Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Hầu hết khi trẻ có dấu hiệu bị ho, ốm, sử dụng kháng sinh là biện pháp đầu tiện mà phụ huynh nghĩ tới. Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em liệu có thực sự cần thiết, khi nào cần dùng và dùng thế nào cho đúng, cùng tham khảo ngay trong bài viết này.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em nên dùng khi nào?

Kháng sinh là một trong những thuốc vô cùng phổ biến, được dùng trong rất nhiều bệnh đặc biệt là những bệnh có liên quan đến vấn đề nhiễm trùng. Trong đó kháng sinh trị ho cũng là loại thuốc được dùng phổ biến nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các cơ quan lân cận.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em không phải lúc nào cũng có thể dùng mà cần có chỉ định từ bác sĩ

Tuy nhiên không phải kháng sinh dùng lúc nào cũng đúng. Phụ huynh thường có xu hướng khi thấy bé có triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng là tự đi mua ngay các liều kháng sinh cho con uống. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây hại ngược lại cho bé. Bởi kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn còn với nấm hay virus hầu như không có tác dụng.

Trong khi đó ho có thể xuất phát do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng, vi khuẩn, virus cúm hay cũng có thể liên quan đến sự xâm nhập của các dị nguyên. Thực tế thông kê cho thấy những bệnh gây ho như viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang có đến 80% nguyên nhân gây bệnh là do virus. Vì thế việc dùng kháng sinh bừa bãi trong tình trạng này có thể gây hại ngược lại cho bé.

Cần chú ý rằng ở trẻ nhỏ các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng thải độc còn rất kém. Việc dùng sai thuốc khiến các chất dư thừa này tích tụ và gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó với trẻ nhỏ phụ huynh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tốt nhất bé chỉ nên dùng kháng sinh trong các trường hợp sau

  • Tình trạng ho kéo dài từ 10- 14 ngày dù đã sử dụng nhiều biện pháp chăm sóc tại nhà ( bởi nếu bệnh liên quan đến virus thường tự khỏi sau 5- 7 ngày mà không cần dùng thuốc nên nếu kéo dài hơn thời điểm này thì có khả năng liên quan đến vi khuẩn hơn)
  • Bé có dấu hiệu viêm xoang kéo dài trên 10 ngày hoặc bệnh đã thuyên giảm nhưng tái phát sau đó với mức độ trầm trọng hơn
  • Có các triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ; chảy nước mũi có màu vàng, xanh; ho có đờm nhầy kéo dài nhiều ngày liên tiếp
  • Có sự chỉ định từ bác sĩ trong mọi trường hợp

Nguyên tắc thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em

Như đã nói, việc dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em cần phải đảm bảo đúng bệnh, đúng thời điểm và có sự đảm bảo của bác sĩ. Ngoài ra để đảm bảo an toàn và nhanh hết bệnh nhất cho trẻ phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc sau

Dùng đúng loại

Kháng sinh dùng cho trẻ nhỏ thường có rất nhiều dạng như viên uống, siro uống, dạng hỗn dịch, viêm nhộng, đặt hậu môn hoặc dạng tiêm nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu nguy hiểm, không thể hấp thụ thuốc qua đường uống. Tuy nhiên hầu hết các tình trạng ho thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc uống.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Kháng sinh trị ho dạng siro thường được ưu tiên dùng cho bé vì dễ dùng, ít tác dụng phụ

Loại thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em sẽ dựa trên tác nhân chính gây bệnh và được dùng từ những loại nhẹ nhất sau đó nếu bé không đáp ứng thuốc sẽ được tăng dần độ mạnh đồng nghĩa với nhiều tác dụng phụ hơn. Trẻ nhỏ thường được ưu tiên dùng dạng siro uống thì có mùi vị dễ dùng, ít tác dụng phụ đồng thời không quá nguy hiểm khi dùng. Tuy nhiên thường dạng này cũng có mức giá cao hơn những thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em theo đường uống khác.

Hầu hết tình trạng không đáp ứng thuốc thường do bé thường dùng loại này trước đó gây nhờn thuốc. Vì thế nếu trước đó bé đã uống kháng sinh hoặc điều trị bệnh lý nào đó có dùng kháng sinh trong thời gian dài, phụ huynh cần phải trao đổi với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc và chỉ định những nhóm thuốc phù hợp, tránh mất thời gian vào những loại thuốc cũ.

Liều dùng

Liều dùng thuốc của trẻ thường dựa trên độ tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh. Tất nhiên tuổi càng cao, cân nặng càng lớn hay tình trạng bệnh trầm trọng hơn thì liều dùng thuốc cũng mạnh hơn để nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Nếu tình trạng bệnh nặng mà dùng thuốc liều nhẹ thì có thể không đảm bảo loại bỏ được hết các tác nhân gây bệnh, thời gian điều trị kéo dài với nhiều tác dụng phụ. Ngược lại tình trạng bệnh nhẹ nhưng dùng liều nặng hơn có thể khiến các cơ quan không đào thải được các chất dư thừa ra bên ngoài và gây hại cho gan thận. Dùng kháng sinh trị ho trong thời gian dài cũng rất dễ gây ngộ độc nên phụ huynh cần cực kỳ chú ý.

Tốt nhất nếu tình trạng ho của bé ngày càng trở nặng và cần phải dùng thuốc phụ huynh luôn cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ để có thể đảm bảo dùng đúng liều, tránh gây nguy hiểm cho con nhất là với những đối tượng như trẻ sơ sinh.

Đúng cách

Như đã nói, thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em có rất nhiều dạng và không phải loại nào cũng sử dụng như loại nào. Ví dụ với thuốc kháng sinh dạng bột có loại cần pha với nước lạnh/ nước ấm, với thuốc dạng viên có loại cần nhai hoặc nuốt luôn, vì vậy phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ nhiều hơn để đảm bảo dùng đúng cách.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Tránh dùng kháng sinh với sữa hay bất cứ loại nước nào khác ngoài nước ngọt vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác

Đa số các dạng thuốc uống thường có vị khá đắng nên nhiều phụ huynh thường cho con uống cùng sữa hay nước cam để lấn át những cảm giác này. Tuy nhiên điều này không chỉ có thể làm giảm tác dụng thuốc mà còn gây hại ngược lại nếu thuốc tương tác với các chất này. Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ về cách dùng để đảm bảo an toàn cho con.

Với những dạng như viên nhộng hay viên nén khi dùng cho bé dưới 6 tuổi phụ huynh cần phải theo dõi kỹ vì bé có thể bị nghẹn hay sặc. Riêng với dạng tiêm phụ huynh cần chú ý chăm sóc đúng cách, tránh bôi linh tinh tại đây vì có thể gây nhiễm trùng, áp xe và rất nhiều nguy hiểm khác.

Với những dạng hỗn dịch cần pha uống mẹ cần phải pha kỹ để bột thuốc tan hết bởi nếu còn sót thuốc có thể không đủ liều uống khiến việc điều trị không đạt kết quả tuyệt đối. Chú ý chỉ nên pha với nước đun sôi để nguội vì nhiệt nóng hay lạnh có thể phá vỡ kết cấu của các chất có trong thuốc.

Dùng đủ thời gian

Hầu hết việc dùng kháng sinh dùng trên trẻ em rất ít khi kéo dài quá 7 ngày vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Thời gian dùng cần dựa trên nguyên nhân bệnh và tình trạng bệnh được khám trước đó. Nếu cần dùng kéo dài cần bắt buộc có phác đồ điều trị chuyên môn. Thời gian dùng kháng sinh tục thường không kéo dài quá 2 tuần, nếu cần điều trị lâu dài có thể chia thành từng đợt để cơ thể kịp hồi phục.

Với những kháng sinh thế hệ mới hiện nay hầu như đều có thể rút ngắn thời gian sử dụng xuống còn 3- 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tốt nhất và ít tác dụng phụ. Một loại kháng sinh có thể dùng ngắn ngày như Azithromycin dùng trên trẻ bị viêm phổi trong vong 3 ngày với liều 10mg/kg/ ngày trong lần đầu, những ngày tiếp theo 5mg/kg/ngày – uống.

Tuy nhiên như đã nói, việc dùng thuốc còn phụ thuộc trên tốc độ phục hồi của bé. Sau dùng thuốc 2- 3 ngày bạn sẽ dần thấy tác dụng, phụ huynh không vì nôn nóng mà lạm dụng tăng liều dùng cho con hay thấy con có dấu hiệu thuyên giảm mà dừng liều sớm bởi tất cả đều có thể gây các phản ứng xấu ngược lại.

Phụ huynh cần đảm bảo đúng liều dùng theo kê đơn từ bác sĩ. Dừng thuốc sớm hay lạm dụng thuốc kéo dài đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Ví dụ dừng thuốc sớm khiến bệnh không thể loại bỏ triệt để trong khi lạm dụng kéo dài lại làm tổn thương các cơ quan nội tạng. Đồng thời cả hai hành động trên đều tăng nguy cơ nhờn thuốc và khiến việc điều trị lần sau cần phải tăng liều dùng để đảm bảo kết quả điều trị.

Theo dõi các triệu chứng của bé

Không chỉ riêng với kháng sinh mà khi dùng bất cứ loại thuốc nào mẹ cũng nên theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ. Nếu thấy bé các có dấu hiệu bất thường như sốt cao, nổi mẩn, nôn ói cần dừng thuốc ngay lập tức và thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Các dấu hiệu dị ứng hay kháng thuốc có thể xuất hiện ở cả ngày thứ 2 nên mẹ cần theo dõi bé trong 3 ngày đầu dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Nên phối hợp với men tiêu hóa

Thường với trẻ nhỏ thường được ưu tiên dùng kháng sinh phổ hẹp vì ít tác dụng phụ và an toàn hơn. Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm trùng nặng và có dấu hiệu nguy hiểm bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng để đảm bảo kết quả điều trị. Bên cạnh loại bỏ các vi khuẩn có hại, nhóm kháng sinh này có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn có ích tại đường ruột và gây ra một số vấn đề về tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Phụ huynh nên bổ sung lợi khuẩn qua một số men tiêu hóa như sữa chua để ổn định hệ tiêu hóa hơn

Vì vậy bạn có thể kết hợp với một số loại men tiêu hóa để ổn định hệ vệ sinh đường ruột và phòng tránh các dấu hiệu như tiêu chảy.. Enterogermina cũng là men tiêu hóa thường được chỉ định song song khi dùng kháng sinh, tuy nhiên không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng trong thời điểm dùng kháng sinh. Thay vào đó mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, ăn chuối, sữa lên men… để bổ sung hệ vi sinh đường ruột một cách tự nhiên nhất.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và các tác dụng phụ

Hầu hết bất cứ loại thuốc Tây nào cũng gây ra một số tác dụng phụ kèm theo, tùy loại và tùy người bệnh có dùng đúng cách không. Dùng thuốc đúng liều, đúng kê đơn theo chỉ định của bác sĩ thường rất ít gặp các tác dụng phụ, tuy nhiên phụ huynh cũng cần nắm bắt rõ để có hướng phòng tránh và cải thiện tốt hơn.

Vấn đề về dạ dày

Như đã nói, một số kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt các lợi khuẩn tại hệ tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa, có thể là táo bón hay tiêu chảy, đôi khi còn kèm theo cả cảm giác buồn nôn, chuột rút. Thường các loại thuốc như Macrolide, Cephalosporin, Penicillin hay  Fluoroquinolones.. rất dễ gây ra triệu chứng này.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Tiêu chảy cũng là triệu chứng thường gặp do một số kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn ở trẻ nhỏ

Bên cạnh đó lạm dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài cũng có thể gây đau dạ dày cùng các biến chứng nguy hiểm khác nên phụ huynh cần chú ý hơn. Sử dụng kèm theo men vi sinh là cách để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng giúp hạn chế các tác dụng này hơn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại kháng sinh.

Cảm giác nhạy cảm với ánh sáng

Một số kháng sinh nhóm Tetracycline như Doxycycline, Oxytetracyclin, Aminosid thường khá nhạy cảm với ánh sáng. Đặc trưng là bé có thể cảm giác khó chịu, rát da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đồng thời cũng dễ bị cháy nắng hơn.

Cách giải quyết trong trường hợp này là bạn nên giữ bé nghỉ ngơi trong nhà nhiều hơn và bôi kem chống nắng để hạn chế những tác động từ ánh nắng. Chú trọng khi ra ngoài cần mặc áo dài tay, đeo khẩu trang và kính râm đầy đủ để đảm bảo an toàn hơn.

Vàng răng

Kháng sinh nhóm tetracycline cũng có thể gây ra tình trạng răng ố vàng hay đổi màu răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ, tuy nhiên chủ yếu xuất hiện trên nhóm trẻ dưới 8 tuổi nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Sốt

Khi dùng kháng sinh cũng có thể khiến trẻ bị sốt, thường gặp nhất ở kháng sinh nhóm  beta-lactam, cephalexin, minocycline, sulfonamides.. Nếu tình trạng sốt xuất hiện đột ngột kéo dài quá 48h và thân nhiệt cao trên 38.5 độ phụ huynh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Bác sĩ có thể chỉ định paracetamol,  acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Nếu sau khi dùng kháng sinh bé bị sốt cao trên 38.5 độ và kéo dài quá 48 tiếng phụ huynh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ

Trong trường hợp sốt không quá cao, dưới 38.5 độ mẹ nên ưu tiên hạ sốt bằng cách cho bé uống nhiều nước, chườm mát, để bé nghỉ ngơi nhiều hơn, mặc đồ rộng rãi thoải mái. Thường nếu tình trạng sốt không quá nguy hiểm sẽ hết trong 2 ngày.

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khác

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khác cũng có thể xuất hiện chủ yếu do lạm dụng thuốc, dùng liều quá mạnh hay dùng sai cách. Bao gồm

  • Phản ứng dị ứng
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Phản ứng máu
  • Các vấn đề về tim
  • Co giật

Phụ huynh cần theo dõi tốc độ hồi phục và các phản ứng của bé sau khi uống để phát hiện sớm các triệu chứng này và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để giải quyết kịp thời.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Tốt nhất phụ huynh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định thăm khám từ bác sĩ chuyên môn đồng thời thực hiện đúng đơn thuốc nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.

Cùng chuyên mục

Dùng dầu tràm trị ho

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Dùng dầu tràm trị ho là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì vừa có độ an toàn cao, không gây biến chứng, nguyên liệu dễ...

Cách chưng lê trị ho

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

Dùng lê chưng trị ho là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng vì vừa có hương vị thơm ngon, dễ ăn lại bồi bổ sức khỏe...

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Sử dụng siro trị ho cho bé là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Bởi công dụng giảm...

Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Ho khan là tình trạng cơn ho kéo dài dai dẳng mãi không dứt kèo theo cổ họng ngứa rát khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn