PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu nào an toàn, ít tác dụng phụ?

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Ợ chua nên uống thuốc gì? Kiêng gì cho mau khỏi

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng

Omeprazol 20mg là nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc có khả năng làm giảm tiết axit dạ dày. Do đó, Omeprazol  20mg thường được bác sĩ chỉ định làm giảm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến đường ruột và dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản,…Thuốc Omeprazol được bào chế dưới dạng viên uống và hỗn dịch uống.

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng
Omeprazol 20mg là nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc có khả năng làm giảm tiết axit dạ dày

Tên chung: Omeprazol 20mg

Tên biệt dược: PriLOSEC, FIRST Omeprazole, Omeprazole + SyrSpend SF Alka, PriLOSEC OTC,…

Phân nhóm thuốc: Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Thông tin về thuốc Omeprazol 20mg

Dưới đây là một số thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định,…giúp người bệnh dùng thuốc đúng mục đích và hiệu quả.

1. Thành phần chính

  • Omeprazole

2. Tác dụng

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg được thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày và thực quản. Khi được dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ hoạt động bằng cách giảm tiết dịch axit dạ dày, bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm thực quản ăn mòn (thực quản bị tổn thương do bị axit dạ dày bào mòn)
  • Ngoài ra, Omeprazol 20mg còn có thể kết hợp với thuốc kháng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), đây là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày.

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg có tác dụng cải thiện các triệu chứng ợ nóng với tần suất từ 2 – 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, thuốc không phát huy tác dụng nhanh chóng, thông thường người bệnh cần sử dụng thuốc sau 1 – 4 ngày mới có hiệu quả cải thiện.

Thuốc đau dạ dày Omeprazol 20mg thuộc nhóm thuốc không kê đơn. Nên bạn có thể tìm mua tại một số nhà thuốc uy tín. Tuy nhiên, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

3. Chống chỉ định

Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg không sử dụng cho các đối tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

4. Hàm lượng và dạng

Omeprazol được bào chế dưới các dạng sau:

  • Thuốc dưới dạng viên nang giải phóng chậm: 20mg, 10mg và 40mg
  • Thuốc dạng dung dịch: 10mg, 25mg, 2.5mg
Hàm lượng và dạng
Thuốc dưới dạng viên nang giải phóng chậm: 20mg, 10mg và 40mg

5. Liều dùng

Người bệnh có thể đọc kỹ thông tin liều dùng từ giấy hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo chỉnh định của bác sĩ chuyên môn. Dựa vào tình trạng sức khỏe (phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú,…), mức độ bệnh lý, sẽ được điều chỉnh liều dùng hợp lý nhất.

Dưới đây là thông tin tham khảo liều dùng thuốc dạ dày Omeprazol 20mg:

Liều dùng cho người trưởng thành:

Đối tượng bị loét tá tràng:

  • Dùng 20mg/ lần/ ngày
  • Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 4 tuần. Nếu thấy bệnh chưa thuyên giảm hẳn, bạn có thể tăng liệu trình sử dụng thuốc lên 8 tuần.

Đối tượng bị nhiễm vi khuẩn HP:

Phác đồ sử dụng 2 loại thuốc điều trị:

  • Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol 40mg + kháng sinh clarithromycin mỗi ngày uống 1 lần
  • Liệu trình điều trị kéo dài trong vòng 14 ngày

Phác đồ sử dụng 3 loại thuốc điều trị:

  • Kết hợp uống Omeprazol 20mg + kháng sinh clarithromycin + kháng sinh amoxicillin mỗi ngày dùng thuốc 2 lần
  • Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 10 ngày

Trường hợp bị viêm loét dạ dày:

  • Sử dụng Omeprazol 40mgmg/ lần/ ngày
  • Liệu trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần

Người bị viêm thực quản bào mòn:

  • Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol 20mg/ lần/ ngày
  • Thời gian dùng thuốc kéo dài từ 4 – tuần

Đối tượng bị hội chứng u tân sinh đa tuyến nội tiết:

Liều dùng cho người trưởng thành
Dựa vào tình trạng sức khỏe (phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú,…), mức độ bệnh lý, sẽ được điều chỉnh liều dùng hợp lý nhất
  • Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol 60mg/ lần/ ngày
  • Liều dùng tối đa: 360mg/ ngày (dùng dưới dạng 120mg uống mỗi ngày 3 lần)

Người mắc hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Mỗi ngày sử dụng một lần thuốc dạ dày Omeprazol 60mg
  • Liều dùng tối đa 360mg/ ngày (uống dưới dạng 120mg mỗi ngày 3 lần)

Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Sử dụng thuốc Omeprazol 20mg mỗi ngày một lần
  • Liệu trình điều trị kéo dài trong 4 tuần

Đối tượng bị chứng khó tiêu:

  • Mỗi ngày uống Omeprazol 20mg vào buổi sáng
  • Liệu trình điều trị trong vòng 14 ngày

Liều dùng cho trẻ em:

Trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản:

Từ 1 – 16 tuổi: Liệu trình điều trị kéo dài trong 4 tuần

  • Trẻ cân nặng từ 5kg đến dưới 10kg: Dùng thuốc dạ dày Omeprazol 5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ cân nặng từ 10kg đến dưới 20kg: Uống Omeprazol 10mg/ lần/ ngày
  • Trẻ có cân nặng từ 20kg trở lên: Uống 20mg/ lần/ ngày

Trẻ từ 16 tuổi –  18 tuổi:

  • Mỗi ngày uống Omeprazol 20mg một lần
  • Liệu trình điều trị kéo dài trong 4 tuần

Trẻ em bị viêm thực quản bào mòn:

Trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi (sử dụng trong 6 tuần)

  • Trẻ có cân nặng từ 3kg đến dưới 5kg: Dùng 2.5mg / lần/ ngày
  • Trẻ có cân nặng từ 5kg đến dưới 10kg: Uống 5mg/ lần/ ngày
  • Cân nặng từ 10kg trở lên: Dùng 10mg/ lần/ ngày

Trẻ từ 1 tuổi đến 16 tuổi: Liệu trình điều trị kéo dài từ 4 đến 8 tuần

  • Trẻ cân nặng  từ 5 đến dưới 10kg: Dùng Omeprazol 5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ cân nặng từ 10kg đến dưới 20kg: Uống Omeprazol 10mg/ lần/ ngày
  • Trẻ cân nặng từ 20kg trở lên: Dùng thuốc dạ dày Omeprazol 20mg/ lần/ ngày
Liều dùng cho trẻ em
Trước khi sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol cho trẻ em, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Trẻ từ 16 tuổi đến 18 tuổi:

  • Sử dụng thuốc Omeprazol 20mg/ lần/ ngày
  • Liệu trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần

Liều dùng duy trì:

Trẻ em từ 1 – 16 tuổi: Dùng thuốc từ 4 – 8 tuần

  • Trẻ có cân nặng từ 3kg đến dưới 5kg: Dùng thuốc Omeprazol 5mg/ lần/ ngày
  • Cân nặng từ 5kg đến dưới 10kg: Uống 10mg/ lần/ ngày
  • Cân nặng từ 10kg trở lên: Dùng thuốc 12mg/ lần/ ngày

Trẻ em từ 16 đến 18 tuổi

  • Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol 20mg/ lần/ ngày

6. Hướng dẫn cách dùng

Dưới đây là một số chỉ dẫn sử dụng thuốc Omeprazol mà bạn có thể tham khảo để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Omeprazol 20mg được dùng dưới dạng viên uống, bạn nên sử dụng thuốc trước khi ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp nhóm thuốc kháng axit dạ dày và Omeprazol.
  • Trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc băng niêm mạc như Sucralfate, nên uống thuốc dạ dày Omeprazol trước khi uống sucralfate khoảng 30 phút.
  • Nếu dùng Omeprazol dưới dạng hỗn dịch, nên lắc đều trước khi uống.
  • Đối với thuốc dạ dày Omeprazol dạng viên nén: Bạn uống cả viên, tránh nhai hay nghiền nát. Tuy nhiên, nếu không thể uống thuốc viên, người bệnh có thể rắc thuốc vào thìa nước ép táo, nuốt ngay và không cần nhai.
  • Tránh sử dụng thuốc Omeprazol hơn 14 ngày, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý nên uống thuốc đúng thời gian quy định, ngay khi các triệu chứng bệnh lý có xu hướng thuyên giảm nhiều.
  • Liên hệ sớm với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý không cải thiện sau khi sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu chứng ợ nóng vẫn diễn ra sau 14 ngày sử dụng thuốc, người bệnh cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý.
 Hướng dẫn cách dùng
Omeprazol 20mg được dùng dưới dạng viên uống, bạn nên sử dụng thuốc trước khi ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ

7. Thận trọng

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, người bệnh cũng cần cân nhắc đến lợi ích cũng như tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc Omeprazol điều trị các bệnh lý dạ dày, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Dị ứng: Thuốc dạ dày Omeprazol có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho các trường hợp bị nhạy cảm với các thành phần trong thuốc. Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng sau khi dùng thuốc.
  • Đối với trẻ em: Hiện tại, vẫn chưa tìm thấy tác dụng phụ khi dùng thuốc Omeprazol cho trẻ em ở độ tuổi từ 1 – 16 tuổi. Tuy nhiên, sự an toàn cũng như hiệu quả điều trị bệnh ở trẻ em dưới 1 tuổi chưa được kiểm định.
  • Đối với người lớn tuổi: Chưa nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc cho đối tượng người cao tuổi.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu nào cho thấy rủi ro sau khi dùng thuốc ở nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, những trường hợp phụ nữ đang trong thai kỳ và đang trong thời gian cho con bú nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như cách sử dụng thuốc an toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc dạ dày Omeprazol

Trong thời gian sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh được những rủi ro, đồng thời kiểm soát tốt các vấn đề phát sinh khi sử dụng thuốc điều trị.

1. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Omeprazol, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau dạ dày, đầy hơi
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Sốt (tình trạng này thường gặp ở trẻ em)

Khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, sưng môi, mặt, cổ họng, mặt, khó thở,…, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh gây ra các biến chứng điển hình như sốc phản vệ.

Ngoài ra, người bệnh ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Viêm niêm mạc dạ dày: Các triệu chứng điển hình như đau bụng, giảm cân, buồn nôn và nôn mửa,…
  • Các vấn đề thận: Tiểu ít, tăng cân nhanh, tiểu ra máu,…
  • Thiếu hụt Magie: Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol kéo dài trên 3 tháng hoặc lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng magie trong cơ thể. Điều này có thể phát sinh các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, cảm giác bồn chồn, nghẹt thở, co thắt cơ tay và chân, chuột rút cơ.
  • Lupus ban đỏ (CLE): Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nổi các mẩn, vảy ở cánh tay vfa ở má, các triệu chứng này sẽ có xu hướng tiến triển khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Khác với CLE, lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, giảm cân, ợ nóng, hình thành cục máu đông,…
  • Polyp tuyến tiền liệt: Lúc này tế bào ở niêm mạc dạ dày tăng trưởng bất thường, tuy nhiên chúng thường lành tính và không gây ra các triệu chứng.
  • Thiếu hụt vitamin B12: Các trường hợp sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol trong vòng 3 năm có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Khi đó, người bệnh có thể khởi phát một số triệu chứng như viêm dây thần kinh, hồi hộp, ngứa ran ở chân và tay, chu kỳ kinh nguyệt thất thường,…
  • Tiêu chảy nặng
  • Gãy xương
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol kéo dài trên 3 tháng hoặc lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng magie trong cơ thể

Trên đây là một số rủi ro trong thời gian người bệnh sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol. Trong đó, có một số tác dụng phụ thường hiếm gặp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nên bạn cần cẩn trọng.

Tuy nhiên, cũng không nên lo lắng quá vì không phải đối tượng nào dùng thuốc cũng đều xuất hiện các tác dụng phụ.

Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc Omeprazol, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý kịp thời.

2. Tương tác thuốc

Thuốc dạ dày Omeprazol có thể tương tác với các loại vitamin, những dược phẩm và một số loại thuốc khác đang sử dụng. Hiện tượng này sẽ khiến các hoạt chất có trong thuốc bị thay đổi tính chất cũng như cách thức hoạt động, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Để tránh tương tác thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa các loại thuốc mình đang sử dụng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc phù hợp hoặc hướng dẫn cách phòng tránh tình trạng tương tác hiệu quả.

Một số thuốc có thể gây tương tác với thuốc dạ dày Omeprazol:

  • Clopidogrel
  • Rilpivirine, Atazanavir và nelfinavir

Các loại thuốc tương tác với Omeprazol tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ:

  • Citalopram
  • Voriconazole
  • Digoxin
  • Saquinavir
  • Phenytoin
  • Tacrolimus
  • Warfarin
  • Diazepam

Thuốc dạ dày Omeprazol có thể làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc:

  • Ketoconazole
  • Este ampicillin
  • Muối sắt
  • Mycophenolate mofetil (MMF)
  • Erlotinib

Cơ chế hoạt động cũng như các hoạt chất của thuốc dạ dày Omeprazol tương tự với Esomeprazole. Do đó, người bệnh nên lưu ý tránh sử dụng các loại thuốc chứa esomeprazole trong thời gian sử dụng thuốc Omeprazol.

Tương tác thuốc
Thuốc dạ dày Omeprazol có thể tương tác với các loại vitamin, những dược phẩm và một số loại thuốc khác đang sử dụng

Ngoài ra, thuốc dạ dày Omeprazol có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, trước khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh hợp lý.

3. Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều/ thiếu liều?

Thuốc dạ dày Omeprazol thường được chỉ định trong một thời gian ngắn cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và được sử dụng điều trị viêm thực quản bào mòn lâu dài. Trường hợp sử dụng thuốc đúng cách, sai liều dùng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trường hợp ngừng sử dụng thuốc: Khi người bệnh tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột hoặc ngưng hẳn. Lúc này các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit không những không cải thiện mà còn có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc không đúng thời gian, bỏ liều: Lúc này hiệu quả điều trị sẽ bị giảm, do đó hãy bổ sung liều uống ngay khi nói ra. Nếu thời gian bỏ lỡ liều và liều kế hoạch gần nhau, bạn có thể bỏ qua liều trên và dùng thuốc đúng lịch trình.

Tránh tình trạng tăng liều dùng để kịp tiến độ điều trị vì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Trường hợp dùng thuốc Omeprazol quá liều có thể xuất hiện các triệu chứng: Buồn ngủ, mất tập trung, mắt mờ, buồn nôn, tăng nhịp tim, nôn, toát mồ hôi, đau đầu, khô miệng,…

Trên đây là các thông tin cơ bản về thuốc dạ dày Omeprazol, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về cách dùng và liều dùng phù hợp với từng đối tượng, hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?

Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn có thể là hệ quả của việc thường xuyên ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, hút thuốc lá, sử dụng các loại...

Bà bầu bị trĩ

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Được làm mẹ là một sứ mệnh thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào, thế nhưng trong giai đoạn mang thai rất nhiều người mẹ bị stress, mệt...

PQA Nhuận Tràng tốt không

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

PQA Nhuận Tràng là một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA, với mục đích hỗ trợ cải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn