Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những biện pháp cần thiết giúp bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Bởi trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu có xu hướng suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh tấn công ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và sự phát triển của bé. Vì vậy, việc tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng quan trọng.
Vì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng có xu hướng hoạt động kém hơn bình thường. Đây được xem là tiền đề cho những tác nhân gây bệnh tấn công. Những bệnh lý thông thường có thể gây khó chịu, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, không ít trường hợp mắc phải những bệnh lý nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc tiêm phòng vắc-xin là một trong những giải pháp giúp mẹ bầu và thai nhi tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số loại vắc-xin còn giúp thai nhi tăng cường sức đề kháng.
Các loại vắc-xin được nghiên cứu và chế tạo từ những loại virus chết, virus sống hoặc các độc tố của vi khuẩn sau khi được giảm động lực. Theo các chuyên gia đầu ngành, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên thực hiện tiêm phòng các loại vắc-xin được chế tạo từ virus sống. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con trong tương lai gần, hãy chủ động tiêm phòng nhằm đảm bảo sức khỏe của mình và sự phát triển toàn diện của con.
Những loại vắc-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi tiến hành tiêm phòng, bạn sẽ được bác sĩ chuyên môn yêu cầu thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá khả năng miễn dịch cũng như lượng kháng thể với từng loại bệnh. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ tư vấn những loại vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai. Trong đó, có một số loại vắc-xin được yêu cầu tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (thủy đậu), có những loại tiêm trước 3 thánh (Rubella) hoặc những loại vắc-xin được tiêm trong thai kỳ (cúm),…
- Tiêm phòng Rubella: Theo thống kê có khoảng 90% ca nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như dị tật thai nhi, sảy thai. Ngoài ra, loại virus này còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, não, tai, mắt của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể để lại di chứng sau khi bé chào đời.
- Tiêm phòng sởi: Trường hợp mắc bệnh sởi trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ dị dạng ở thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và thai nhi như sinh non, sảy thai, thai chết lưu,…
- Quai bị: Khi bị virus quai bị tấn công có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy các tế bào chứng. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Hơn nữa, virus quai bị có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như sinh non, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu. Nhất là trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virus quai bị trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3.
- Tiêm phòng thủy đậu: Trường hợp đã từng bị thủy đậu hoặc không khởi phát bệnh khi còn nhỏ hoặc bạn đã tiêm phòng loại vắc-xin này khi còn nhỏ thì cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này về sau, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, cơ thể và hệ miễn dịch suy yếu. Bạn nên tiêm phòng mũi tăng cường trước khi mang thai nhất 1 tháng để đảm bảo phòng ngừa bệnh tốt nhất.
- Tiêm phòng cúm: Cảm cúm là một trong những bệnh lý thường gặp. Với những tường hợp bị cảm cúm thông thường sẽ không phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài dai dẳng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong trường hợp đã mang thai thì bạn vẫn có thể tiêm phòng loại vắc-xin này trong thai kỳ. Vắc-xin ngừa bệnh cảm cúm được chế tạo những virus chế nên có độ an toàn cao đối với mẹ bầu.
- Vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu bạn dưới độ tuổi 26, nên cân nhắc đến việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Loại vắc-xin này gồm 3 mũi, liệu trình tiêm kéo dài trong 6 thánh và không thể thực hiện nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai. Do đó, bạn nên có kế hoạch nếu thực hiện việc tiêm phòng loại vắc-xin này trước khi mang thai.
- Tiêm phòng viêm gan siêu vi B: Bệnh lý có thể lây truyền qua dịch tiết của cơ thể và máu. Do đó, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, không chỉ bạn mà những người thân của mình cần tiêm loại vắc-xin này nhằm phòng ngừa bệnh lây nhiễm. Vắc-xin viêm gan siêu vi B gồm 3 mũi, liệu trình tiêm trong 4 tháng. Không giống với tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn vẫn có thể hoàn thành việc tiêm phòng trong thời kỳ mang thai.
Để dễ dàng hơn trong việc tiêm phòng, các chuyên gia đã nghiên cứu và chế loại loại vắc-xin tổ hợp 3 trong 1 (MMR). Đây là vắc-xin phòng ngừa bệnh quai bị, sởi và Rubella có độ an toàn cao và làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh từ 90 – 95%. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tiến hành xét nghiệm lại nếu đã được tiêm phòng từ trước đó. Với những trường hợp có ý định mang thai trong tương lai gần nên thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin MMR trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Không tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?
Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng trước khi mang thai không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tiêm ngừa khả năng mẹ bầu mắc các bệnh lý nguy hiểm trên sẽ cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, những bệnh lý lây nhiễm từ mẹ, sinh non hay sảy thai.
Việc thực hiện tiêm vắc-xin trước khi mang thai sẽ giúp tăng cường kháng thể ở mẹ và thai nhi. Từ đó, bảo vệ con trước những virus và tác nhân gây bệnh, ngay cả khi chưa đủ tuổi tiêm phòng vắc-xin.
Do đó, nếu có kế hoạch mang thai trong tương lai gần, chị em nên chủ động tiêm phòng đầy đủ. Trường hợp đang mang thai nhưng vẫn chưa thực hiện tiêm ngừa, bạn có thể xem xét tiêm bổ sung một số loại vắc-xin như ngừa viêm gan B, cúm. Lưu ý, các loại vắc-xin sởi, thủy đậu, Rubella không được chỉ định tiêm ở phụ nữ mang thai.
Một số câu hỏi thường gặp trong tiêm phòng trước khi mang thai
Trong quá trình tiếp nhận và tư vấn tiêm phòng trước khi mang thai, các bác sĩ nhận được rất nhiều thắc mắc và câu hỏi về vấn đề này. Cụ thể:
1. Việc tiêm phòng trước khi mang thai phát huy tác dụng trong bao lâu?
Ở mỗi loại vắc-xin, thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và bé trong toàn bộ thời kỳ mang thai, các bác sĩ đã đưa ra một số khuyến cáo về thời gian tiêm ngừa như sau:
- Tiêm ngừa vắc-xin quai bị – sởi – rubella cần tiêm đủ 2 mũi cơ bản. Mũi đầu tiên sẽ tiêm vào thời điểm được bác sĩ chỉ định, mũi thứ 2 sẽ tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cần hoàn thành tiêm loại vắc-xin này trước khi khi mang thai ít nhất 3 tháng.
- Vắc-xin cảm cúm có hiệu quả phòng ngừa bệnh trong vòng 1 năm sau khi tiến hành tiêm. Đây là vắc-xin được thực hiện mỗi năm.
- Vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B: Trường hợp bạn đã hoàn thành 3 mũi tiêm liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và thực hiện mũi thứ 4 sau 1 năm. Lúc này bạn gần như đảm bảo miễn dịch hoàn toàn với bệnh lý này.
- Thủy đậu: Thông thường, vắc-xin thủy đậu phát huy tác dụng ngăn ngừa bệnh trong vòng 15 năm. Sau thời gian này, bạn có thể tiến hành tiêm mũi tăng cường giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
- Tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, việc tiêm phòng vắc-xin ung thư cổ tử cung sẽ có hiệu quả bảo vệ nữ giới trong 30 năm.
2. Tiêm phòng trước khi mang thai có gây tác dụng phụ không?
Trước khi tiến hành tiêm phòng, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe và khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Từ đó sẽ chỉ định những loại vắc-xin phù hợp nhất.
Phần lớn các loại vắc-xin sẽ được hoàn thành trước khi mang thai ít nhất từ 1 – 3 tháng. Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai trong tương lai gần, hãy chủ động sắp xếp thời gian hợp lý để tiêm phòng và đảm bảo an toàn. Việc tiêm vắc-xin trước khi mang thai thường có độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng và rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau khi tiêm phòng có thể phát sinh một số biểu hiện như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, hắt hơi, sưng đau vị trí tiêm, sổ mũi,… Các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau một vài ngày mà không cần can thiệp y tế.
Trong trường hợp sau khi tiêm vắc-xin xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, ngủ li bì, khó thở,… Lúc này bạn cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý kịp thời.
3. Có loại vắc-xin 5 trong 1 áp dụng cho chị em trước khi mang thai không?
Những loại vắc-xin tổ hợp đang được nhiều người quan tâm bởi tính ưu việt và tiện lợi, có thể phòng ngừa nhiều bệnh trong một mũi tiêm. Từ đó làm giảm thời gian tiêm ngừa, giảm đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, loại vắc-xin này chỉ được áp dụng cho trẻ em từ 2 – 24 tháng tuổi, không được chỉ định với phụ nữ trước khi mang thai.
Các chuyên gia khuyến cáo nữ giới trong độ tuổi sinh ở có thể tiêm phòng loại vắc-xin 3 trong 1 (Ho gà – uốn ván – bạch hầu) trước khi mang thai để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, vắc-xin MMR phòng ngừa bệnh quai bị – sởi – Rubella cũng đang được áp dụng rộng rãi trong tiêm ngừa.
Một số lưu ý trong tiêm ngừa trước khi mang thai
Tiêm ngừa trước khi mang thai là một trong những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để phát sinh rủi ro trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cần tìm hiểu kỹ các khoảng thời gian quy định cho từng mũi tiêm. Đồng thời lên kế hoạch tiêm ngừa trước khi mang thai hợp lý. Thông thường các mũi tiêm sẽ được hoàn thành trước khi mang thai ít nhất từ 3 – 6 tháng
- Trường hợp đang tiêm phòng vắc-xin nhưng mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể
- Hãy chủ động tiêm phòng sớm nhất, nhằm đảm bảo an toàn cũng như hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình mang thai
- Sau khi thực hiện tiêm phòng, bạn cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo ngay với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, dấu hiệu sốc thuốc để được xử lý kịp thời.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh tiêm các loại vắc-xin như viêm gan A, thủy đậu, phế cầu,… Trường hợp có nhu cầu tiêm, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Sau khi tiêm phòng vắc-xin có thể phát sinh một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức vùng tiêm, cơ thể mệt mỏi,… Đây là những phản ứng bình thường, do đó bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp cải thiện như chườm ấm, bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây tươi,…
Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những giải pháp cần thiết cho cả mẹ bà thai nhi trước những tác nhân gây bệnh. Tuy thuộc vào thể trạng, kháng thể và khả năng đáp ứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn các loại vắc-xin phù hợp nhất với mỗi người. Do đó, hãy chủ động đến những cơ sở y tế tiêm phòng sớm nhất để được tư vấn và tiêm ngừa đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!