Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

[Hỏi – đáp] Có nên điều trị trầm cảm ở Trung tâm Tâm lý NHC không?

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười – rối loạn cảm xúc bên trong, nụ cười vui vẻ bên ngoài. Sau tất cả, đây lại là một trạng thái cảm xúc xuất hiện nhiều ở người trẻ hiện nay, khi có nhiều áp lực cuộc sống. Người bệnh sẽ luôn suy nghĩ bi quan, nội tâm giằng xé khi phải sống với 2 bộ mặt ngoài xã hội. Liệu hội chứng này có nguy hiểm không và làm sao để vượt qua? Toàn bộ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trầm cảm cười là gì?

Với nhiều người, khi nhắc đến trầm cảm, họ sẽ nghĩ đến những trạng thái cảm xúc như tuyệt vọng, buồn bã, lo lắng. Song, lại có một loại trầm cảm “được giấu kín” mà chúng ta chỉ nhìn thấy vẻ ngoài hạnh phúc, vui vẻ – Trầm cảm cười.

Hội chứng trầm cảm cười (Smiling Depression) là một bệnh rối loạn cảm xúc ở mức độ nghiêm trọng, khi cảm xúc tiêu cực đã xuất hiện trong thời gian dài. Những biểu hiện của bệnh này thường không rõ ràng. Bởi lẽ, người trầm cảm cười thường trông có vẻ hạnh phúc, mãn nguyện khiến người khác nhầm tưởng đó là cuộc sống hoàn hảo. Tuy nhiên, ẩn khuất bên trong là những cảm xúc tiêu cực dồn nén, buồn chán, thất thần và bi quan.

trầm cảm cười là gì
Người mắc trầm cảm cười thường tỏ vẻ vui vẻ, hạnh phúc để che đậy cảm xúc tiêu cực của mình.

Vì vậy, cách nhận biết người mắc hội chứng trầm cảm cười là thông qua thói quen hàng ngày của họ:

  • Thay đổi khẩu vị: chán ăn hoặc ăn nhiều một cách mất kiểm soát khiến bệnh nhân thay đổi cân nặng thất thường.
  • Mệt mỏi, mất ngủ: bệnh nhân vì muốn quên đi lo lắng, buồn phiền thường ngủ triền miên. Mặt khác, có nhiều người không thể quên dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi suốt cả ngày.
  • Suy nghĩ tiêu cực, bi quan: mất niềm tin vào cuộc sống, bi quan, tuyệt vọng, luôn trách móc bản thân và suy nghĩ đến chuyện trừng phạt mình bằng cách tự thương, thậm chí là tự tử.
  • Mất hứng với niềm vui, sở thích của bản thân, không dành sự yêu thương đối với người thân. 

Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ước tính rằng có hơn 264 triệu người ở nhiều lứa tuổi trên toàn thế giới bị mắc hội chứng trầm cảm. Nhiều trường hợp thể hiện rõ biểu hiện chẳng hạn như rối loạn trầm cảm nặng (MDD), song, bệnh nhân trầm cảm cười chọn cách che giấu và chỉ biểu hiện bằng sự vui vẻ, rất đỗi bình thường.

trầm cảm cười có nguy hiểm không
Bệnh nhân trầm cảm cười đối mặt với tuyệt vọng, bi quan kéo dài và có thể tìm đến cái chết để giải thoát chính mình.

Vì vậy, bệnh nhân trầm cảm cười sẽ không có người đồng cảm và chia sẻ bớt những cảm xúc tiêu cực. Lâu dần, tuyệt vọng, bi quan dồn nén có thể khiến họ tìm đến với việc giải thoát chính mình bằng việc tự tử.

Tệ hơn, vì biểu hiện không rõ ràng nên sẽ khó khăn có việc phát hiện trầm cảm cười. Nếu không được phát hiện sớm, các triệu chứng ngày càng tồi tệ và tăng nguy cơ dẫn đến tự sát.

Nguyên nhân bị trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười xuất phát từ những nguyên nhân trầm cảm thông thường. Điều đáng chú ý ở đây là những yếu tố tác động khiến người bệnh có xu hướng che đậy cảm xúc dưới lớp vỏ bọc vui vẻ, hạnh phúc. 

nguyên nhân bị trầm cảm cười
“Cố tỏ ra là mình ổn” là cách nhiều người hay dùng nhưng chính nó có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười là:

  • Sợ tạo gánh nặng cho người khác: khi bệnh nhân lo lắng chính mình sẽ thành gánh nặng cho gia đình. Nguyên nhân này phổ biến ở những người có nhiều áp lực trong cuộc sống như làm mẹ đơn thân, kinh tế thấp,…
  • Sự mặc cảm bị kỳ thị hoặc lợi dụng: Nhiều bệnh nhân cho rằng trầm cảm sẽ là một điểm yếu lớn nếu bị phơi bày, có thể bị kỳ thị và chế giễu. Thậm chí, họ lo lắng sẽ bị người khác nắm bắt điểm yếu và lợi dụng họ.
  • Sợ mất mối quan hệ và nghề nghiệp hiện tại: Trầm cảm khiến bệnh nhân rối loạn cảm xúc và có thể ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Cấp trên sẽ nghi ngờ năng lực, đồng nghiệp sẽ xa lánh và bệnh nhân có thể đánh mất tất cả nếu để lộ bệnh trầm cảm của mình.
  • Không chấp nhận bản thân bị trầm cảm: Sự che giấu cảm xúc có thể bắt nguồn từ phản ứng tự phủ nhận việc bản thân bị trầm cảm. Họ nghĩ rằng chỉ cần cười là có thể bỏ qua tâm trạng tiêu cực của mình. Họ cũng sẽ từ chối mọi lời khuyên và sự giúp đỡ từ bác sĩ.
  • Quan điểm sai lệch về hạnh phúc: Việc quan sát những cuộc sống được cho là hạnh phúc của người khác khiến nhiều người có suy nghĩ sai lệch về hạnh phúc. Thay vì chấp nhận và hoàn thiện bản thân để đạt được hạnh phúc, họ tin rằng việc che đậy mọi khiếm khuyết bao gồm cả bệnh tật và chứng rối loạn cảm xúc sẽ khiến mình hạnh phúc.
  • Theo chủ nghĩa hoàn hảo: tính cách đặc trưng của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo là luôn xuất hiện với vẻ ngoài “không khuyết điểm”. Kết quả là, họ không thể để lộ ra những vấn đề của trầm cảm mà mình đang gặp phải.

Phương án điều trị cho bệnh trầm cảm cười

Trầm cảm mỉm cười không được công nhận là một dạng rối loạn tâm thần điển hình (theo DSM – 5). Điều này khiến việc chẩn đoán trở nên phức tạp hơn. Thông thường, các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, việc điều trị hội chứng này sẽ tương tự các hội chứng trầm cảm khác bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý và điều chỉnh thói quen người bệnh.

1. Điều trị tâm lý

Liệu pháp tâm lý là một phương pháp điều trị mà các chuyên gia tâm lý luôn ưu tiên sử dụng và có thể cải thiện vấn đề rối loạn cảm xúc một cách tự nhiên mà không dùng thuốc. Ban đầu, các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bệnh nhân giải tỏa cảm xúc tiêu cực, giúp họ thoải mái khi tiếp nhận điều trị.

điều trị tâm lý bệnh trầm cảm cười
Chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm cười cởi bỏ lớp vỏ bọc hạnh phúc bên ngoài để cải thiện những cảm xúc tiêu cực bên trong.

Các liệu pháp điều trị sẽ dựa trên phác đồ của bệnh nhân theo độ tuổi và tình trạng tâm lý có thể là: liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp trò chơi (cho trẻ nhỏ), trị liệu theo nhóm,…Theo đó, người bệnh sẽ được chia sẻ cảm xúc của mình, nhờ đó có thể thấu hiểu bản thân, kiểm soát cảm xúc để vượt qua chứng trầm cảm cười.

2. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể chế ngự những cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân để họ có thể kiềm chế bản thân và ổn định tâm trạng của mình. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm thông thường hoặc một số loại an thần, bổ thần kinh giúp hỗ trợ điều trị.

sử dụng thuốc chữa trầm cảm cười
Thuốc có thể ổn định tinh thần bệnh nhân trầm cảm cười và sẽ kèm theo vài tác dụng phụ không mong muốn.

Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định cho các trường hợp nặng và sẽ kèm theo một số tác dụng phụ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

3. Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh có sức mạnh thay đổi rất lớn đối với tâm sinh lý con người, được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe tinh thần một cách đáng kể của các bệnh nhân mắc trầm cảm cười.

thay đổi lối sống chữa trầm cảm cười
Thiền định và yoga có tác dụng tăng độ tập trung, giúp xóa bỏ cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân trầm cảm cười.

Những thay đổi góp phần cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân trầm cảm cười là:

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Lựa chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là rau củ, trái cây, hạn chế nạp các món ăn nhiều đường và dầu mỡ, sẽ hỗ trợ điều trị trầm cảm cười hiệu quả.
  • Trồng cây, ngắm hoa: Khoa học đã chứng minh cây xanh có tác dụng làm sạch không khí,  giúp giảm stress, căng thẳng rất tốt. Bên cạnh đó, ngắm hoa cũng giúp con người thư giãn, dễ chịu hơn.
  • Tập thể dục : Tập thể dục thường xuyên sẽ tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh endorphin – hormone mang đến sự hạnh phúc cho não bộ. Vì vậy, hãy cùng người bệnh tập luyện thể dục sẽ giúp cải thiện trầm cảm cười một cách hiệu quả.
  • Thiền định và yoga: Đây là 2 thói quen nâng cao khả năng tập trung để nhìn nhận những cảm xúc tiêu cực của bản thân, rồi sau đó tìm cách loại bỏ chúng. Khi thiền và tập yoga, hãy chú ý điều hòa nhịp thở để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Viết nhật ký: Khi viết xuống những dòng tâm trạng, bệnh nhân có thể trút bớt căng thẳng giúp tinh thần thư thái hơn. Hãy viết nhật ký 20 phút mỗi ngày để giải tỏa cảm xúc tiêu cực sẽ cải thiện phần nào những triệu chứng của trầm cảm.

Phải làm gì khi người thân bị trầm cảm cười?

Khi một người mắc chứng trầm cảm cười, không liều thuốc nào tốt hơn việc có người thân ở bên và giúp họ vượt qua. Hơn hết, người thân sẽ là một phần trong quá trình điều trị, vừa hỗ trợ bệnh nhân tiếp nhận các liệu pháp từ chuyên gia vừa quan sát biểu hiện mức độ triệu chứng của bệnh.

phải làm sao khi người thân bị trầm cảm cười
Cho bệnh nhân chơi với thú cưng giúp họ cải thiện chứng trầm cảm cười hiệu quả.

Bên cạnh việc khuyến khích người trầm cảm tiếp nhận điều trị, người nhà có thể thực hiện nhiều việc để trợ giúp họ nhanh chóng ổn định tinh thần như:

  • Ngồi trò chuyện và lắng nghe bệnh nhân: Người nhà cần trò chuyện nhẹ nhàng để người bệnh thoải mái bày tỏ tình trạng của mình, từ đó giúp họ giải tỏa những căng thẳng, buồn bã trong tâm trí. Tuy nhiên, hãy “nghe nhiều hơn nói” vì mục đích của bạn là lấy đi căng thẳng chứ không phải là gây thêm tiêu cực.
  • Tìm hiểu kỹ về bệnh trầm cảm cười: Cầu nối để hiểu bệnh nhân trầm cảm và giúp họ vượt qua nhanh nhất chính là những kiến thức về tình trạng bệnh của họ. Điều này còn giúp người nhà linh hoạt xử lý các tình huống khi bệnh nhân có những biểu hiện bất thường cũng như có thể kịp thời nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý.
  • Để họ chơi với em bé hoặc thú cưng: Trong khi bệnh nhân khó bộc lộ cảm xúc của mình với người khác thì họ lại có xu hướng cởi mở hơn với em bé hoặc thú cưng. Lưu ý là cách này chỉ phù hợp với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, có thể kiểm soát hành vi.
  • Tránh răn đe, nghiêm khắc với người bệnh: Người nhà không nên cứng rắn, quyết liệt với bệnh nhân khi đang trong quá trình điều trị, chẳng hạn như bắt ép họ ăn uống, vận động. Điều này sẽ có thể dẫn đến những tác dụng ngược như chống đối, mặc cảm, tự ti,…

Hy vọng bài viết đã giải đáp những thắc mắc của bạn về Trầm cảm cười là gì? Nguy hiểm không và làm sao để vượt qua. Đây là bệnh rối loạn tâm lý rất nguy hiểm khi chính bản thân người bệnh thường che giấu triệu chứng phát bệnh của mình. Nếu phát hiện bạn hoặc người thân đang có những dấu hiệu của trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý để được họ tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

yêu người bị trầm cảm

Thách thức khi yêu người bị trầm cảm và lời khuyên cho bạn

Yêu một người bị trầm cảm chính là thách thức rất lớn với bất cứ ai. Ngoài sự yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu thì bạn cần trở thành...

trầm cảm nặng

11 Dấu Hiệu Trầm Cảm Nặng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Lúc này người bệnh phải đối mặt với...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Làm sao phòng ngừa

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không hay làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải...

trầm cảm hậu covid

Trầm cảm hậu Covid là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm hậu Covid là một trong những biến chứng thường gặp ở khoảng 63% người sau khi khỏi bệnh Covid. Nó khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng...

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn