Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường gặp ở những sản phụ. Các dấu hiệu của bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, trầm cảm sau sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và áp dụng những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa đúng cách. Bệnh lý có thể gây ra những hệ quả nặng nề cho cả mẹ và bé.
Trầm cảm sau sinh là bị gì?
Trầm cảm sau sinh có tên gọi khoa học là Postpartum Depression (PPD) là trường hợp của bệnh trầm cảm. Các triệu chứng của bệnh lý khởi phát khi nồng nội tiết tố thay đổi, yếu tố tâm lý và xã hội ở những sản phụ sau khi sinh con. Bệnh lý đặc trưng bởi những biểu hiện thay đổi cảm xúc, tâm lý như buồn bã, lo âu, bi quan, cảm thấy không chăm sóc tốt cho con, không được gắn kết với mọi người xung quanh.
Theo nhận định của các chuyên gia, trầm cảm sau khi sinh không được xem là một lỗ hổng hoặc điểm yếu trong nhân cách của sản phụ. Đây là một bệnh lý thường gặp sau khi sinh nở và có thể khởi phát ở những bà mẹ lần đầu sinh con hoặc nhiều lần sinh con.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Hiện nay, Y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến trầm cảm sau khi sinh. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị các bác sĩ chuyên khoa và những chuyên gia nhận thấy rằng các triệu chứng của bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với sự thay đổi về yếu tố tinh thần và thể chất.
Yếu tố thể chất
- Phụ nữ sau khi sinh nở sẽ có xu hướng suy giảm hormone ở tuyến giáp dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm. Bên cạnh đó, việc thay đổi thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và chuyển hóa cũng có thể khiến sản phụ dễ bị kích động, thay đổi cảm xúc thất thường
- Rất nhiều bà mẹ sau khi sinh con không đủ thời gian nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ trong thời gian dài. Điều này gây ra gánh nặng về thế chất, cơ thể không đủ sức đề kháng, kém tập trung, căng thẳng thần kinh, từ đó làm tăng nguy cơ trầm cảm
Yếu tố tinh thần
- Cơn đau trong quá trình sinh con có thể kéo dài, nhất là những trường hợp sinh mổ, lúc này mẹ bầu sẽ đối mặt với cơn đau trong vài tuần sau sinh.
- Đa số những bà mẹ sau khi sinh con đều cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình bởi sau khi con ra đời, cơ thể người mẹ sẽ mất đi một trọng lượng đáng kể. Khi đó, trên da xuất hiện các vết rạn cùng những khuyết điểm khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của sản phụ
- Sản phụ phải thường xuyên thay đổi thói quen sinh hoạt để chăm sóc con, nhất là những trường hợp lần đầu làm mẹ. Điều này khiến họ trở nên lo lắng, luôn cảm thấy không thể chăm sóc cho con
Yếu tố nguy cơ
Ngoài những yếu tố trên, các biểu hiện trầm cảm sau sinh có nguy cơ khởi phát và trở nên nghiêm trọng hơn với những trường hợp sau:
- Người có tiền sử bệnh trầm cảm, sau khi sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn những người có thể trạng bình thường. Bên cạnh đó, áp lực tâm lý trong quá trình mang thai, sinh con hoặc bé sinh ra mắc phải các vấn đề về sức khỏe như dị tật, đẻ non,… Có thể phát sinh các biểu hiện trầm cảm ở sản phụ
- Những phụ nữ không được hạnh phúc trong nhân hoặc không có sự giúp đỡ của người thân bên cạnh
- Hoặc những vấn đề phát sinh ở khoảng thời gian trước như hiếm muộn, bệnh tật, thất nghiệp có thể khiến tâm lý của phụ nữ sau sinh trở nên bất ổn, lo âu và dẫn đến trầm cảm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trầm cảm sau sinh thường xuất hiện ở những phụ nữ sau khi sinh con khoảng vào tuần hoặc khởi phát 6 tháng sau khi sinh.
Một số biểu hiện trầm cảm sau khi sinh thường gặp như:
- Xuất hiện các biến động lớn trong tâm lý của sản phụ như mệt mỏi, chán nản, có thể khóc rất nhiều, bất chợt khóc, không có năng lượng
- Luôn gặp khó khăn trong việc kết nối với con như không gần gũi con, không dỗ được bé
- Có xu hướng thu mình lại, ngại giao tiếp và tách biệt với những người thân trong gia đình, bạn bè xung quanh
- Người bệnh có thể không thèm ăn, chán ăn hoặc có thể ăn nhiều hơn bình thường
- Đa số các trường hợp bị trầm cảm sau sinh thường mất ngủ. Tuy nhiên, một vài trường hợp có biểu hiện ngủ nhiều hơn bình thường
- Đối với những sở thích trước đây, người bệnh sẽ có xu hướng mất dần sự quan tâm, hứng thú, không cảm thấy vui vẻ và yêu thích như trước
- Rất dễ tức giận, khó chịu và cáu bẳn
- Luôn có tâm lý lo lắng, không thể lo được cho con tốt, từ đó cảm tội lỗi, xấu hổ không phù hợp để làm mẹ
- Năng suất làm việc suy giảm, giảm khả năng suy nghĩ và xử lý vấn đề. Bên cạnh đó, phụ nữ trầm cảm sau sinh thường mất tập trung và khó đưa ra quyết định ngay lập tức
- Một số trường hợp trong tâm lý hoảng loạn, lo sợ các vấn đề trong cuộc sống
- Nghiêm trọng hơn, tinh thần của người bệnh không được ổn định và luôn có những suy nghĩ tiêu cực như cái chết, từ đó gây tổn hại đến bản thân và bé.
Trầm cảm sau sinh nguy hiểm không?
Theo nhận định của các chuyên gia, trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biểu hiện của bệnh lý sẽ khiến sản phụ không cảm thấy vui vẻ khi có con, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi dạy con cái. Bên cạnh đó, những lo lắng, mệt mỏi về cảm thể chất và tinh thần có thể khiến mẹ không thể dành đủ sự quan tâm, chăm sóc trẻ.
Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc không được phát hiện kịp thời, các biểu hiện của trầm cảm sau sinh khi tiến triển nặng nề có thể khiến sản phụ bị rối loạn tâm thần sau sinh, gây ra những hành vi cực đoan như tự sát hoặc làm hại con.
Trầm cảm sau khi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bà mẹ mà còn tác động tiêu cực đến trẻ. Việc mẹ bị trầm cảm có thể khiến con chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ, rối loạn nhận thức và gặp khó khăn trong quá trình biểu đạt tình cảm. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ mắc hội chứng tăng động viết tắt là ADHD.
Các biện pháp điều trị trầm cảm sau sinh
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị, kiểm soát các biểu hiện trầm cảm sau sinh hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, khả năng đáp ứng và thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.
Tham vấn trị liệu tâm lý
Phương pháp này được tiến hành bằng cách để người bệnh nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý về sức khỏe tâm thần, những khó khăn về mặt tâm lý. Từ đó, chuyên gia sẽ đánh giá mức độ bệnh lý và áp dụng những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp vật lý trị liệu như tập luyện thể dục mỗi ngày như đi bộ, yoga, bơi lội, thiền, nghe nhạc thư giãn, tiếp xúc và chia sẻ nhiều hơn với những người thân thật sự quan tâm đến bạn,…
Sử dụng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc điều trị trong những trường hợp trầm cảm sau sinh mất ngủ trong thời gian dài hoặc liệu pháp trị liệu tâm lý không mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích vì một số thành phần hoạt chất trong thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ (trường hợp trẻ bú sữa mẹ).
Các loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh trầm cảm sau sinh có thể sử dụng kéo dài trong 1 năm mới nhận thấy được kết quả cải thiện. Tuy nhiên, với những trường hợp đáp ứng điều trị tốt sẽ nhận thấy hiệu quả sau 1 – 3 tuần sau khi dùng thuốc.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho cả mẹ và bé, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng. Tránh tự ý tăng/ giảm liều dùng vì có thể gây ra một số rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Cách giúp vượt qua trầm cảm sau sinh
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau khi sinh, sản phụ có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp khắc phục các triệu chứng, điều chỉnh tâm lý hiệu quả:
- Chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Trường hợp, người bệnh ngại tiếp xúc, đến những nơi tập trung đông người có thể tham khảo thăm khám và tư vấn trầm cảm từ xa với chuyên gia, bác sĩ tâm lý
- Sự quan tâm của người thân, nhất là người chồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Người chồng nên chia sẻ công việc chăm sóc, việc nhà, thường xuyên trò chuyện, quan tâm và chia sẻ với vợ, giúp người bệnh có thể vượt qua giai đoạn khó khăn về mặt tinh thần cũng như thể chất
- Bên cạnh đó, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh nên tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp lấy lại dáng vẻ thon gọn, trở nên tự tin hơn. Đồng thời, hãy chia sẻ với những người thân để có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh lý được tốt nhất
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh, áp lực. Bạn có thể nhờ người thân chăm con để có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng những sở thích của mình, giúp tâm trạng được thoải mái hơn
Phòng ngừa và kiểm soát trầm cảm sau sinh hiệu quả
Trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở mẹ bỉm sữa, bệnh lý nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để phòng ngừa cũng như kiểm soát bệnh lý hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ tâm trạng được thoái mái, vui vẻ, hạn chế tự cô lập, thay vào đó hãy chia sẻ với những người thân về những khó khăn, lo lắng mình đang gặp phải để được thấu hiểu hơn
- Lập kế hoạch sinh và chăm sóc con, nên tham gia các khóa học về cách nuôi dạy con nhằm tránh tình trạng lo lắng, bỡ ngỡ khi sinh con, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu sinh nở
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời nên tránh ra các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước có gas,…
- Duy trì tập luyện, vận động nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, yoga, nghe nhạc thư giãn giúp nâng cao thể trạng và giúp tinh thần thoải mái hơn, cải thiện khả năng tập trung
- Tránh tạo áp lực cho bản thân, chấp nhận những thiếu sót và cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nuôi dạy con được tốt hơn
- Tham vấn những chuyên gia, bác sĩ tâm lý có trình độ chuyên môn cao, đáng tin cậy
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường gặp ở nhiều phụ nữ sau khi sinh nở. Tuy nhiên, tránh chủ quan vì bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề hơn và gây ra những rủi ro. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiện tâm lý bất thường, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!