Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Khi nào nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu? Cần lưu ý gì?

Tiêm phòng vắc-xin uốn ván cho bà bầu là một trong những điều cần thiết. Đây còn là việc làm bắt buộc để đảm bảo cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy khi nào nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu? Cần lưu ý gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc về vấn đề này.

Tại sao bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là một trong những căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể kể đến vi khuẩn Clostridium tetan có trong đất, bụi bẩn và các chất thải từ động vật. Đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này có thể kể đến những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ có thai. Đồng thời, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người mẹ trong quá trình sinh nở.

Tại sao bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ giúp bảo vệ chính bản thân người mẹ và trẻ sơ sinh phòng bệnh hiệu quả.

Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai ở phụ nữ được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Do bệnh có sự lây truyền từ mẹ sang con và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì vậy, có thể nói việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ là một điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc làm này không chỉ giúp bảo vệ chính bản thân người mẹ mà còn giúp trẻ sơ sinh phòng bệnh hiệu quả.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ tự vong do uốn ván sơ sinh lây từ người mẹ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này được mắc bệnh ở trẻ sơ sinh được ước tính lên đến 80% nhất là những trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Do đó, phụ nữ nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước và sau khi mang thai.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có an toàn không?

Hầu hết các bà bầu đều được khuyên tiêm phòng các loại vắc xin như uốn ván, sởi, quai bị, rubella,…Những loại vắc-xin này cần được tiêm phòng vào một số thời điểm thích hợp trong thai kỳ và theo chỉ định của bác sĩ trước đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp chị em phụ nữ rất lo lắng rằng việc tiêm phòng này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất chỉ giúp cơ thể người mẹ tạo ra kháng thể trước, tránh các nguy cơ mắc bệnh trong và sau thai kỳ.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có an toàn không?
Hầu hết các bà bầu đều được khuyên tiêm phòng các loại vắc xin uốn ván

Bên cạnh đó, việc phòng chống bệnh uốn ván theo phương pháp này còn mang lại lợi ích cho thai nhi, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau sinh ở trẻ. Đồng thời, những loại vắc-xin tiêm cho thai phụ cũng đã được kiểm định an toàn dưới sự giám sát của FDA, đảm bảo cho mẹ và con. Chúng tuyệt đối không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà phải thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và yêu cầu của Bộ y tế.

Khi nào nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Tiêm phòng uốn ván ở bà bầu là mũi tiêm bắc buộc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khoảng thời gian thực hiện để việc tiêm phòng hiệu quả hơn, cụ thể liệu trình tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được quy định như sau:

Khi nào nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Tiêm phòng uốn ván ở bà bầu là mũi tiêm bắc buộc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu

Nếu trước đó các mẹ bầu chưa hề tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vắc-xin thì liều tiêm sẽ bao gồm 2 mũi cơ bản:

  • Mũi 1: Tiêm khi thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi thứ nhất ít nhất 30 ngày và phải đảm bảo tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Đối với phụ nữ mang thai lần thứ hai

  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm thêm 1 liều uốn ván khi thai đã đủ 24 tuần tuổi.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm hoặc chỉ mới tiêm phòng uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm cả 2 liều như mang thai lần đầu.

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Cũng giống như việc tiêm phòng các vắc-xin thông thường khác, tiêm uốn ván cho bà bầu muốn mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Thai phụ nên lưu ý lựa chọn tiêm phòng tại các cơ sở uy tín đã được cấp chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.
  • Lộ trình tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mất rất nhiều thời gian do phải tiêm nhiều mũi. Vì thế, mẹ bầu cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể tham gia tiêm phòng một cách đầy đủ nhằm đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể.
  • Tương tự như việc tiêm các loại vắc-xin khác, tiêm uốn ván cho bà bầu có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể, mẹ bầu có thể bị sưng viêm tại vị trí tiêm và thường vấn đề này không gây ảnh hưởng quá nhiều sức khỏe cũng như thai nhi trong bụng và có thể tự hết sau vài ngày.
  • Mẹ bầu cũng có thể bị sốt sau khi tiêm phòng bệnh uốn ván. Đây là một phản ứng rất bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng bởi việc tiếp nhận vắc-xin khiến cho cơ thể để tạo ra một kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết.
  • Thai phụ nên lưu ý lựa chọn tiêm phòng tại các cơ sở uy tín đã được cấp chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.
  • Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai cần được xác định dựa vào tuổi thai cũng như số lần mang thai của mẹ bầu nên tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà mà cần tuân theo các quy định của bác sĩ.
  • Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu nên hạn chế vận động mạnh, tránh các tác động gây tổn thương hoặc nhiễm trùng lên các vết tiêm. Đồng thời, không nên dùng rượu bia hoặc các chất kích thích và luôn tuân thủ theo các lời dặn của bác sĩ để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Các mẹ bầu nên đảm bảo rằng việc tiêm phòng của mình phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên tự ý thực hiện. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

Thai mấy tuần thì hết nghén? 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Thai mấy tuần thì hết nghén sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể trạng và cơ địa của mẹ bầu. Thông thường,...

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

5 Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe, an thai

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau từ chế độ ăn uống hằng ngày. Một trong những món ăn được khuyên...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 2 luôn làm cho các mẹ bầu vô cùng lo sợ. Nếu cơn đau chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ thì điều...

Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được cung cấp nhiều khoáng chất khác nhau, đặc biệt là vitamin. Đây là cách để người mẹ bổ sung dinh dưỡng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn