Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm khớp. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là khắc phục các triệu chứng đau nhức, sưng viêm khớp nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề. Từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây điều trị vẫn tiềm ẩn rủi ro và tác dụng phụ.

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng
Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm khớp

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, nhất là những đối tượng người trung niên, cao tuổi và người lao động nặng nhọc thường xuyên. Tình trạng này khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, thiếu hụt chất dinh dưỡng, vận động mạnh, lười vận động, thừa cân, béo phì hoặc mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác,…

Việc sử dụng các loại thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở khớp, tê cứng cơ. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong thuốc còn có tác dụng kháng viêm, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý tiến triển nghiêm trọng.

Căn cứ vào nguyên nhân gây đau xương khớp, mức độ triệu chứng, các biểu hiện đi kèm và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp nhất.

Dưới đây là các loại thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp thường được bác sĩ sử dụng giúp người bệnh dễ dàng tham khảo:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau thông thường được nhiều người bệnh lựa chọn. Các thành phần trong thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau tạm thời. Khi được cơ thể dung nạp, Paracetamol sẽ hoạt động theo cơ chế ức chế cyclooxygenase, từ đó làm giảm quá trình tăng sinh tổng hợp  prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Thuốc có độ an toàn cao và có thể dùng cho người cao tuổi.

Thuốc giảm đau Paracetamol là lựa chọn ưu tiên giúp khắc phục cơn đau do chấn thương, thoái hóa, nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn. Với những trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn, các thành phần trong Paracetamol sẽ giúp khắc phục một số triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ,…

Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau thông thường được nhiều người bệnh lựa chọn. Các thành phần trong thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau tạm thời

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc Paracetamol cho người mắc các vấn đề liên quan đến gan, thận, phổi và tim
  • Người bị thiếu máu thường xuyên
  • Chống chỉ định với những đối tượng có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase

Một số thành phần có trong thuốc giảm đau Paracetamol có thể gây ngộ độc gan. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc điều trị người bệnh cần tránh sử dụng bia rượu và một số thức uống chứa cồn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban,…

2. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid)

Các loại thuốc giảm đau gây nghiện thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp viêm đau khớp ở mức độ nghiêm trọng, cơn đau kéo dài dai dẳng, âm ỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo các kiểm chứng lâm sàng cho thấy, Opioid có tác dụng đối với những cơn đau có mức độ trung bình đến nghiêm trọng theo cơ chế trung ương nên có khả năng gây nghiện cao sau khi sử dụng.

Tramadol là một trong các loại thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, chấn thương nặng,… Để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ chuyên khoa thường kết hợp Tramadol với Paracetamol. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không đáp ứng, lúc này bác sĩ có thể dùng các biệt dược chứa Tramadol hay những loại thuốc giảm đau gây nghiện khác có dược tính cao như Morphin và Pethidin.

Chống chỉ định:

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid)
Theo các kiểm chứng lâm sàng cho thấy, Opioid có tác dụng đối với những cơn đau có mức độ trung bình đến nghiêm trọng theo cơ chế trung ương nên có khả năng gây nghiện cao sau khi sử dụng
  • Chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Người bị ngộ độc rượu cấp tính
  • Bị hôn mê do chấn thương ở đầu, bệnh nội sọ
  • Ngộ độc những loại thuốc tác động đến thần kinh trung ương như thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thần
  • Suy hô hấp
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc ức chế monoamine oxidase

Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện có thể phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như táo bón, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, chóng mặt, run rẩy, ù tai, đau nửa đầu, buồn ngủ, lo âu, buồn nôn, mất cảm giác tạm thời,….

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng tránh tình trạng nghiện thuốc. Hiện tượng nghiện Opioid có các biểu hiện giống với hội chứng nghiện ma túy, điển hình như giận dữ, buồn bã, dễ cáu gắt, lo lắng bất an, trụy tim mạch, vã mồ hôi, hành vi kích động, giãn đồng tử, mê sảng,…

3. Các loại thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid viết tắt là NSAID có công dụng giảm đau, chống viêm. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi tình trạng đau nhức khớp không đáp ứng thuốc Paracetamol. Các thành phần có trong NSAID hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) 1, 2, từ đó làm giảm quá trình tăng sinh tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có khả năng ức chế PGF2 tổng hợp giúp giảm cảm thụ những chất dẫn truyền đến thần kinh như histamin, serotonin.

Bên cạnh tác dụng chống viêm và giảm đau xương khớp, thuốc chống viêm không steroid còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, đồng thời hạ sốt không đặc hiệu. Tuy mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng so với thuốc giảm đau Paracetamol. Nhưng NSAID có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Các loại thuốc chống viêm không steroid
Bên cạnh tác dụng chống viêm và giảm đau xương khớp, thuốc chống viêm không steroid còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, đồng thời hạ sốt không đặc hiệu

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid ở dạng dán, bôi và thoa. Những dạng bào chế này có ưu điểm tác dụng trực tiếp lên khu vực cần điều trị giúp giảm đau nhức, sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, so với nhóm thuốc ở đường uống, NSAID điều trị tại chỗ mang lại hiệu quả kém hơn và chỉ đáp ứng trong một số trường hợp.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc cho người bị suy thận, suy gan nặng
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển nặng
  • Người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Đối tượng bị chứng rối loạn đông máu
  • Chống chỉ định với những trường hợp bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc

Bên cạnh ảnh hưởng đến dạ dày, nhóm thuốc chống viêm không steroid còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, suy tủy, chảy máu kéo dài, đau nhức đầu, ù tai, ợ nóng, tăng huyết áp,…

Với những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe để được cân nhắc thay thế các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý. Một số loại thuốc NSAID thường được sử dụng phổ biến như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Aspirin, Indomethacin,…

4. Thuốc Corticoid chữa đau nhức xương khớp

Corticoid là hoạt chất tổng hợp, hoạt động theo cơ chế tương tự như hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Thuốc được điều chế dưới các dạng phổ biến như thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ, thuốc tiêm.

Trong điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức khớp,… Bác sĩ thường chỉ định tiêm Corticoid trực tiếp vào ổ khớp với mục đích ức chế quá trình miễn dịch. Thông qua cơ chế này, Corticoid sẽ khắc phục tình trạng đau nhức và kháng viêm hiệu quả.

Thuốc Corticoid chữa đau nhức xương khớp
Trong điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức khớp,… bác sĩ thường chỉ định tiêm Corticoid trực tiếp vào ổ khớp

Một số dẫn xuất chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau nhức xương khớp như:

  • Betamethason hoặc Methylprednisolon: Mỗi đợt tiêm 1 lần, mỗi lần tiêm kéo dài từ 6 – 8 tuần
  • Hydrocortisone: Mỗi đợt tiêm từ 2 – 3 lần, mỗi lần tiên kéo dài từ 5 – 7 ngày
  • Lưu ý, không thực hiện tiêm Corticoid quá 3 đợt/ năm

Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, khắc phục triệu chứng đau nhức và chống viêm hiệu quả nhưng biện pháp này vẫn tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng. Người bệnh sau khi tiêm thuốc có thể gây nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ, biến đổi sắc tố da, tăng tiết mồ hôi, đứt gân, nóng rát mặt, mất ngủ.

Bên cạnh đó, Corticoid có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, gây loãng xương, tăng cân, đục thủy tinh thể, hư hại những mô sụn khỏe mạnh, hoại tử xương vô mạch,… Do tiềm ẩn nguy cơ cao nên việc tiêm Corticoid chỉ được chỉ định với các trường hợp không đáp ứng các loại thuốc điều trị.

5. Thuốc chống thấp khớp

Các loại thuốc chống thấp khớp thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh viêm khớp như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và các chứng rối loạn tự miễn khác. Các hoạt chất trong nhóm thuốc này sẽ hoạt động thông qua việc ức chế cạnh tranh men dihydrofolate reductase với mục đích ngăn chặn các biến đổi axit folic thành tetrahydrofolate. Từ cơ chế này, các loại thuốc chống thấp khớp còn có tác dụng ức chế hoạt động tổng hợp ADN cũng như hoạt động sản sinh tế bào.

Thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư, bệnh vảy nến, các bệnh lý liên quan đến xương khớp với cơ chế tự miễn. Trong điều trị bệnh viêm khớp, thuốc có tác dụng bảo vệ các mô sụn khỏe mạnh, giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc chống viêm không steroid với thuốc chống thấp khớp nhằm cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc chống thấp khớp
Các loại thuốc chống thấp khớp thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh viêm khớp như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và các chứng rối loạn tự miễn khác

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc cho người bị suy gan
  • Chức năng thận bị tổn thương
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người bị rối loạn tạo máu như suy giảm tiểu cầu, suy tủy xương, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt
  • Không dùng thuốc với người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc

Các loại thuốc chống thấp khớp có chứa hàm lượng độc tính cao. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay mẩn ngứa, rối loạn kinh nguyệt, làm suy giảm hoạt động tạo máu ở tủy xương, nhìn mờ, đau nhức đầu. Khi nhận thấy các biểu hiện trên, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời.

6. Các loại thuốc chống thoái hóa

Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp thường được chỉ định trong những trường hợp bị đau nhức xương khớp bởi một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,… Thuốc chống thoái hóa khớp không chỉ khắc phục cơn đau nhanh chóng mà còn có tác dụng cải thiện lâu dài thông qua cơ chế tái tạo, phục hồi các mô sụn bị tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện mật độ xương.

Các loại thuốc chống thoái hóa
Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp thường được chỉ định trong những trường hợp bị đau nhức xương khớp bởi một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,…

Một số loại thuốc chống thoái hóa thường được bác sĩ chỉ định như Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2…  Hoạt động bằng cách ức chế enzyme gây tổn thương các sụn khớp, điển hình là các gốc tự do, phospholipase A2… Ngoài ra, thuốc còn có khả năng cải thiện khả năng vận động, phòng ngừa những bệnh lý xương khớp mãn tính.

Các loại thuốc chống thoái hóa khớp không chỉ định với phụ mang thai và những đối tượng có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị có thể phát sinh một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng,…

7. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ

Nhóm thuốc giảm đau tại chỗ thường được áp dụng với những trường hợp đau nhức xương khớp do chấn thương, tai nạn nhỏ, căng cơ, va đập,…

  • Menthol: Đây là một trong những hoạt chất có chiết xuất từ lá bạc hà. Thuốc có công dụng làm mát, gây tê, giảm đau, hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, Menthol còn hỗ trợ giảm đau nhức do bong gân, bầm tím.
  • Lidocaine: Thuốc có tác dụng chính là gây tê tại chỗ và giúp co mạch. Nhờ đó, làm giảm khả năng thụ cảm những tín hiệu đau nhức ở dây thần kinh. Lidocaine được bào chế dưới dạng miếng dán hoặc thuốc bôi. Người bệnh sử dụng thuốc mỗi ngày từ 2 – 4 lần.
  • Capsaicin: Đây là một trong những hoạt chất có chiết xuất từ quả ớt có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức. Thuốc tuy có công dụng giảm sưng viêm, đau nhức nhanh chóng như có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, dị ứng da ở những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Methyl salicylate: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và chống sưng viêm ở huyết niêm mạc. Methyl salicylate được điều chế dưới các dạng như miếng dán, bôi ngoài da và thuốc xoa bóp
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ
Nhóm thuốc giảm đau tại chỗ thường được áp dụng với những trường hợp đau nhức xương khớp do chấn thương, tai nạn nhỏ, căng cơ, va đập,…

Những loại thuốc giảm đau tại chỗ thường có tính an toàn hơn các loại thuốc đường uống. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng ức chế các tác nhân khởi phát trên phạm vi nhỏ. Hơn nữa, những loại thuốc bôi chống chỉ định bôi lên những vùng da bị trầy xước, có vết thương hở vì có thể gây ra các tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp

Sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp và chống viêm phổ biến hiện nay. Phương pháp này không chỉ giúp khắc phục tình trạng đau nhức nhanh chóng, giảm sưng đỏ, nóng rát mà còn ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng, đồng thời duy trì khả năng vận động của hệ thống xương khớp.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng điều trị có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn trong quá trình chữa trị về sau
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng. Việc lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày mãn tính, loãng xương, các mô sụn bị hư hỏng nặng, tăng đường huyết,…
  • Chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, và lịch sử dụng thuốc. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng đối tượng.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại thuốc chữa đau nhức xương khớp với những bài thuốc Đông y hoặc mẹo chữa dân gian. Theo các chuyên gia đầu ngành, các hoạt tính của thuốc tân dược có thể bị thay đổi bởi dược tính có trong một số dược liệu. Điều này dẫn đến hiện tượng tương tác thuốc, có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Hãy thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc chống viêm giảm đau xương khớp. Không tự ý hiệu chỉnh liều lượng thuốc hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp
Với những trường hợp đau xương khớp do bệnh lý gây ra, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà như xoa bóp, chườm nóng/ lạnh, bấm huyệt, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Với những trường hợp đau xương khớp do bệnh lý gây ra, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời kết hợp với những bài vật lý trị liệu và thiết lập lối sống lành mạnh để khắc phục bệnh nhanh chóng.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc chống viêm không steroid, bạn nên tham khảo với bác sĩ sử dụng kết hợp với những loại thuốc bảo vệ niêm mạc tránh ảnh hưởng đến đường ruột, dạ dày
  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm, vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, tăng cường dẻo dai cho xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Bạn có thể tham khảo một số bộ môn vận động phù hợp như bơi lội, đi bộ, tập yoga, đạp xe, ngồi thiền,…

Trên đây là các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng. Người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị vì có thể gây ra tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong chữa trị, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng sức khỏe, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp lành tính và tương đối phổ biến. Dạng viêm khớp gối này thường gặp ở các bé trai trong...

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Top 8 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm là một trong những căn bệnh liên quan đến xương khớp và đang có xu hướng tăng cao bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố...

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc bàn giấy cần gõ máy tính hay viết lách nhiều, hoặc cũng liên quan đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn