“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Trầm cảm ở trẻ ở có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ dến nặng và có thể biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau. 

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ

Thực tế, trầm cảm ở trẻ em được xem là rối loạn trầm cảm, được cho là biểu hiện bình thường ở giai đoạn này và chưa hoàn toàn là bệnh lý nến được can thiệp và điều chỉnh kịp thời. Rối loạn trầm cảm ở trẻ em có bản chất tương tự như trầm cảm ở người lớn. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tình trạng học tập, thậm chí còn hình thành nên những tính cách xấu, suy nghĩ cực đoan, có nhiều trường hợp trẻ còn tự tra tấn bản thân hoặc tìm đến cái chết.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, rối loạn trầm cảm thường kèm theo hành vi gây rối, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất gây nghiện. Rất ít các gia đình nhận ra trẻ bị trầm cảm, nhiều người thường cho rằng con đến tuổi phản nghịch, cứng đầu, không biết nghe lời, lười biếng, nhút nhát… Điều này vô hình trung khiến trẻ mất phương hướng, gây ra những hành vi sai lệch, đôi khi gây tổn thương cho bản thân thậm chí tự tử vì trầm cảm.

Để xác định con có bị trầm cảm hay không, bạn cần dành nhiều thời gian để quan sát, có thể sớm phát hiện qua một số dấu hiệu như:

  • Trẻ hay buồn bã, lo âu, có cảm giác “trống rỗng”, không biết suy nghĩ gì trong thời gian dài
  • Thường xuyên có cảm giác bi quan, tuyệt vọng; thấy mình vô dụng, bất lực, có cảm giác tội lỗi
  • Giảm hoặc mất hứng thú với các hoạt động hay sở thích trước đây
  • Thường hay cảm thấy mệt mỏi, thấy bản thân chậm lại, giảm năng lượng, không còn thấy trẻ tích cực như trước
  • Khó tập trung, khả năng tiếp thu kém, thành tích học tập có phần sa sút hơn so với trước đây
  • Thức giấc sớm, mất ngủ, thường gặp ác mộng hoặc ngủ nhiều
  • Giảm cân, ăn không ngon miệng hoặc tăng cân ăn quá nhiều
  • Hay cảm giác người bồn chồn, khó chịu, có thể kèm theo đau đầu, đau mạn tính, rối loạn tiêu hoá
  • Suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ về cái chết, tự tử hoặc nỗ lực tự tử
  • Khó chịu, hay tức giận, có xu hướng chống đối
  • Cách ly với xã hội, thường xuyên nhốt bản thân một mình trong phòng

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có một số biểu hiện có liên quan  trầm cảm như hay phàn nàn mệt mỏi, đau bụng, đau ngực, đau đầu; không muốn đến trường, vắng học, kết quả học tập kém, đề cập đến việc bỏ nhà đi; khó chịu, hay khóc lóc, thiếu hứng thú khi chơi với bạn bè, cách ly với xã hội, giao tiếp kém. Đôi khi, có những trẻ còn hay tránh người lạ, ngại đối đầu với thách thức, bám chặt lấy bố mẹ, thiếu quyết đoán, không tập trung, quá nhạy cảm, sợ bị từ chối; hay tức giận. Một số trẻ còn có hành vi liều lĩnh, lạm dụng chất gây nghiện hoặc rượu bia. 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em

Cũng giống như ở người lớn, ở trẻ em, tình trạng rối loạn trầm cảm vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố gây ra vấn đề này, có thể kể đến như:

1. Do di truyền

Theo một số nghiên cứu, có những trẻ đã mắc trầm cảm trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền. Các nghiên cứu này đã nhận thấy rằng, ADN cũng là yếu tố gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ mắc trầm cảm có liên quan đến gen di truyền. Tức là nếu ba mẹ hoặc người thân từng có tiền sử hoặc đang bị trầm cao thì tỷ lệ mắc trầm cảm ở con cao gấp 3 lần so với các bé khác.

2. Do thay đổi môi trường sống

Một số trẻ có thể bị trầm cảm do thay đổi môi trường sống đột ngột hoặc phải thường xuyên thay đổi môi trường sống, học tập. Đặc biệt, khi con không thể hoà nhập, thích nghi với môi trường mới trong khi tâm lý chưa phát triển toàn diện thì trẻ sẽ rất dễ bị trầm cảm. Lúc này, nếu ba mẹ không kịp thời hướng dẫn con, để con tự thích nghi, làm quen, áp lực và rào cản từ việc giao tiếp, thói quen sinh hoạt sẽ khiến con bỡ ngỡ, lạc lõng và dễ bị trầm cảm hơn bình thường.

Thường xuyên thay đổi môi trường sống khiến trẻ khó thích nghi, không thể hòa nhập với môi trường mới là một trong những yếu tố dễ khiến trẻ bị trầm cảm
Thường xuyên thay đổi môi trường sống khiến trẻ khó thích nghi, không thể hòa nhập với môi trường mới là một trong những yếu tố dễ khiến trẻ bị trầm cảm

3. Áp lực từ môi trường bên ngoài

Những căng thẳng từ môi trường bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm thường gặp cho trẻ. Lúc này, chúng tác động lên cơ thể, gây sự mất cân bằng sinh hoá não, nhất là các chất dopamine, norepinephrine, serotonin. Thường đến từ các vấn đề như:

  • Áp lực học tập từ cha mẹ, nhà trường; cha mẹ đặt mục tiêu quá cao, bắt buộc con dành quá nhiều thời gian cho việc học; hay phê bình, chê bai, tỏ ra thất vọng hay so sánh con với những đứa trẻ khác
  • Trẻ bị áp đặt, không được tự quyết định các vấn đề về vui chơi sinh hoạt hay thậm chí là học tập. Lúc này, con sẽ thấy mình không được tôn trọn, không được đưa ra lựa chọn của bản thân, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình
  • Bạo lực học đường, trẻ bị bắt nạt, thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh khiến con khép kín bản thân, ngại giao tiếp với bạn bè, ngày càng sợ sệt, nhút nhát, mất niềm tin vào cuộc sống…

4. Trẻ bị chấn thương tâm lý

 Trẻ con là đối tượng cần được bảo bọc và yêu thương, trẻ rất dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và đặc biệt là rất dễ gặp các vấn đề về tâm lý. Có rất nhiều trẻ bị rối loạn trầm cảm sau khi trải qua sự thiếu thốn, khi bị căng thẳng, gặp mất mát trong cuộc sống. Một số vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ có thể kể đến như bị lạm dụng tình dục, học tập thất bại, mất đi người thân yêu. 

Ngoài ra, cũng có những trẻ bị ảnh hưởng từ yếu tố gia đìn, thiếu tình thương của ba mẹ, chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình. Khi trẻ gặp các vấn đề trên, con sẽ có xu hướng sợ hãi, cảm thấy bản thân có lỗi, muốn khéo kín bản thân hoặc thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

5. Yếu tố khác

Một số yếu tố có thể tác động đến tâm lý trẻ, gây ra tình trạng rối loạn trầm cảm ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hoà nhập với bạn bè, thầy cô ở trường
  • Bị lạm dụng, thường xuyên bị la mắng, đánh đập, thiếu tình thương
  • Lạm dụng hoặc nghiện rượu bia, thuốc lá, thậm chí là ma tuý
  • Sinh non, nhẹ cân, chấn thương sọ não, mắc bệnh mạn tính. 

Rối loạn trầm cảm ở trẻ em tuy thường gặp, nhưng nếu không được sự quan tâm đúng mực của các bậc phụ huynh con sẽ rất dễ gặp phải các hậu quả nặng nề về việc phát triển cảm xúc, năng lực giao tiếp, học tập, phát triển sự nghiệp. Trẻ bị rối loạn trầm cảm cũng rất dễ lạm dụng sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý hoặc tìm đến cái chết.

Các dạng rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em

Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên được chia thành nhiều dạng gồm rối loạn khí sắc, rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm hỗn hợp. Cụ thể: 

1. Rối loạn khí sắc

Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm ít gặp, thời gian kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường gặp phải chứng ù tai hoặc thường xuyên tức giận dai dẳng trong thời gian dài. Trẻ cũng có một số biểu hiện khác như mất ngủ hoặc bị đau nửa đầu; ăn quá nhiều hoặc chán ăn; kém tập trung; thường cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng; hay bi quan, tuyệt vọng; dễ bị lạm dụng… 

Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm ít gặp nhưng kéo dài có triệu chứng điển hình là tức giận dai dẳng, hay ù tai
Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm ít gặp nhưng kéo dài có triệu chứng điển hình là tức giận dai dẳng, hay ù tai

2. Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Là chứng rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em, kéo dài trên 2 tuần. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là sau độ tuổi dậy thì, dạng rối loạn trầm cảm này có nguy cơ tái phát cao. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:

  • Cảm thấy buồn hoặc khi người ngoài nhìn vào thấy trẻ có vẻ buồn, khó chịu
  • Giảm hứng thú, mất hứng thú không cảm giác thích thú trong hầu hết các hoạt động
  • Tăng cân hoặc giảm cân; tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn
  • Chậm phát triển hoặc dễ kích động về tâm thần, tâm lý
  • Thường xuyên mệt mỏi, mất năng lượng
  • Mất ngủ hoặc thường hay cảm giác đau nửa đầu
  • Giảm khả năng tập trung, không quyết đoán, giảm khả năng suy nghĩ
  • Hay mệt mỏi, không có năng lượng khi làm bất cứ việc gì
  • Thường nghĩ về cái chết, lên kết hoạch hoặc có ý tưởng tự tử
  • Cảm thấy vô dụng, không được yêu thương, sợ bị từ chối, chối bỏ… 

3. Rối loạn trầm cảm hỗn hợp

Là tình trạng rối loạn có liên quan đến các hành vi như khó kiểm soát, liên tục khó chịu, hay gặp ở lứa tuổi 6 – 10. Ngoài ra, khi bị rối loạn tâm trạng hỗn hợp trẻ cũng xuất hiện những rối loạn khác như thường phản đối, chống đối, tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, hiếu động quá mức. Trẻ cũng có các cơn kích thích thường xuyên hết sức nghiêm trọng như gây tổn thương người khác, hay giận dữ vô cớ với tuần suất trên 3 lần/tuần. Trẻ bị trầm cảm ở dạng này cũng hay cáu kỉnh, vẻ tức giận hiện diện mỗi ngày, hay bùng nổ khó chịu không phù hợp với hoàn cảnh. 

Cách khắc phục chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, có thể điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc điều trị bằng thuốc. Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, các bậc phụ huynh nên có biện pháp can thiệp kịp thời, đừng chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của con. Trầm cảm cần sớm được phát hiện, chẩn đoán và điều trị để giảm tình trạng bệnh lý, nguy cơ trẻ có những hành vi không thích hợp hay thậm chí là nguy cơ tử vong. Cách tốt nhất nên đưa con thăm khám bác sĩ, trao đổi nhiều hơn với bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.

Các biện pháp điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, cần có sự kết hợp giữa bác sĩ với gia đình và nhà trường. Nếu trẻ rối loạn trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa thì có thể để trị bằng liệu pháp tâm lý. Nhưng nếu rối loạn trầm cảm nặng thì cần kết hợp tâm lý trị liệu với liệu pháp hóa dược. Tức là dùng các thuốc điều trị để chống trầm cảm, thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc. Trẻ cần được khám lại hàng tuần, nhất là trong 4 tuần đầu tiên với sự theo dõi của bác sĩ, các bậc phụ huynh trong suốt quá trình điều trị.

Trẻ bị trầm cảm cần sự quan tâm, sẻ chia và nỗ lực nhiều hơn của các bậc phụ huynh
Trẻ bị trầm cảm cần sự quan tâm, sẻ chia và nỗ lực nhiều hơn của các bậc phụ huynh

Điều trị rối loạn trầm cảm cho trẻ cần rất nhiều thời gian cũng những sự nỗ lực của các bậc cha mẹ. Sau khi điều trị ít nhất 1 năm, các triệu chứng của bệnh dần chuyển biến tích cực thì cần thăm khám định kỳ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện tâm lý trị liệu đều đặn. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần:

  • Tránh tạo áp lực cho trẻ, tránh làm trẻ căng thẳng, sang chấn tâm lý
  • Khi trẻ không chịu chia sẻ, đừng từ bỏ, đừng bỏ rơi con mà hãy kiên trì, cố gắng vì con
  • Tạo thói quen cho con ngủ đủ giấc, dậy đúng giờ
  • Cùng con hoặc cho con tham gia nhiều hơn vào các hoạt động vui chơi giải trí
  • Yêu thương, quan tâm, dành thời gian bên con và trò chuyện với con nhiều hơn
  • Lắng nghe, động viên, đồng cảm, chia sẻ với con những điều con đã và đang trải qua
  • Cho trẻ bổ sung đủ vitamin và có chế độ ăn uống hợp lý
  • Quan tâm, chú ý đến các mối quan hệ của trẻ ở trường
  • Thường xuyên liên hệ với nhà trường, giáo viên, bạn bè của trẻ để giúp trẻ tự tin hòa nhập với bạn bè và học tập tốt hơn. 

Đối với các trường hợp rối loạn trầm cảm cấp tính, đặc biệt khi có ý định hoặc hành vi tự tử thì nên đưa con nhập viện. Việc điều trị trầm cảm ở trẻ em và thành thiếu niên sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống trầm cảm cho con, việc dùng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ vì thuốc điều trị đôi khi sẽ kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn. 

Phòng ngừa rối loạn trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em rất khó để nhận biết, đặc biệt là khi các bậc cha mẹ bận rộn, không có nhiều thường gian chăm sóc con, nghĩ rằng con đến tuổi ngỗ nghịch, không vâng lời nữa. Điều này vô tình khiến tình trạng bệnh của con trở nên nghiêm trọng hơn, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Dù đã được điều trị hay chưa có dấu hiệu trầm cảm, cha mẹ nên quan sát, trò chuyện, dành nhiều thời gian hơn cho con và nên thực hiện các biện pháp phòng tránh như:

  • Không làm trẻ xấu hổ, tránh chê bai, trách mắng trẻ, so sánh con với đứa trẻ khác đặc biệt là khi có người ngoài. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên phân tích nhẹ nhàng, thay vì đánh mắng con thì hãy động viên, chia sẻ với con vấn đề mà con đang gặp phải để bé cố gắng hơn. 
  • Rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi lành mạnh, cho con tham gia vào các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Tạo thói quen tốt cho bé, dạy bé làm việc nhà, hướng dẫn bé tự đặt ra những mục tiêu riêng cho bản thân để nỗ lực hơn mỗi ngày.
Cho con tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các môn thể thao vận động là cách phòng ngừa rối loạn trầm cảm cho con rất tốt
Cho con tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các môn thể thao vận động là cách phòng ngừa rối loạn trầm cảm cho con rất tốt
  • Hãy cố gắng dành thời gian lắng nghe con, đừng vội đưa ra đánh giá hay phản bác quan điểm của trẻ. Nếu suy nghĩ của bé là chưa phù hợp thì nên phân tích và giải thích cho con hiểu để tránh khiến trẻ có cảm giác không được tôn trọng.
  • Dành thời gian quan sát trẻ, chú ý đến những biểu hiện bất thường trong lời nói, suy nghĩ của con để phát hiện vấn đề mà trẻ gặp phải, chỉ nên quan sát chứ không nên giám sát. Trẻ con cũng cần được tự lập, được tôn trọng chứ không phải “trẻ con thì biết gì đâu mà nói”.
  • Dành nhiều tình thương cho trẻ, đặc biệt là khi cha mẹ bất hòa, gia đình gặp biến cố thhif nên chú tâm hơn đến cảm xúc của trẻ vì lúc này trẻ có nguy cơ bị trầm cảm rất cao.
  • Hướng dẫn con cách xử lý khi bị bắt nạt, bị bạo hành, chia sẻ quan tâm và làm bạn với con để con có thể thoái mái nói ra những vấn đề trẻ đang gặp phải.
  • Hạn chế thay đổi môi trường sống, nhất là khi trẻ dưới 12 tuổi vì lúc này tâm lý trẻ chưa phát triển toàn diện, thường xuyên thay đổi môi trường học tập, sinh hoạt sẽ khiến trẻ khó có thể thích nghi.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em tuy thường gặp nhưng lại không thể tự hết mà cần được sớm phát hiện, thăm khám cũng như có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu sớm phát hiện, trẻ có thể được điều trị bằng liệu phát tâm lý, không cần phải dùng đến thuốc, từ đó không gây tác dụng phụ, đồng thời có thể định hướng cho trẻ phát triển tốt hơn.

Cùng chuyên mục

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là thuốc chống trầm cảm tuần hoàn, được sử dụng phổ biến trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì? Có gây tác dụng phụ không?

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là loại thuốc hỗ trợ điều trị được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại thuốc này có tác dụng tích...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong...

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống trầm cảm thường được bác sĩ kê đơn cho người có dấu hiệu bệnh ở mức độ trung bình đến nặng. Loại thuốc này giúp cải thiện tâm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn