Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

11 Dấu Hiệu Trầm Cảm Nặng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Lúc này người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa cả tính mạng do luôn có suy nghĩ về cái chết và cố gắng tìm cách tự tử.

trầm cảm nặng
Bệnh trầm cảm không sớm điều trị có thể tiến triển nặng kèm theo nhiều rủi ro nghiêm trọng

Tìm hiểu trầm cảm nặng là gì?

Bệnh trầm cảm nặng có tên tiếng Anh là Major depressive disorder (viết tắt: MDD), đề cập đến giai đoạn tiến triển nặng của bệnh trầm cảm. Lúc này, các triệu chứng sẽ biểu hiện tồi tệ và kéo dài hơn so với giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa. Thậm chí người bệnh luôn thường trực suy nghĩ về cái chết và cố gắng thực hiện hành vi tự sát.

Số liệu thống kê cho thấy, có đến 10 – 15% số người trưởng thành sẽ trải qua ít nhất một cơn trầm cảm nặng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Do ảnh hưởng của nội tiết tố, các yếu tố gây căng thẳng cũng như quá trình sinh nở mà tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gần gấp đôi nam giới.

Bệnh trầm cảm nặng không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Số người tự sát liên quan đến căn bệnh này lên đến 70% tổng số trường hợp tự sát trên toàn cầu. Gần đây, các vụ tự tử có liên quan đến trầm cảm ở Việt Nam cũng đang không ngừng gia tăng, trở thành vấn đề đáng báo động.

Trầm cảm nặng là một căn bệnh rối loạn tâm thần mãn tính, có nguy cơ tái phát rất cao. Theo các chuyên gia, tỷ lệ tái phát sau đợt 1 rơi vào khoảng 50%, sau đợt 2 là khoảng 70% và sau đợt 3 lên đến khoảng 90%. Ngoài ra, có đến khoảng 5 – 10% người bệnh MDD sẽ phát triển bệnh rối loạn lưỡng cực.

Nghiên cứu 11 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm nặng

So với giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa thì các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng thường có xu hướng kéo dài và tồi tệ hơn. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:

– Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực:

Bệnh trầm cảm càng tiến triển nặng thì sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến cách mà bạn cảm nhận về cuộc sống nói chung. Triệu chứng phổ biến nhất có thể là cái nhìn vô vọng và bất lực về cuộc sống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy bản thân vô giá trị. Từ đó sinh ra cảm giác tự chán ghét bản thân hoặc luôn có cảm giác tội lỗi không phù hợp. Những suy nghĩ này diễn ra thường xuyên và có xu hướng lặp đi lặp lại gây ám ảnh trong đầu.

dấu hiệu trầm cảm nặng
Người bị trầm cảm nặng luôn thường trực cảm giác tuyệt vọng, bất lực và tội lỗi

– Mất hứng thú:

Khi bệnh tiến triển nặng thì bạn có thể rút lui khỏi các hoạt động thể thao, sở thích hoặc thậm chí là không còn muốn đi chơi với bạn bè. Thêm một vấn đề khác mà bạn có thể mất hứng thú chính là tình dục. Triệu chứng có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục hoặc thậm chí là bất lực.

– Mệt mỏi gia tăng:

Bệnh trầm cảm càng tiến triển nặng thì bạn sẽ càng cảm thấy thiếu năng lượng. Điều này khiến cho cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và ủ rũ. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong mọi hoạt động thường ngày.

– Gặp các vấn đề về giấc ngủ:

Các chuyên gia cho biết, bệnh trầm cảm và chứng mất ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Chúng không chỉ tác động qua lại lẫn nhau mà còn khiến cho nhau trở nên tồi tệ hơn. Những người bị trầm cảm nặng thường bị thiếu ngủ, mất ngủ và dẫn tới lo lắng.

– Lo lắng quá mức:

Trầm cảm và lo lắng là hai tình trạng có xu hướng xảy ra cùng nhau. Bệnh trầm cảm càng tồi tệ thì mức độ lo lắng cũng càng gia tăng. Người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, nhịp tim nhanh, thở gấp, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, khó tập trung,…

– Thay đổi về cân nặng và cảm giác thèm ăn:

Cảm giác thèm ăn và cân nặng có thể thay đổi ở những người bị trầm cảm nặng. Một số người luôn có cảm giác thèm ăn và bị tăng cân. Trong khi người khác có thể chán ăn, không cảm thấy đói và bị giảm cân.

– Thường xuyên cáu gắt:

Bệnh trầm cảm nặng được cho là có sự ảnh hưởng khác nhau đối với các giới tính. Nam giới bị trầm cảm thường hay cáu gắt, tức giận không đúng chỗ hoặc trốn tránh. Ngoài ra một số người còn lạm dụng chất kích thích để xoa dịu đi triệu chứng mà họ gặp phải.

– Không thể kiểm soát cảm xúc:

Bệnh trầm cảm càng tiến triển nặng thì khả năng kiểm soát của người bệnh sẽ càng giảm đi. Cơn tức giận có thể bộc phát mặc dù không có sự tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, một số người còn tự nhiên bật khóc nức nở mà không thể kiểm soát được.

– Suy nghĩ về cái chết luôn thường trực:

Những người bị trầm cảm nặng luôn có cảm giác tuyệt vọng không lối thoát. Do đó, hầu hết người bệnh đều có suy nghĩ về cái chết rất nặng nề. Cuối cùng họ sẽ cố gắng lập kế hoạch để tự sát.

– Các triệu chứng cơ thể:

Bên cạnh các triệu chứng về cảm xúc thì những người mắc bệnh trầm cảm nặng còn thường xuyên gặp phải các triệu chứng thể chất đi kèm. Chẳng hạn như buồn nôn, đau ngực, thở gấp, đau lưng, chuột rút, đau đầu, suy nhược,…

– Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần:

Đây là một thể trầm cảm nặng rất nghiêm trọng, bên cạnh những triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm thì người bệnh còn gặp ảo giác và hoang tưởng. Trầm cảm loạn thần có xu hướng phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi.

dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng
Bệnh trầm cảm nặng có thể kèm theo các triệu chứng loạn thần

Nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm tiến triển nặng

Bệnh trầm cảm ở giai đoạn vừa và nhẹ không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời được cho là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất gây ra trầm cảm nặng. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể liên quan bao gồm:

  • Stress kéo dài: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhất là những người đang có sẵn bệnh trầm cảm thì việc gặp phải các sang chấn tâm lý có thể khiến cho bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.
  • Giới tính: Như đã đề cập, tỷ lệ phụ nữ mắc phải bệnh trầm cảm nặng cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân thường liên quan đến nội tiết tố, ảnh hưởng của quá trình sinh đẻ cũng như các yếu tố gây căng thẳng khác.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý: Các bệnh lý như u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ,… không chỉ là nguyên nhân gây ra mà còn khiến cho bệnh trầm cảm tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Mất ngủ thường xuyên: Trầm cảm và mất ngủ có liên quan mật thiết đến nhau. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên được cho là có thể khiến các triệu chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

Trầm cảm nặng nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm nặng chính là giai đoạn tiến triển nghiêm trọng của bệnh trầm cảm nên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp trầm cảm nặng chính là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Đồng thời tổ chức này cũng dự báo đến năm 2030 thì căn bệnh này có thể là nguyên nhân hàng đầu.

Trầm cảm nặng không được điều trị kịp thời và tích cực có thể gây ra rất nhiều vấn đề đáng quan ngại. Trước hết, nó gây suy giảm chức năng một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, căn bệnh này còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm rõ rệt.

Một số biến chứng đáng chú ý của MDD bao gồm:

  • Làm nghiêm trọng thêm các bệnh thể chất đi kèm. Điển hình như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh mạch vành.
  • Người bệnh có thể phát triển các hành vi tự hủy hoại bản thân giống như một cơ chế đối phó.
  • Phát triển rối loạn sử dụng chất kích thích và rối loạn lo âu làm gia tăng hơn nữa nguy cơ tự sát.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, có đến khoảng 2/3 số người mắc chứng trầm cảm nặng thường xuyên suy nghĩ về cái chết và có ý định tự tử. Trong đó, có đến khoảng 10 – 15% trong số này cố gắng tìm đến hành vi tự sát.

Đối với những người bệnh không có triệu chứng loạn thần và nghiêm túc điều trị thì có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. Trường hợp bệnh khởi phát ở người lớn tuổi, có rối loạn tâm thần đi kèm và nhập viện nhiều lần thì tiên lượng sẽ xấu đi.

Cách điều trị bệnh trầm cảm nặng hiệu quả

Bệnh trầm cảm khi đã tiến triển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Kế hoạch điều trị thường phải kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm cả chăm sóc y tế cùng các chiến lược tự lực mới có thể giải quyết tốt vấn đề.

Các phương pháp có thể được áp dụng cho bệnh trầm cảm nặng bao gồm:

1. Tâm lý trị liệu

Bệnh trầm cảm dù đang ở bất cứ giai đoạn nào thì tâm lý trị liệu vẫn luôn là phương pháp được ưu tiên. Người bệnh cần tìm gặp chuyên gia tâm lý để được trao đổi và áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp.

điều trị bệnh trầm cảm nặng
Tâm lý trị liệu luôn là phương pháp điều trị ưu tiên cho bất cứ giai đoạn nào của bệnh trầm cảm

Trước hết, chuyên gia sẽ nói chuyện với người bệnh để nắm rõ triệu chứng cùng với các vấn đề liên quan khác. Sau đó sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh tình, loại bỏ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thiếu lành mạnh. Đồng thời cung cấp thêm cho người bệnh các kỹ năng để đối phó với căng thẳng hiệu quả.

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu các liệu pháp tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)
  • Liệu pháp giữa các cá nhân
  • Liệu pháp tâm động học
  • Trị liệu nhóm

Quá trình điều trị tâm lý cần có thời gian để phát huy tốt tác dụng nên người bệnh cần kiên trì. Đây là giải pháp an toàn, có thể áp dụng xuyên suốt để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát trong tương lai.

2. Thuốc chữa trầm cảm nặng

Đối với các trường hợp bị trầm cảm nặng thì sử dụng thuốc được cho là phương pháp ưu tiên song song với điều trị tâm lý. Thuốc thường được kê toa để giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh. Từ đó làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Một số loại thuốc có thể được kê toa bao gồm:

Mặc dù có thể hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng nhưng việc dùng thuốc hoàn toàn không phải là phương pháp lâu dài. Bởi thuốc không giúp giải quyết được căn nguyên của vấn đề, hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Bất cứ loại thuốc nào cũng cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trường hợp thuốc không đáp ứng với triệu chứng hoặc gây ra các phản ứng phụ thì cần báo ngay cho bác sĩ được biết để có sự điều chỉnh kịp thời. Riêng với nhóm thuốc chống trầm cảm, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột khi chưa nhận được chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Các phương pháp can thiệp khác

Bên cạnh việc điều trị tâm lý và sử dụng thuốc thì một số phương pháp khác cũng đã được chứng minh là có thể mang lại lợi ích cho quá trình kiểm soát bệnh trầm cảm nặng. Chẳng hạn như:

– Liệu pháp chống co giật (ECT):

Liệu pháp này được áp dụng khá phổ biến, nhất là trong trường hợp bệnh trầm cảm nặng không đáp ứng tốt với các phương pháp khác. ECT mang lại một số lợi ích nhất định cho gần 75% người bệnh bị hưng cảm, trầm cảm nặng, rối loạn tâm thần,… Tuy nhiên tác dụng của phương pháp thường bị hạn chế dần theo thời gian. Hơn nữa nó cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

– Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS):

VNS đã được FDA chấp thuận là phương pháp hỗ trợ điều trị lâu dài cho những người bị trầm cảm nặng kháng trị. Nó được áp dụng khi người bệnh đã thử nghiệm ít nhất 4 lần với thuốc nhưng không đáp ứng. Để thực hiện kích thích dây thần kinh phế vị, bác sĩ sẽ cấy ghép một thiết bị giống như máy tạo nhịp tim vào cơ thể thông qua phẫu thuật.

– Kích thích từ xuyên sọ (TMS):

Đây cũng là một phương pháp có thể được cân nhắc cho các trường hợp trầm cảm nặng kháng trị. TMS có khả năng kích thích các tế bào thần kinh trong não có liên quan tới tâm trạng. Từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm. Mặc dù TMS không thể giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nó sẽ mang đến một sự hỗ trợ rất tốt.

4. Điều chỉnh lối sống

Theo đánh giá từ các chuyên gia thì việc điều chỉnh lối sống được cho là một phần không thể thiếu của quá trình điều trị bệnh trầm cảm nặng. Ngoài giúp nâng đỡ thể chất và tinh thần thì nó còn hỗ trợ tốt cho các phương pháp điều trị chuyên sâu.

hỗ trợ điều trị và phòng ngừa trầm cảm nặng
Duy trì lối sống lành mạnh mang đến sự hỗ trợ tuyệt vời cho người bị trầm cảm nặng

Hơn nữa, việc thay đổi lối sống còn là một chiến lược tuyệt vời giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trầm cảm tái phát trong tương lai. Các vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Dành tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Tập thể dục đều đặn giúp làm tăng các chất hóa học trong não ảnh hưởng tốt đến tâm trạng. Chẳng hạn như endorphin và serotonin.
  • Cần giữ liên lạc với bạn bè và người thân. Nên chủ động chia sẻ vấn đề của mình với một người thân đáng tin cậy để được chia sẻ, đồng cảm. Ngoài ra có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, lớp học năng khiếu hay một câu lạc bộ.
  • Thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và cân bằng dưỡng chất trong ngày. Chú ý bổ sung nguồn dưỡng chất cân bằng từ các thực phẩm tươi sạch. Chẳng hạn như rau củ quả tươi, carbohydrate phức hợp và protein lành mạnh.
  • Nếu bạn gặp phải căng thẳng hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề để có cách giải quyết. Tốt nhất nên dành thời gian nghỉ ngơi, đừng làm việc quá sức, nhất là khi đang có vấn đề tâm lý. Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp như ngồi thiền, yoga, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương,… để kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
  • Cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt chú ý đến giấc ngủ vào ban đêm. Muốn ngủ ngon giấc cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh giấc ngủ và cố gắng đi ngủ sớm. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả hơn.

Trầm cảm nặng là chứng rối loạn tâm thần xảy ra tương đối phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kiên trì với kế hoạch điều trị kết hợp với điều chỉnh lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn sớm kiểm soát bệnh tình và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

yêu người bị trầm cảm

Thách thức khi yêu người bị trầm cảm và lời khuyên cho bạn

Yêu một người bị trầm cảm chính là thách thức rất lớn với bất cứ ai. Ngoài sự yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu thì bạn cần trở thành...

trầm cảm cười là gì

Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười - rối loạn cảm xúc bên trong, nụ cười vui vẻ bên ngoài. Sau tất cả, đây lại là một trạng thái cảm xúc xuất...

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Làm sao phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không hay làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn