Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm quanh khớp vai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp và lưu ý cần biết

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là một trong những bước tiến mới mẻ của ngành y học hiện đại. Loại thuốc này có thể ức chế quá trình hủy hoại sụn khớp, trực tiếp sửa chữa các rối loạn của hệ thống miễn dịch, đồng thời bảo tồn chức năng xương khớp. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc sinh học sai cách, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh lao phổi, viêm gan siêu vi và ung thư.

Bản chất của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là thể bệnh nặng nhất trong nhóm bệnh viêm khớp nói chung. Đây là một dạng tự miễn liên quan đến những rối loạn miễn dịch đi kèm rối loạn gen. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là hiện tượng sưng đau nhiều khớp đối xứng. 

Bản chất của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn liên quan đến những rối loạn miễn dịch đi kèm rối loạn gen.

Sau một khoảng thời gian dài tiến triển, viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương, dính khớp, biến dạng khớp, dẫn đến rủi ro teo cơ hoặc tàn phế. Không chỉ dừng lại ở đó, viêm khớp dạng thấp còn có nhiều biểu hiện toàn thân khác như: thiếu máu, rối loạn máu, giảm tiểu cầu, tổn thương tim – thận, nổi hạt dưới da, biến dạng sụn khớp… Bàn tay, bàn chân, đầu gối là 3 vị trí viêm khớp dạng thấp thường gặp nhất.

Hiện nay, quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp gặp phải rất nhiều khó khăn. Bệnh lý này đòi hỏi chiến lược điều trị đúng đắn, lâu dài chứ không thể đơn thuần chống viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng tức thời. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bản chất của viêm khớp dạng thấp là dạng rối loạn miễn dịch có liên quan đến yếu tố tiền viêm. Vì vậy, bên cạnh việc giảm đau, kháng viêm, người bệnh cần được tác động trực tiếp vào căn nguyên sinh bệnh. 

Trước đây, phương pháp chữa bệnh truyền thống thường sử dụng một số loại thuốc điều trị cơ bản như: hydroxychloroquine, methotrexate, sulfasalazine… Ở nước ta, trong nhiều năm qua, quá trình chữa viêm khớp dạng thấp tấn công cơ bản chỉ dừng lại ở giai đoạn kiểm soát tình trạng viêm nhiễm chứ chưa thể can thiệp tận gốc vào các mắt xích của tế bào đích cùng những cytokine tiền viêm.

Ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của ngành y học hiện đại, thuốc sinh học đã – đang trở thành giải pháp điều trị hiệu quả và ưu việt dành cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Trên thế giới, thuốc điều trị sinh học etanercept  (enbrelR) và infliximab (remicadeR) được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp

Như vậy, thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp chính là giải pháp ưu việt và độc đáo dành cho những bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với nhóm thuốc corticoid và methotrexat cổ điển.

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có khả năng tác động triệt để đến kháng thể đơn dòng cùng Interleukin (nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch). Loại thuốc này được bào chế thông qua quá trình biến đổi gen của cơ thể sinh vật sống nhằm tấn công và ức chế những protein tự nhiên của hệ thống miễn dịch.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sinh học là gì?
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có khả năng tác động triệt để đến kháng thể đơn dòng cùng Interleukin.

Đây là một trong những loại thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp mới nhất trên toàn thế giới, được du nhập vào Việt Nam từ năm 2009. Hiện nay, tại nước ta, một số loại thuốc sinh học như: thuốc kháng lympho B, thuốc kháng Interleukin 6, thuốc kháng TNF α… thường được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng.

Vậy bản chất của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Bạn có biết, yếu tố thấp trong viêm khớp dạng thấp bao gồm sự phức hợp miễn dịch. Do đó, người ta trích lấy phức hợp miễn dịch này để tiêm vào cơ thể chuột thí nghiệm nhằm tạo nên kháng thể mới có thể chống lại phức hợp kháng thể ban đầu. 

Sau đó, các nhà khoa học sẽ tiến hành tách chiết những kháng thể mới thu được rồi tiêm lại vào cơ thể bệnh nhân. Tuy có thể tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng phương pháp chữa bệnh này đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường.

Các chuyên gia nhận định, không phải mọi loại thuốc sinh học đều an toàn, lành tính. Khi thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp (một hợp chất gây phản ứng kháng nguyên – kháng thể) được đưa vào cơ thể, nếu không thể đáp ứng tốt thì cơ thể sẽ dễ dàng bị suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, kháng thuốc. 

Vì vậy, tuy thuốc sinh học có thể phát huy công dụng nhanh chóng, mạnh mẽ và chuẩn xác nhưng bác sĩ chuyên khoa vẫn luôn ưu tiên những phương pháp chữa bệnh cổ điển trong quá trình điều trị. Nếu sau 6 tháng dùng thuốc thông thường liên tục mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp.

Suốt thời gian sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và thăm khám thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện nguy cơ nhiễm bệnh lao phổi, viêm gan siêu vi và ung thư (nếu có). Đối với những người bệnh khá nặng với tiên lượng bệnh tiến triển phức tạp, gây ra hiện tượng dính khớp, hủy xương thì bác sĩ có thể lược bỏ giai đoạn sử dụng thuốc cổ điển và chuyển ngay sang thời kỳ dùng thuốc sinh học.

Theo các chuyên gia, sau một khoảng thời gian đáp ứng tốt với thuốc sinh học, bệnh nhân có thể sử dụng loại thuốc này theo kiểu cách nhật (tức 2 – 3 tháng/lần) tùy vào mức độ đáp ứng của mỗi trường hợp. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang vừa nghiên cứu vừa ứng dụng nhóm thuốc sinh học này vào quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sinh học là gì?
Với nhiều ưu điểm vượt trội, nhóm thuốc này đang được đánh giá rất cao và áp dụng rộng rãi.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, nhóm thuốc này đang được đánh giá rất cao và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ có thể ức chế sự phát triển của bệnh lý chứ chưa thể điều trị dứt điểm, toàn diện vấn đề trên.

Cơ chế tác động của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhìn chung, loại thuốc này hoạt động dựa trên quy trình 4 bước của hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Tóm giữ kháng nguyên xâm nhập có nguồn gốc ngoại lai
  • Trình diện kháng nguyên
  • Tế bào T kết hợp với tế bào B, sự kết hợp này thúc đẩy tế bào T tiết ra cytokin nhằm hoạt hóa tế bào B thành tương bào
  • Tế bào B phóng thích kháng thể sau khi được hoạt hóa

Khi đi vào cơ thể, nhóm thuốc sinh học lần lượt ức chế từng loại tế bào và cytokin. Do đó, tình trạng viêm nhiễm và phá hủy sụn khớp sẽ được kiểm soát đáng kể. Nói cách khác, cơ chế tác động của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là phản ứng miễn dịch. Vì vậy, nhóm thuốc này có thể trực tiếp tác động đến những tác nhân hình thành bệnh lý.

Thông thường, thuốc sinh học sẽ được truyền hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, mô dưới da nhằm ngăn cản quá trình hủy hoại mô khớp. Một số loại thuốc có thể can thiệp đến protein của hệ thống miễn dịch (ví dụ thuốc sinh học chống TNF-α).

Tuy thuốc sinh học mang đến hiệu quả chữa bệnh rất cao nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để theo đuổi phương pháp này. Hiện nay, một liệu trình điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học có giá 3.000 USD (khoảng 70.000.000 đồng).

Thuốc sinh học sẽ được chỉ định cho ai và khi nào?

Căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng của mỗi ca bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Thông thường, thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp dành cho một số đối tượng sau:

  • Những người bệnh sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm DMARD (methotrexat, hydro cloroquin) trong vòng 3 – 6 tháng nhưng không đạt được hiệu quả đúng như mong đợi
  • Bệnh nhân có mức độ hoạt động bệnh cao sau khi đo lường các chỉ số BASDAI, CDAI và SDAI
  • Những người gặp phải biến chứng nặng nề trong quá trình chữa bệnh như: tổn thương cùng lúc nhiều vị trí sụn khớp khác nhau, tốc độ máu lắng cao, xương khớp bị phá hủy nhanh…

Các nhóm thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, có 5 nhóm thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản được sử dụng rộng rãi, bao gồm thuốc ức chế tế bào B (B-cell depletion), thuốc ức chế tế bào T (T-cell depletion), thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α), thuốc ức chế Interleukin 1 và thuốc ức chế Interleukin 6, cụ thể:

Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho B

Tế bào lympho B là một phần của hệ thống đáp ứng miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phát sinh viêm khớp dạng thấp cùng nhiều bệnh lý tự miễn khác. Các chất ức chế tế bào lympho B (rituximab) có khả năng tiêu diệt tận gốc tế bào B, cản trở sự phá hủy những tế bào trung gian, từ đó tăng cường hiệu quả kháng viêm. Đặc biệt, nhóm thuốc này không gây ra tác động tiêu cực tới tương bào (plasmocyte), tế bào mầm (tại tủy xương) và tế bào tiền lympho B.

Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho B
Từ năm 2006 đến nay, rituximab trở thành một trong những liệu pháp sinh học hữu hiệu dành cho bệnh viêm khớp dạng thấp và các vấn đề xương khớp tự miễn khác.

Từ năm 2006 đến nay, rituximab trở thành một trong những liệu pháp sinh học hữu hiệu dành cho bệnh viêm khớp dạng thấp và các vấn đề xương khớp tự miễn khác. Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho B thường được chỉ định cho các bệnh nhân không đáp ứng với chất ức chế yếu tố chống hoại tử khối u TNF-α. Từ năm 2010, nhóm thuốc sinh học này được các chuyên gia đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu của những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cùng một số bệnh lý hệ thống liên quan.

Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho T

Cơ chế tác động của nhóm thuốc ức chế tế bào lympho T là triệt tiêu toàn bộ tế bào lympho T. Vai trò của nhóm thuốc này vốn đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là trên mô hình thực nghiệm của các tác nhân dẫn đến viêm khớp với biểu hiện tương tự viêm khớp dạng thấp.

Vào năm 2005, abatacept (chế phẩm tiêu biểu nhất của nhóm thuốc ức chế tế bào lympho T) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong quá trình chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thể nặng và “kháng trị”. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng có thể là gợi ý lý tưởng cho các bệnh nhân không đáp ứng với nhóm thuốc kháng TNF-α.

Nhóm thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α)

Nhóm thuốc sinh học này bao gồm: adalimumab, etanercept, infliximab, golimumab. Đây là một loại protein được sản sinh khi cơ thể bị viêm nhiễm hoặc chấn thương. Đối với các vấn đề về xương khớp, hoạt chất này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế hình thành bệnh lý, gây ra hiện tượng sưng – đau – nóng – đỏ. Thêm vào đó, TNF-α còn dẫn đến phản ứng trên toàn cơ thể (tiêu biểu nhất là triệu chứng sốt cao).

Vào tháng 12/2005, những chế phẩm sinh học kháng TNF-α đã được Hội khớp học Anh và Hội khớp học Pháp khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng nhóm thuốc sinh học này khoảng 3 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm lâm sàng thêm 3 – 6 tháng.

Thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α)
Vào tháng 12/2005, những chế phẩm sinh học kháng TNF-α đã được Hội khớp học Anh và Hội khớp học Pháp khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hiện nay, tại Việt Nam, nhóm thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α) chỉ được lưu hành với 3 loại thuốc chính là adalimumab, infliximab và golimumab. Nhóm thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân nhiễm khuẩn hay những người bị suy tim xung huyết giai đoạn 3 và 4. 

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 1

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 1 (anakinra, kineret) có công dụng ức chế quá trình sản sinh metalloproteinase và prostaglandin nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tế bào. Là một kháng thể đơn dòng có thể kháng lại thụ thể IL1, anakinra có khả năng chống viêm và làm chậm diễn tiến tổn thương – thoái hóa sụn khớp. Loại thuốc này thường được sử dụng trong công tác chữa bệnh viêm khớp vô căn thiếu niên thể hệ thống, viêm khớp dạng thấp và bệnh still ở người lớn. 

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6

Interleukin 6 là một cytokin đa chức năng. Một trong những chức năng nổi bật nhất của Interleukin 6 là tham gia vào quá trình chuyển hóa của xương: tăng cường hoạt hóa, góp phần tạo nên màng máu ở màng dịch hoạt và thúc đẩy hủy cốt bào trưởng thành. 

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6
Tocilizumab là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm thuốc ức chế Interleukin 6.

Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6 vừa có tác dụng kháng viêm vừa là chất trung gian gây ra tình trạng viêm nhiễm mạn tính. Ngoài ra, IL6 còn kích thích hoạt động của tế bào lympho B trong quá trình sản xuất tự kháng thể, đồng thời hỗ trợ quá trình biệt hóa tế bào lympho T.

Hiện nay, tocilizumab là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm thuốc ức chế Interleukin 6. Tocilizumab được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép điều trị viêm khớp dạng thấp thể nặng và “kháng trị” vào đầu năm 2010.

Tác dụng phụ của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Chi phí không phải là rào cản duy nhất trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học. Những bệnh nhân thỏa mãn yêu cầu tài chính vẫn có thể không sử dụng được nhóm thuốc này, bởi bên cạnh hiệu quả chữa bệnh vượt trội, thuốc sinh học cũng đi kèm nhiều tác dụng không mong muốn. 

Tác động tiêu cực nhất của thuốc sinh học đối với sức khỏe là rủi ro gây bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, viêm gan siêu vi và ung thư. Muốn giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề trên, người bệnh cần thực hiện nhiều xét nghiệm trước khi chữa bệnh nhằm chắc chắn bạn không bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học cần được tiến hành tại các bệnh viện uy tín, theo quy trình nghiêm ngặt tuyệt đối. 

Các chuyên gia nhận định, với nhiều ưu điểm nổi bật, thuốc sinh học giúp kiểm soát và cải thiện viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, buồn nôn (do quá trình sản xuất hồng cầu gặp trở ngại), tổn thương gan, thậm chí ung thư. Đặc biệt, nếu người bệnh từng bị nhiễm trùng trong quá khứ, nguy cơ viêm khớp dạng thấp tái phát sẽ tăng cao đáng kể.

Tác dụng phụ của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh bằng thuốc sinh học

Tuy hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp của thuốc sinh học được đánh giá rất cao nhưng trong một số trường hợp, nhóm thuốc này có thể hoàn toàn không hoạt động. Để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình chữa bệnh, độc giả cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Sau khi dùng thuốc sinh học, bệnh nhân sẽ được theo dõi biểu hiện trong vòng 3 tháng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để thuốc phát huy công hiệu tối đa (thuốc sinh học hoạt động chậm hơn các loại thuốc truyền thống).
  • Có thể kết hợp sử dụng thuốc sinh học với thuốc thấp khớp DMARD (theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa) nhằm tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp đúng thời gian và liều lượng.
  • Tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc kết hợp các phương pháp chữa bệnh truyền miệng.
  • Thường xuyên thăm khám để được chăm sóc cẩn thận và điều trị đúng hướng.

Bài viết đã cung cấp kiến thức tổng quan ngắn gọn, dễ hiểu về nhóm thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi quyết định chữa bệnh bằng phương pháp này, người bệnh cần tìm hiểu cặn kẽ và trao đổi cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y có được không?

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y là phương pháp quan trọng và phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý mạn tính này. Tuy nhiên, để đảm...

viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá điều trị và phục hồi cho những người mắc các lý liên quan đến xương khớp. Viêm khớp...

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu? 10 bệnh viện tốt nhất

"Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý tự miễn, có tính...

viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp là dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những vận động viện hay những người bị chấn thương hay di chuyển quá nhiều....

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới và phương pháp điều trị

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới có thể gây ra các cơn đau lan từ cột sống thắt lưng xuống đùi làm hạn chế khả năng vận động đồng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn