Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Dạ Dày Đỗ Minh chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày HP có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T) thường được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày phổ biến như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày,…

Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T): Chỉ định và tác dụng phụ cần biết
Thuốc dạ dày Trimafort (chữ T) thường được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày

  • Tên gốc: Trimafort
  • Tên biệt dược: Trimafort
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc chống trào ngược dạ dày, chống loét, kháng axit dạ dày

Thông tin về thuốc dạ dày Trimafort (chữ T)

Thuốc dạ dày Trimafort hay còn gọi là thuốc chữ T được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Daewoong Pharm của Hàn Quốc. Hiện đã được phân phối tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý liên quan dạ dày điển hình như: Đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng,…

1. Thành phần

Thành phần chính trong mỗi gói thuốc dạ dày chữ T 10ml:

  • Nhôm hydroxyd gel………………………………………..3030.3mg
  • Magnesi hydroxyd…………………………………………….800mg
  • Nhũ dịch Simethicon………………………………….266.7mg

2. Tác dụng của thuốc dạ dày Trimafort

Thuốc dạ dày Trimafort được chỉ định trong các trường hợp:

  • Khắc phục các triệu chứng đau dạ dày cấp tính và mãn tính
  • Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
  • Kiểm soát các triệu chứng viêm hang vị dạ dày
  • Có hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Khắc phục chứng đau thượng vị ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng
  • Kiểm soát các trường hợp bị ngộ độc kiềm, axit, các chất ăn mòn dẫn đến xuất huyết dạ dày

3. Chống chỉ định

Thuốc dạ dày Trimafort không sử dụng cho các trường hợp sau:

Chống chỉ định
Thuốc dạ dày Trimafort không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi
  • Những đối tượng mắc các vấn đề về gan, thận
  • Thuốc không sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người mắc các bệnh liên quan đến đường huyết
  • Đối tượng mẫn cảm hoặc có tiền sử với các thành phần có trong thuốc
  • Không sử dụng thuốc nếu bạn đang được chỉ định dùng kháng sinh Tetracycline

4. Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:

  • Thuốc dạ dày Trimafort được điều chế dưới dạng hỗn dịch uống
  • Người bệnh có thể sử dụng trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ
  • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể cách dùng cho từng trường hợp bệnh
  • Liệu trình sử dụng thuốc dạ dày Trimafort kéo dài 2 tuần, do đó nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý khôn cải thiện. Lúc này bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp

Liều dùng:

Liều dùng dành cho người lớn: Mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày dùng 3 lần. Lưu ý: Một ngày không dùng quá 6 gói.

Liều dùng dành cho trẻ em: Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể liều dùng phù hợp với độ tuổi của trẻ.

5. Thận trọng

Một số đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort:

  • Các trường hợp đang sử dụng nhóm thuốc chứa thành phần Nhôm nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Bởi hai nhóm thuốc cùng chứ thành phần Nhôm có thể gây tương tác, từ đó làm giảm lượng photphat trong máu.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort.
Thận trọng
Các trường hợp đang sử dụng nhóm thuốc chứa thành phần Nhôm nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể

6. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc dạ dày ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm mốc
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và vật nuôi
  • Bảo quản thuốc tốt nhất ở nhiệt độ <30 độ C

7. Giá bán tham khảo

Thuốc dạ dày Trimafort sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Daewong Pharma (Hàn Quốc) được phân phối tại thị trường Việt Nam có giá khoảng 110.000 đồng/ hộp 20 gói x 10ml.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort

Trước khi sử dụng và trong thời gian dùng thuốc dạ dày Trimafort, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc chữ T khắc phục các triệu chứng dạ dày có thể phát sinh một số tác dụng phụ như:

  • Đau nhức đầu
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Khô miệng
  • Đau dạ dày
  • Tiểu nhiều lần và cảm giác đau khi đi tiểu

Những tác dụng phụ này phổ biến không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏ người bệnh. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng này cũng sẽ thuyên giảm hoàn toàn, không cần đến can thiệp y khoa.

Tuy nhiên, với một số trường hợp, sau khi sử dụng thuốc, xuất hiện các triệu chứng sau đây, cần thông báo cho bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.

  • Tăng huyết áp
  • Nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban đỏ, sưng mặt, môi, lưỡi, mí mắt
  • Trong miệng có vị kim loại
  • Co giật
  • Đau nhức các cơ hoặc xương
  • Sụt cân
  • Cơ thể mệt mỏi

2. Tương tác thuốc

Hiện tượng tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thành phần trong thuốc, thay vào đó sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Tình trạng này có thể xuất hiện khi người bệnh dùng thuốc dạ dày Trimafort cùng thời điểm với những loại thuốc điều trị sau:

Tương tác thuốc
Hiện tượng tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thành phần trong thuốc, thay vào đó sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ
  • Ciprofloxacin và Norfloxacin có thể phát độc tính ở thận và gây sỏi niệu khi dùng cùng lúc với thuốc Trimafort
  • Methenamin
  • Mecalmylamin
  • Muối sắt
  • Thuốc kháng H2
  • Natri polystyren sulfonat resin
  • Tetracylin
  • Ketoconazol
  • Fluoroquinolon
  • Nhóm thuốc dạng viên bao tan ở đường ruột

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh nên giãn cách thời gian sử dụng các loại thuốc từ 1 – 2 giờ. Bên cạnh đó trước khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu liều/ quá liều

Nếu quên liều dùng, bạn hãy bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Việc sử dụng thiếu liều thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tránh tình trạng này bằng cách cài đặt thông báo trên thiết bị di động.

Với trường hợp dùng thuốc quá liều dẫn đến phát sinh các triệu chứng như khó thở, ngất. Lúc này nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin cũng như lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc dạ dày Trimafort. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.

Cùng chuyên mục

9 cách giảm đau thượng vị nhanh nhất tại nhà cực đơn giản

Các cơn đau thượng vị có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một số vấn đề về dạ dày nguy hiểm. Việc dùng thuốc thường...

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Đau thượng vị kèm tiêu chảy là bị gì? Có nguy hiểm?

Tình trạng đau thượng vị kèm tiêu chảy thường là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng bởi các cơn đau khởi phát...

Đau dạ dày có nên ăn bánh mỳ không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Ăn vào lợi hay hại?

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy là loại thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng dinh dưỡng...

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? Chuyên gia giải đáp

Đau dạ dày có nên ăn mì tôm không? đây cũng là câu hỏi của hầu hết người bệnh để có thể thiết lập cho bản thân thực đơn phù...

Trẻ bị dạ dày chữa bằng bột nghệ mật ong có được không?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Và những dấu hiệu thông thường sẽ khó nhận biết hơn so với người...

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất

Vùng dưới rốn, bên phải, bên trái,...là các vị trí đau bụng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như do ăn không tiêu, đầy hơi, ăn phải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn