Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, theo một số nghiên cứu, khả năng mắc trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ hiện nay cao hơn khoảng 51% so với thế hệ trước, có khoảng 25% phụ nữ ở thế hệ này mắc trầm cảm khi mang thai. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và điều trị vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, có khoảng 14 - 23% mẹ bầu gặp phải tình trạng này
Trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, có khoảng 14 – 23% mẹ bầu gặp phải tình trạng này

Triệu chứng nhận biết trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc tương đối nghiêm trọng và là nguyên nhân gây khuyết tật và tự tử hàng đầu thế giới. Đây là bệnh lý về tâm lý rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là những người thường xuyên chịu áp lực, chịu quá nhiều stress, trải qua cú sốc tinh thần lớn, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc, hành động, suy nghĩ của người bệnh và kèm theo nhiều vấn đề về thể chất lẫn tinh thần, đôi khi còn khiến người bệnh tự huỷ hoại bản thân. 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ người mắc trầm cảm chiếm 4% dân số, con số này đang ngày một có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Trầm cảm khi mang thai là chứng rối loạn cảm xúc ở mẹ bầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm trạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Lý do là mang thai là hành trình mang đến vô vàn cảm xúc cho mẹ bầu, mẹ không chỉ thay đổi về vẻ bề ngoài mà lối sống, suy nghĩ cũng thay đổi rất nhiều. Kèm theo đó là sự thay đổi nội tiết tố, sự gia tăng của một số hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu nhạy cảm, thường suy nghĩ, lo lắng nhiều hơn…

Trầm cảm khi mang thai sẽ không tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Để có biện pháp khắc phụ, mẹ bầu và người thân cần nắm được các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh. Trầm cảm khi mang thai có thể được nhận biết qua một số triệu chứng như:

  • Lo lắng quá mức, liên tục suy nghĩ bất an về sức khoẻ của bản thân và an nguy của thai nhi
  • Dễ thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, nhạy cảm, tâm trạng thay đổi đột ngột, khả năng tập trung kém
  • Không quyết đoán, khó đưa ra quyết định, sự lựa chọn của mình trước một vấn đề nào đó
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, có những dấu hiệu như mộng du, thường xuyên gặp ác mộng khi mang thai. Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp ở bất kỳ thai phụ nào nhưng nếu kèm theo mộng du, ác mộng thì nên cân nhắc vì rất có thể thai phụ đang mắc trầm cảm
  • Thương xuyên nghĩ đến việc phá thai hoặc muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân.

Ngoài ra, một số triệu chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu thường gặp có thể là buồn bã, khóc mà không rõ lý do; có xu hướng thu mình, cô lập bản thân với gia đình, bạn bè; lúc thèm ăn liên tục, lúc lại chẳng muốn ăn gì; mệt mỏi quá mức, dễ cáu kỉnh, hay hoang mang, hoảng loạn.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Theo thống kê, trầm cảm khi mang thai là tình trạng thường gặp, trung bình có khoảng 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm. Bệnh có xu hướng ngày càng phổ biến, trở thành nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, bệnh rất khó phát hiện nếu mẹ bầu không biết về vấn đề mình đang gặp phải hoặc khi mẹ có xu hướng che đậy cảm xúc. Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai, các yếu tố tác động đến bệnh thường gặp là rối loạn hormon, thay đổi thể chất, ảnh hưởng tâm lý… Cụ thể:

  • Do thay đổi hormone: Khi mang thai, lượng estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên gây ra tình trạng rối loạn, thay đổi cảm xúc cũng như tâm lý của mẹ bầu. Đây là lý do khiến bà bầu nhạy cảm, dễ cáu gắt, dễ khóc, thay đổi cảm xúc đột ngột… 
Khi bị trầm cảm, mẹ bầu thường thay đổi cảm xúc đột ngột, dễ khóc, dễ cáu gắt và nhaỵ cảm với mọi vấn đề hơn
Khi bị trầm cảm, mẹ bầu thường thay đổi cảm xúc đột ngột, dễ khóc, dễ cáu gắt và nhạy cảm với mọi vấn đề hơn
  • Do biến cố thai kỳ trước gặp phải: Nếu ở lần mang thai trước mẹ bị sảy thai, sinh non, thai lưu… thì ở thai kỳ này mẹ sẽ căng thẳng hơn, lo lắng hơn về an toàn của thai nhi dẫn đến những bất ổn về tâm lý cho mẹ bầu.
  • Do nguy cơ ở thai kỳ lần này: Mẹ bầu gặp các vấn đề như doạ sinh non, tiền sản giật, rau tiền đạo, thai chậm tăng trưởng… khiến tâm lý mẹ thấp thỏm lo lắng cũng có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai. 
  • Mang thai ngoài ý muốn: Khi mẹ bầu mang thai ngoài ý muốn, thường xuyên chịu ánh mắt nhòm ngó và thái độ của người xung quanh, mang thai khi chưa chuẩn bị sẵn tâm lý khiến mẹ suy nghĩ tiêu cực cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị trầm cảm.
  • Áp lực tài chính: Mẹ mang thai khi điều kiện kinh tế thiếu thốn, thiếu sự hỗ trợ từ chồng, không được chồng quan tâm sẻ chia khiến mẹ suy nghĩ nhiều hơn.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có thể khiến mẹ dễ bị trầm cảm khi mang thai có thể kể đến như áp lực từ xã hội, cuộc sống bận rộn lo toan nhiều hơn; do di truyền; do rối loạn tuyến giáp hoặc do mẹ bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục, bị đối xử thiếu tôn trọng… 

Cách khắc phục tình trạng trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ mẹ bầu mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Ở những mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu nếu không được điều trị có thể gây sẩy thai, sinh non, thai kém phát triển, sinh con nhẹ cân, rối loạn hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ sau sinh, tự kỉ, rối loạn cảm xúc… Riêng đối với mẹ bầu, nếu không được chăm sóc và điều trị, mẹ có thể thực hiện những hành vi tiêu cực như nghiên ma tuý, hút thuốc, uống rượu, muốn bỏ phá thai, tự tử… 

Để khắc phục tình trạng trầm cảm khi mang thai, có nhiều cách như:

1. Đơn giản hoá vấn đề

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu dễ suy nghĩ, lo âu nhiều hơn, nhất là những mẹ thường xuyên chịu các áp lực từ công việc, từ xã hội, thậm chí là từ những người xung quanh. Lúc này, mẹ tốt nhất không nên cố sức để làm mọi việc như bình thường, hãy yêu thương và ưu tiên bản thân, không cần quan tâm đến bất kỳ lời soi mói, chỉ trích của ai hết, hãy đặt bản thân và con mình lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Mẹ nên dành nhiều thời gian cho bản thân, chăm sóc bản thân nhiều hơn và cố gắng đừng suy nghĩ đến những chuyện không vui khiến bản thân buồn phiền nữa. 

2. Tìm sự đồng cảm ủng hộ

Những cảm xúc tiêu cực dù mẹ có nói ra hay không thì đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé cưng sau này. Do đó, để thoát khỏi chúng, mẹ nên tâm sự những điều bản thân lo lắng, sợ hãi với những người xung quanh, đặc biệt là chồng, người thân và bạn bè. Việc tìm đến sự chia sẻ, đồng cảm của người thân hay bạn bè sẽ là cách giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực hay những suy nghĩ không vui trong thời gian gần đây. Nếu không thể chia sẻ cùng chồng, gia đình thì hãy tìm đến tâm sự cùng người bạn thận của mình. 

Chia sẻ với chồng, với bạn bè người thân sẽ là cách giúp mẹ ngăn ngừa và giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm
Chia sẻ với chồng, với bạn bè người thân sẽ là cách giúp mẹ ngăn ngừa và giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm

3. Dành nhiều thời gian để thư giãn

Khi mang thai, thay vì lau dọn nhà cửa, mẹ bầu nên đọc sách, đi dạo công viên và dành nhiều thời gian cho bản thân hơn. Mẹ bầu cũng được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ lành mạnh, trong sáng để em bé sinh ra cũng có những suy nghĩ và tư tưởng như vậy. Nếu mẹ bầu suy nghĩ tiêu cực hay buồn tủi, cáu gắt em bé sinh ra cũng dễ nhạy cảm, cáu kỉnh “khó nuôi” hơn những em bé khác rất nhiều. 

Mẹ nên lấy lại bình tĩnh bằng cách nghe nhạc cổ điển cùng con, dành 30 phút mỗi ngày để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Mẹ cũng có thể thư giãn bằng cách đi spa, làm đẹp cho bản thân bằng các nguyên liệu tự nhiên, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc để giúp tâm trạng tốt lên. Nếu các biện pháp đã đề cập không làm mẹ thấy vui hơn, hãy tìm đến các bác sĩ tâm lý để giải quyết vấn đề này bằng cách liệu pháp tâm lý phù hợp.

4. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nhiều mẹ bầu khi tâm trạng không tốt sẽ ăn ít bỏ ăn hoặc đôi khi sẽ ăn rất nhiều. Điều này cực kỳ không tốt cho sức khoẻ của mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất mẹ nên  dựng thói quen ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống khoa học. Mẹ nên ăn thường xuyên, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp cơ thể khoẻ khoắn, đầy sức sống và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé.

Mẹ bầu bị trầm cảm nên ăn bơ, quả hạnh Brazil, việt quất, quả dừa để kiểm soát cảm xúc, giảm lo au căng thẳng, chống oxy hoá, cung cấp chất điện giải để giảm triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn thịt gà, thịt cà hồi, cà rốt, rau lá xanh, trai sông, thịt bò nạc, sữa, trứng… nhưng cũng cần đa dạng khẩu phần ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn sôcola đen cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh trầm cảm. 

5. Xây dựng lối sống lành mạnh

Thai phụ bị trầm cảm rất dễ bị sa vào lối sống thiếu lành mạnh như uống nhiều cà phê, rượu bia, thuốc lá, ngủ nhiều hoặc thường xuyên thao thức không ngủ… Tuy nhiên, khi có dấu hiệu trầm cảm, mẹ nên xây dựng lối sống lành mạnh, hãy tập yoga hoặc thể dục đều đặn để giữ cho tinh thần lạc quan thoải mái lại vừa giúp duy trì vóc dáng. Bạn nên theo sự hướng dẫn của một người tập yoga chuyên nghiệp để giảm căng thẳng và chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ. Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho sức khoẻ. 

6. Điều trị bằng thuốc

Trầm cảm khi mang thai có thể được điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc hoá dược trị liệu. Ở mức độ nhẹ, khi có dấu hiệu trầm cảm, sau khi thăm khám bác sĩ, các bác sĩ sẽ cân nhắc làm tâm lý trị liệu mà chưa cần dùng đến thuốc. Thế nhưng, nếu trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt là khi mẹ có suy nghĩ thậm chí là hành vi tự gây hại cho bản thân và thai nhi thì việc điều trị bằng thuốc là cần thiết. 

Nếu tình trạng trầm cảm nghiêm trọng, có nguy cơ hoặc hành vi gây hại cho bản thân và thai nhi thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng thuốc
Nếu tình trạng trầm cảm nghiêm trọng, có nguy cơ hoặc hành vi gây hại cho bản thân và thai nhi thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm khi mang thai được chứng minh là an toàn trong thai kỳ, nguy cơ gây dị tật bẩm sinh hay các vấn đề cho em bé là rất thấp. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sực phát triển của con yêu.

Trầm cảm khi mang thai có thể cải thiện và phòng ngừa được, do đó nếu cần được giúp đỡ hay chia sẻ, mẹ hãy đừng ngần ngại mà nên nói ra. Nếu người chồng hay gia đình không giúp được bạn thì hãy tìm đến bạn bè, đừng nên cố gắng chịu đựng một mình, hãy đặt bản thân và sự phát triển của con yêu lên hàng đầu mẹ nhé.

Cùng chuyên mục

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý thông thường của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Trầm cảm là căn bệnh thường gặp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, theo thống kê có khoảng 30% dân số Việt Nam gặp rối loạn tâm thần, trong...

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn