Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Trầm cảm hậu Covid là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm hậu Covid là một trong những biến chứng thường gặp ở khoảng 63% người sau khi khỏi bệnh Covid. Nó khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã, mất niềm tin vào cuộc sống và đôi khi xuất hiện ý định tự tử.

Trầm cảm hậu Covid là gì?

Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm lý quen thuộc. Thường xảy ra ở những đối tượng là học sinh, sinh viên hoặc phụ nữ sau khi sinh. Bệnh này bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau như căng thẳng kéo dài, không được giải tỏa cảm xúc tiêu cực, sang chấn tâm lý,…

Khi trầm cảm kéo dài đến mức độ cao hơn, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, cân nặng thay đổi do thói quen ăn uống thất thường, rối loạn giấc ngủ. Hoặc thậm chí là có khả năng gây hại chính bản thân và người khác.

trầm cảm hậu covid
Trầm cảm hậu covid là triệu chứng thường gặp ở nhiều người sau khi khỏi bệnh Covid,  có những biểu hiện như mất ngủ, chán ăn, mất hứng thú trong cuộc sống,…

Trầm cảm hậu Covid là một khái niệm mới được nhiều người chú ý và quan tâm. Bắt đầu xuất hiện kể từ sau khi đại dịch Covid. Bên cạnh đó, khi trải qua thời gian chiến đấu với bệnh covid, chắc chắn ai cũng biết được mức độ nguy hiểm của loại virus này.

Dù bạn may mắn vượt qua nguy cơ tử vong, thì cũng sẽ phải chịu một số biến chứng mà bệnh mang lại. Trong đó, trầm cảm là một trong những di chứng mà nhiều người gặp phải.

Thực trạng trầm cảm hậu Covid hiện nay

Qua nhiều công trình nghiên cứu, cho thấy trầm cảm và hậu Covid có mối liên hệ với nhau. Theo đó, những người bị Covid sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường khoảng 50 – 60%. Trong số đó, có khoảng 21% người có các dấu hiệu trầm cảm sau ít nhất 6 tháng. Khoảng 44% người mắc bệnh covid nặng có biểu hiệu sau 6 – 16 tháng.

tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm hậu covid cao hơn so với bình thường
Theo minh chứng, những người từng bị Covid sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với bình thường

Bên cạnh đó, theo CDC tại Hoa Kỳ cũng cho ra các kết quả nghiên cứu về đại dịch. Trong đó chiếm khoảng 63% người có dấu hiệu trầm cảm hậu Covid hoặc các chứng bệnh về rối loạn lo âu. Nhất là ở độ tuổi từ 14 – 24 tuổi. Khoảng 25% người trong số đó có xu hướng lạm dụng chất kích thích và từng có suy nghĩ tự tử.

Dấu hiệu trầm cảm hậu Covid

Tương tự như trầm cảm thông thường, rối loạn trầm cảm hậu Covid cũng có những biểu hiện tương tự. Tuy nhiên có không ít người bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là di chứng của hậu Covid. Mặc khác, ở một số bệnh nhân có các biểu hiện mạnh về thể chất bị suy giảm. Từ đó khiến cho họ khó nhận ra các vấn đề về tâm lý của mình.

dấu hiệu trầm cảm hậu covid
Những người mắc bệnh trầm cảm hậu Covid sẽ có khí sắc trầm buồn, bi quan, thường lạm dụng chất kích thích, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức,…

Một số dấu hiệu thường gặp ở những người trầm cảm hậu Covid:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, uể oải, kiệt sức và không muốn làm bất cứ điều gì.
  • Khí sắc trầm buồn, tiêu cực, bi quan, bơ phờ, mất hy vọng vào cuộc sống.
  • Trí nhớ giảm, hay quên, thiếu tập trung. Không có khả năng hoàn thành các công việc hay nhiệm vụ hàng ngày nào đó.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ hoặc hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
  • Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy, cần sa,..
  • Thay đổi thói quen ăn uống, ăn rất ít hoặc ăn rất nhiều không kiểm soát.
  • Có xu hướng tách biệt với người khác, thích ở một mình và không muốn giao tiếp với ai.
  • Thường có những suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ trong cuộc sống. Tính tình thay đổi, dễ kích động và nổi nóng. Đôi khi khóc không rõ nguyên nhân.
  • Các vấn đề về thể chất như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,… Nhưng không tìm được nguyên nhân chính xác.

Nguyên nhân trầm cảm hậu Covid

Theo các chuyên gia, trầm cảm hậu Covid xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm các tác động về thể chất, môi trường xung quanh. Bên cạnh đó là những ám ảnh về các tác hại nặng nề mà đại dịch Covid mang lại.

Phản ứng miễn dịch

Sự ảnh hưởng của phản ứng miễn dịch cơ thể đối với nhiễm virus hay còn gọi là phản ứng viêm. Đây là nguyên nhân gây phổ biến gây nên trầm cảm hậu Covid. Theo các nhà nghiên cứu, khi dương tính với Covid, cơ thể sẽ bị kích thích làm sản sinh ra các chemokines, cytokines. Những chất này có khả năng thúc đẩy nhanh phản ứng viêm và tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần người bệnh.

phản ứng miễn dịch gây trầm cảm hậu covid
Khi mắc phải covid, cơ thể người bệnh sẽ bị kích thích sản sinh ra các chemokines, cytokines thúc đẩy nguy cơ trầm cảm hậu covid

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tiết lộ thêm, Cytokine là một loại chất đặc biệt được tiết ra từ tế bào T helper 2. Nồng độ của chất này có tỉ lệ thuận với mức độ nhiễm Covid. Do đó, nếu nồng độ này vượt quá mức kiểm soát của cơ thể sẽ gây nên phản ứng viêm. Từ đó gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho hệ thần kinh. Nhất là có khả năng thúc đẩy phát triển chứng trầm cảm.

Phản ứng viêm ở hệ thần kinh

Phản ứng viêm ở hệ thần kinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên rối loạn trầm cảm hậu Covid. Khi đó, phản ứng này gây ảnh hưởng đến hàng rào máu não. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương ở người bệnh.

Phản ứng viêm hệ thần kinh thúc đẩy trầm cảm hậu Covid
Phản ứng viêm ở hệ thần kinh tạo điều kiện cho các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập và thần kinh trung ương của người bệnh.

Quá trình này làm cho trục nội tiết hạ đồi tuyến yên và hoạt động của sự dẫn truyền thần kinh bị rối loạn nghiêm trọng.

Yếu tố tâm lý

Có thể nói, tâm lý là yếu tố khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm hậu Covid. Bên cạnh đó, chắc hẳn ai cũng biết hậu quả mà Covid 19 mang lại vô cùng nặng nề. Không chỉ cướp đi hàng triệu tính mạng con người mà còn để lại những nỗi đau không thể nào bù đắp được.

Chính những điều này đã làm cho nhiều người phải trải qua những ngày tháng lo lắng, căng thẳng,… Kèm theo đó là sự kéo dài của đại dịch, tùy vào khả năng chịu đựng của mỗi người mà họ sẽ có những tâm lý khác nhau.

trầm cảm hậu Covid
Những hậu quả nặng nề mà đại dịch mang lại đã có ảnh hưởng to lớn đến tâm lý, từ đó gây nên trầm cảm hậu Covid

Một số yếu tố có thể tác động đến tâm lý gây nên trầm cảm hậu Covid ở nhiều người như:

  • Gia đình có người thân ra đi.
  • Dương tính với Covid và tái phát nhiều lần hoặc bị nặng. Xuất hiện nhiều biến chứng sau khi được điều trị khỏi.
  • Khó khăn trong các vấn đề về tài chính. Khi Covid diễn ra khiến cho nhiều người thất nghiệp, nền kinh tế suy giảm, nợ nần chồng chất,…
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày bị thay đổi để phòng tránh dịch cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến tâm lý mỗi người.
  • Ám ảnh khi phải cách ly, sống một mình, luôn khử trùng mọi lúc mọi nơi,… Nhất là tâm lý bị kỳ thị, cô lập khi mắc Covid.

Cách điều trị trầm cảm hậu Covid

Có một thực tế rằng, dù đã khỏi và vượt qua giai đoạn bị nhiễm covid nhưng có khá nhiều người vẫn bị ám ảnh về tâm lý. Họ luôn nghĩ rằng mình sẽ nhiễm bệnh cho người khác hoặc sợ phải bị cách ly một mình,.. Từ đó thúc đẩy ý nghĩ và hành vi tự tử cao hơn. Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp điều trị kịp thời để phòng ngừa các trường hợp ngoài ý muốn.

Điều trị bằng thuốc

Trầm cảm là một chứng bệnh có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Thông qua chẩn đoán, họ sẽ xem xét và kê đơn phù hợp cho từng cá thể bệnh nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất.

điều trị trầm cảm hậu covid bằng thuốc
Điều trị trầm cảm hậu covid bằng thuốc theo sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng hoặc ngừng hẳn vì sẽ gây nguy hiểm

Đối với điều trị trầm cảm hậu Covid, người bệnh cần dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc này sẽ giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, tăng noradrenalin, serotonin. Đây là những chất khi bị giảm bớt đi sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm.

Thông thường thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất sau 2 tuần sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng sau đó tác dụng phụ sẽ giảm dần đi nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Điều trị không dùng thuốc

Theo Tạp chí tâm lý học, phương pháp điều trị không dùng thuốc này phù hợp với những bệnh nhân chỉ mới bắt đầu có các triệu chứng bệnh. Hoặc bệnh đang ở mức độ nhẹ.

trị trầm cảm hậu covid không dùng thuốc
Trị liệu tâm lý là một trong những phương pháp trị bệnh trầm cảm hậu Covid không dùng thuốc hiệu quả, an toàn

Khi phát hiện có những biểu hiện của bệnh trầm cảm hậu Covid, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Xây dựng cho mình một lịch trình công việc mới phù hợp. Bạn có thể làm tại nhà và tạo cho mình như thói quen hay những hứng thú mới thay vì thực hiện các thói quen cũ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Nên duy trì thói quen này ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bổ sung nhiều vitamin, rau từ trai cây, thịt, cá,…
  • Tập thói quen ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày) và nên ngủ trước 23h mỗi ngày.
  • Thường xuyên giao tiếp và duy trì các mối quan hệ hàng ngày. Để qua đó có thể chia sẻ và giải tỏa những nỗi lòng của bản thân.
  • Áp dụng một số liệu pháp tâm lý trị liệu như nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, tương tác cá nhân,…

Trầm cảm hậu covid là triệu chứng thường gặp của nhiều người sau hơn 2 năm chiến đấu với đại dịch. Do đó người bệnh cần chú ý quan sát các dấu hiệu, để từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. Trong trường hợp không có cải thiện thì cần đến nhanh các địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín trong  khu vực để được chỉ định dùng thuốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Cùng chuyên mục

dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn

9 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn thường gặp nhất

Cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người lớn. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp sớm phát hiện bệnh và có hướng khắc phục phù...

trầm cảm cười là gì

Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười - rối loạn cảm xúc bên trong, nụ cười vui vẻ bên ngoài. Sau tất cả, đây lại là một trạng thái cảm xúc xuất...

yêu người bị trầm cảm

Thách thức khi yêu người bị trầm cảm và lời khuyên cho bạn

Yêu một người bị trầm cảm chính là thách thức rất lớn với bất cứ ai. Ngoài sự yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu thì bạn cần trở thành...

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

11 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà giúp người bệnh vui vẻ yêu đời

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trầm trọng mà bất cứ ai cũng không muốn gặp phải. Để điều trị bệnh này cần kết kết hợp rất nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn