Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong đó có khoảng 25% tỷ lệ trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì. Trầm cảm ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra, thường dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường ở tuổi dậy thì.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Ở độ tuổi 10 – 18, khi con có những thay đổi bất thường trong hành vi cũng như tính cách, nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan cho rằng đây chỉ là hiện tượng tâm lý bình thường khi cơ thể con dậy thì. Thế nhưng thực tế thì, thay đổi tâm lý hay có các hành vi bất thường với những biến đổi tiêu cực rất có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Nếu không sớm phát hiện và kịp thời điều trị, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần cũng như tương lai của trẻ. 

Một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh sớm nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:

  • Tính cách thay đổi, hay buồn rầu, chán nản, thiếu năng lượng, không có sức sống, khuôn mặt ảm đạm, không còn hoạt bát như trước nữa
  • Luôn cảm thấy tội lỗi, vô dụng, thất vọng về bản thân, có xu hướng không hài lòng khi không hoàn thành tốt công việc hoặc không muốn làm bất cứ việc gì
  • Hay nóng nảy, dễ tức giận vô cớ, khó kiềm chế cảm xúc của bản thân, thậm chí đôi khi trẻ có có hành vi la hét, đập phá đồ đạc, làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh
  • Có suy nghĩ tiêu cực, có xư hướng cô lập xa lánh những người xung quanh, cảm thấy bi quan không có động lực sống, không muốn giao tiếp với mọi người
  • Có xu hướng khép mình, không còn hứng thú với bất kỳ điều gì, kể cả với sở thích trước đây còn mình. Thường thích ngồi yên một chỗ, nằm lì trong phòng nhất là những nơi ít ánh sáng.
  • Nhạy cảm với những lời phê bình, chê bai làm trẻ bực tức, dễ tự ti và cảm thấy bản thân vô dụng.
  • Mất ngủ, thường gặp ác mộng, thức giấc sớm hoặc đột nhiên ngủ nhiều hơn
  • Khó tập trung, hay quên khiến trí nhớ bị suy giảm, ảnh hưởng không tốt đến thành tích học tập và chất lượng cuộc sống.
  • Nổi loạn, hay chống đối là biểu hiện thường gặp ở tuổi dậy thì, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Lúc này, trẻ hay chống đối, phản kháng cha mẹ hoặc người xung quanh, không muốn lắng nghe hay tiếp thu hành động nào của người khác.
  • Có xu hướng làm tổn thương bản thân, muốn giải thoát bản thân khỏi những mệt mỏi, tiêu cực, áp lực căng thẳng. Trẻ sẽ có kết hoạch, có suy nghĩ tự sát hoặc thực hiện hành vi tự sát. 

Nguyên nhân trầm cảm ở tuổi dậy thì

Nhiều người thường cho rằng trẻ con thì có vấn đề rắc rối, áp lực gì đâu mà trầm cảm. Thế nhưng, do tâm lý trẻ chưa hoàn thiện, trẻ không ngừng tiếp nhận những thay đổi của cơ thể và cuộc sống từ đó ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu không được quan tâm đúng cách, không có sự chia sẻ, giúp đỡ của cha mẹ, con rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm, khủng hoảng tâm lý. Trầm cảm ở trẻ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng thường liên quan đến các yếu tố như:

  • Thay đổi hormone trong cơ thể: Khi bước vào tuổi dậy thì, các hormone trong cơ thể của trẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể. Những loại hormone này hầu hết được sản xuất từ não bộ và cơ quan sinh dục, thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Thay đổi nội tiết tố hay chính xác hơn là nồng độ hormone tuyến giúp hoặc cortisol là một trong những yếu tố dễ gây trầm cảm cho trẻ.
  • Áp lực học tập: Trẻ ở tuổi dậy thì chưa hoàn toàn hoàn thiện về mặt tâm lý, cho nên nếu trẻ hoặc các bậc phụ huynh kì vọng hoặc đặt mục tiêu quá lớn cho việc học tập sẽ khiến trẻ phải chịu nhiều áp lực. Lúc này, trẻ dễ rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng, buồn phiền nhất là ở những kì thi quan trọng. Khi áp lực kéo dài, không được giải tỏa, trẻ không được nghỉ ngơi vui chơi hợp lý và không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của cha mẹ sẽ rất dễ bị trầm cảm.
Áp lực từ việc học tập, từ những kì vọng quá cao hay những lời chê bai, so sánh của các bậc phụ huynh là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trầm cảm
Áp lực từ việc học tập, từ những kì vọng quá cao hay những lời chê bai, so sánh của các bậc phụ huynh là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trầm cảm
  • Thiếu hạnh phúc, không được quan tâm: Trẻ sống trong một gia đình thiếu hạnh phúc, không được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ, hay chứng kiến mâu thuẫn gia đình hoặc gia đình trải qua biến cố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Yếu tố gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá tình trưởng thành của trẻ, khi trẻ tổn thương, không được quan tâm sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Do di truyền: Theo thống kê, có đến 40% các trường hợp trầm cảm ở trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền. Thông thường, khi liên quan đến yếu tố di truyền, từ khoảng 1 – 6 tuổi trẻ đã có các dấu hiệu trầm cảm, đến tuổi dậy thì thừng nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ có cha mẹ, người thân từng hoặc đang mắc trầm cảm cao gấp 3 lần so với các trẻ khác.
  • Áp lực từ môi trường bên ngoài: Trẻ không được tự quyết định các vấn đề của mình như học tập, vui chơi với bạn bè hoặc hay bị ba mẹ, nhà trường người thân chê bai, so sánh, tỏ ra thất vọng hoặc bị bạo lực học đường, bạo lực gia đình, thường xuyên bị bắt nạt… thường có xư hướng ngại giao tiếp, khép kín bản thân, mất niềm tin vào cuộc sống… 
  • Trẻ bị chấn thương tâm lý: Những trẻ thiếu thốn tình thường, hay gặp thất bại trong việc học tập, bị lạm dụng tình dục, mất người thân yêu, chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình… thường dễ bị sợ hãi, cảm thấy bản thân có lỗi, sống khép kín bản thân, hay xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực.
  • Nguyên nhân khác: Trẻ chơi với bạn bè xấu, gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè, bị lạm dụng, thường xuyên bị đánh đập, mắc bệnh mạn tính, ngoại hình thấp bé… cũng là những yếu tố khiến trẻ dễ bị trầm cảm, rối loạn tâm lý.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì rất dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì và thường bị các bậc phụ huynh bỏ qua. Tuy thường gặp nhưng trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng rất nguy hiểm, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đến thành tích học tập, năng lực giao tiếp và tương lai của trẻ. Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, dễ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có hành vi hoặc suy nghĩ tự sát, tìm đến cái chết để giải thoát bản thân. 

Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc điều trị bằng thuốc kết hợp với các biện pháp cải thiện tại nhà. Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, cha mẹ nên quan sát nhiều hơn và nên sớm đưa con thăm khám bác sĩ tâm lý để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu trẻ bị trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa thì có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, nếu trẻ bị trầm 

nặng thì cần kết hợp dùng thuốc điều trị và liệu pháp tâm lý. Cụ thể:

1. Liệu pháp tâm lý

Phù hợp với những trẻ trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa. Đây là phương pháp điều trị được các chuyên gia đánh giá cao, được khuyến khích áp dụng và mang lại hiệu quả hồi phục tốt cho người bệnh. Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị bằng lời nói nhằm cải thiện tình thần, sức khỏe, tháo gỡ những vấn đề trở ngại trong cảm xúc và hành vi của trẻ. 

Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để trị trầm cảm cho trẻ tuổi dậy thì
Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để trị trầm cảm cho trẻ tuổi dậy thì

Trong tâm lý trị liệu, trẻ sẽ gặp gỡ bác sĩ và trò chuyện về những vấn đề khúc mắc của mình từ đó tăng sự tự chấp nhận bản thân, tăng khả năng thấy hiểu, tìm kiếm giải pháp, giải tỏa cảm xúc, giúp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Không chỉ vậy, liệu pháp tâm lý còn giúp trẻ tăng trưởng nhân cách theo chiều hướng trưởng thành hơn, học cách đối diện với nỗi sợ hãi, thay đổi hành vi chưa tốt của bản thân và thoát khỏi những suy nghĩ bị quan, tiêu cực.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh và thể trạng của từ người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, các thuốc điều trị trầm cảm chỉ được sử dụng khi trẻ có xu hướng tự làm tổn thương bản thân. Các thuốc trị trầm cảm được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận là an toàn cho trẻ gồm Prozac (fluoxetin) dành cho trẻ từ 8 tuổi trở lên; Lexapro (escitalopram) dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra còn có Luvox (fluvoxamine), Anafranil (clomipramine), Zoloft (sertraline) cũng được chứng nhận là an toàn, có thể sử dụng cho trẻ. 

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị 
  • Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng, không tự ý ngưng thuốc
  • Hãy chú ý quan sát con thật cẩn thận trong thời gian dùng thuốc, nếu có tác dụng phụ cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ.

3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Để việc điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì đạt hiệu quả thì việc điều trị chỉ với bác sĩ hay thuốc không là chưa đủ mà cần có sự kết hợp giữa bác sĩ, gia đình và cả bạn bè của trẻ. Sau khi điều trị, nếu các triệu chứng của bệnh có xu hướng chuyển biến tích cực thì vẫn cần thăm khám định kỳ, thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, cha mẹ cần:

  • Tránh tạo áp lực cho trẻ, hãy dành thời gian lắng nghe, động viên, quan tâm, yêu hơn con
  • Không cố gắng kiểm soát các vấn đề của con, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội với bạn bè
  • Trò chuyện, chia sẻ với trẻ, có thể tổ chức những chuyến đi chơi, du lịch cùng những người thân trong gia đình
  • Khi trẻ không chịu chia sẻ, đừng bực bội tức giận, đừng bỏ rơi con mà hãy cố gắng kiên trì để trẻ thấy rằng con luôn được quan tâm, yêu thương
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, điều chỉnh lối sống khoa học cho trẻ
  • Quan tâm hơn đến các mối quan hệ ở trường của trẻ, nhất là những trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, không được thầy cô quan tâm.

Biện pháp phòng ngừa trầm cảm ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời điểm trẻ có nhiều biến đổi về tâm lý, sinh lý, hình thể cực kỳ phức tạp, đây cũng là lý do trẻ dễ gặp khủng hoảng, trầm cảm tuổi dậy thì hơn những lứa tuổi khác trong đời người. Để phòng ngừa và giúp trẻ tránh được tình trạng khủng hoảng, rối loạn trầm cảm tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần:

  • Thường xuyên giao tiếp với con, chia sẻ một cách chân thành và cởi mở để trẻ cảm thấy có thể trò chuyện với cha mẹ bất kỳ vấn đề gì
  • Chia sẻ với con những kinh nghiệm của bản thân, những vấn đề mà bố mẹ đã từng gặp phải khi trải qua tuổi dậy thì để con không cảm thấy lo lắng, đơn độc
  • Nên trang bị cho bản thân kiến thức về các rối loạn tâm sinh lý ở tuổi dậy thì bằng cách tìm hiểu qua sách báo, chuyên viên y tế hay bác sĩ để thu thập được những thông tin hữu ích
Chia sẻ, quan tâm con nhiều hơn, truyền đạt cho con những kinh nghiệm bản thân đã trải qua sẽ giúp trẻ không bị khủng hoảng tâm lý hay trầm cảm ở tuổi dậy thì
Chia sẻ, quan tâm con nhiều hơn, truyền đạt cho con những kinh nghiệm bản thân đã trải qua sẽ giúp trẻ không bị khủng hoảng tâm lý hay trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • Chú ý đến những hành vi của trẻ một cách khéo léo để sớm phát hiện những bất thường về tâm sinh lý của con. Nếu trẻ có sự thay đổi đột ngột, mạnh mẽ về hành vi, tâm lý thì rất có thể con đang có dấu hiệu sớm của khủng hoảng tâm lý, rối loạn lo âu, trầm cảm tuổi dậy thì
  • Nếu trẻ có biểu hiện tâm lý không bình thường, các bậc phụ huynh nên đưa con thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể; tránh cho trẻ tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực hay phim ảnh kinh dị…
  • Tuyệt đối không nên chê bai trách mắng trẻ trước mặt người khác, nhất là bạn bè, thầy cô; không so sánh con với bạn bè. Khi trẻ sai nên phân tích nhẹ nhàng, chia sẻ cùng con những vấn đề con đang gặp phải. 

Tóm lại, khủng hoảng tâm lý hay trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp ở lứa tuổi này, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ nếu không có sự quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh. Do đó, ngay khi trẻ có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến khủng hoảng tâm lý hoặc trầm cảm thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cùng chuyên mục

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là thuốc chống trầm cảm tuần hoàn, được sử dụng phổ biến trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì? Có gây tác dụng phụ không?

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là loại thuốc hỗ trợ điều trị được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại thuốc này có tác dụng tích...

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn