và đảm bảo các thiết bị y tế phải đạt chuẩn, được sát khuẩn kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Và phẫu thuật là cách cuối cùng để điều trị dứt điểm bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân khi mà các biện pháp vừa kể trên không đạt hiệu quả hoặc những trường hợp phát hiện bệnh quá muộn, bệnh đã diễn tiến đến mức độ nặng nhất và có nguy cơ cao để lại biến chứng thì chỉ có phẫu thuật mới có thể điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, thực hiện nội soi khớp cũng là phương pháp can thiệp được bác sĩ chỉ định phổ biến trong trường hợp này. Ưu điểm của phương pháp này đó là có độ chính xác cao và ít gây ra đau đớn, tuy nhiên nội soi cũng có nguy cơ gây rủi ro, xác suất rủi ro gây biến chứng cũng có thể xuất hiện.

Nếu chọn lựa phương pháp này cần cân nhắc thật kỹ lưỡng vì nó không chỉ tốn kém một số tiền lớn và đặc biệt là không phải cứ phẫu thuật là bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy, trước khi phẫu thuật người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ lưỡng.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Dù chọn lựa điều trị bằng phương pháp nào thì trong quá trình đó người bệnh cũng cần phải kết hợp với các biện pháp điều trị tại nhà để đạt được kết quả điều trị bệnh hiệu quả hơn. Các phương pháp này đều khá đơn giản, không tốn kém, không mất nhiều thời gian nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt.

Chườm nóng, chườm lạnh

Đặc trưng của bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân chính là sự xuất hiện của những cơn đau khớp một cách đột ngột, đau nhức càng dữ dội hơn khi người bệnh hoạt động. Lúc này, thay vì chịu đựng cơn đau thì bạn có thể thực hiện chườm nước đá hoặc nước nóng để giúp cải thiện triệu chứng, cắt nhanh các cơn đau nhức một cách tạm thời trước khi thuốc phát huy tác dụng.

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Phương pháp chườm nước đá hoặc chườm lạnh là cách hiệu quả giúp giảm đau tức thời được bác sĩ khuyến khích áp dụng

Đây được xem là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả hàng đầu trong mọi phương pháp nhờ khả năng kích thích các mạch máu và thúc đẩy quá trình lưu thông của khí huyết. Nhờ vậy mà các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ bình phục của khớp và tăng lớp màng bảo vệ hệ sụn khớp.

Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ là tạm thời, kéo dài không quá 72 tiếng, vì vậy ngay sau đó người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và nhận được chăm sóc y tế đúng chuyên môn từ bác sĩ, y tá.

Lên thời khóa biểu sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học

Bản chất của các khớp bị tổn thương chính là do quá sức chịu đựng, bị tác động lực quá lớn trong thời gian dài, không được thả lỏng. Vì vậy, việc dành thời gian nghỉ ngơi chính là biện pháp thiết thực nhất để giúp các tế bào bị tổn thương tự lành lại, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và cải thiện sớm các vấn đề về sức khỏe.

Tốt nhất, nếu thấy tình trạng đau nhức diễn ra ngày càng thường xuyên hơn thì người bệnh nên ngưng các hoạt động liên quan đến khớp cổ chân, cổ tay để giảm áp lực lên khớp, từ đó các triệu chứng đau nhức, sưng viêm sẽ tự động biến mất mà không cần đến bất kỳ một phương pháp y khoa hay can thiệp nào đến cơ thể.

Ngoài ra, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục này của khớp cổ tay, khớp cổ chân, tốt nhất bạn nên kết hợp với những thói quen lành mạnh như:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin khoáng chất…Phân chia các dưỡng chất đều và hợp lý trong mỗi bữa ăn. Trong trường hợp này nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin A, E, D, canxi, acid béo, omega-3…
  • Tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp và các loại thức uống có gas, có cồn, chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…
  • Tham khảo các bài tập cổ tay, cổ chân dành riêng cho những người mắc bệnh xương khớp và thực hiện chúng dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, chuyên gia vật lý trị liệu…
Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân
Thực hiện các bài tập chuyên biệt có tác dụng giảm đau, cải thiện sự linh hoạt của cổ tay cổ chân cũng là cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh

Có thể thấy, bệnh tràn dịch khớp cổ tay cổ chân là một căn bệnh không quá nguy hiểm có thể điều trị được nhưng cũng đầy khó khăn và phức tạp. Vì vậy, để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, không còn đau nhức mỗi ngày thì người bệnh cần xây dựng cho bản thân một thói quen sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý. Đồng thời, muốn bệnh không diễn tiến nghiêm trọng hãy sớm thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp mắt cá chân

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp mắt cá chân không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện và gây ra...

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng đau nhức đầu gối, nếu điều trị không kịp thời còn có thể...

tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em cũng có nguy cơ xảy ra rất cao khiến khả năng vận động chạy nhảy của bé ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh thường...

tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nếu cảm thấy 1 trong hai đầu gối có kích thước không bằng nhau kèm theo việc gập duỗi khó khăn rất có thể bạn đã bị tràn dịch khớp...

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng thắc mắc bởi căn bệnh này gây ra rất nhiều bất tiện trong...

Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên tương tự cellulose, với vai trò hình thành sụn khớp. Dưỡng chất này thường có sẵn trong cơ thể hoặc được bổ sung...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn