Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý khởi phát do vi khuẩn xâm nhập hoặc nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng sẽ giúp khắc phục bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể phát sinh tác dụng phụ nặng nề.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng
Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý khởi phát do vi khuẩn xâm nhập hoặc nhiễm trùng

Khi nào dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến đường hô hấp. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát khi ống phế quản, đường thở nối giữa khí quản và phổi bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân gây viêm phế quản chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra, bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Việc điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính bằng thuốc Tây được xem là biện pháp mang lại hiệu quả tích cực, nhiều người bệnh ưu tiên. Trong đó, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhóm thuốc này chỉ được áp dụng với những trường hợp bị viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn gây ra.

Cụ thể, những biểu hiện viêm phế quản do vi khuẩn tấn công thường điển hình bởi tình trạng dịch đờm có màu xanh hoặc vàng, có mủ, bệnh lý diễn tiến trên 10 ngày. Bên cạnh đó, khi tiến hành thực hiện các xét nghiệm sẽ nhận thấy lượng bạch cầu trong máu tăng cao.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh nào, cách dùng, thời gian và liều lượng sẽ được áp dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi liệu trình. Điều này có thể gây ra những rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn như ngộ độc, vi khuẩn kháng thuốc, phản tác dụng,…

Với những trường hợp bị viêm phế quản kèm theo các biểu hiện như đau rát họng, đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi, khạc đờm trắng, ho khan,… thường do virus gây ra. Trường hợp này việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh gần như không mang lại hiệu quả chữa trị.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản

Các loại thuốc kháng sinh Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromycin, Erythromycin, Penicillin,… thường được chỉ định phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Dựa vào mức độ các triệu chứng bệnh lý và thể trạng của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng sinh và kết hợp với những nhóm thuốc khác nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

1. Thuốc Amoxicillin chữa viêm phế quản

Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh được kê đơn trong điều trị những bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, nhiễm trùng da,… Việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh lý hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài.

Thuốc Amoxicillin chữa viêm phế quản
Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh được kê đơn trong điều trị những bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, nhiễm trùng da,…

Cách dùng và liều dùng:

  • Liều dùng với đối tượng trẻ và trẻ sơ sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Liều dùng cho người trưởng thành: Mỗi lần sử dụng từ 250mg – 875mg. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng sẽ chia thuốc thành nhiều lần dùng.

Chống chỉ định:

Thuốc kháng sinh Amoxicillin chữa viêm phế quản không sử dụng cho những trường hợp người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc, hội chứng Mononucleosis, bệnh tiểu đường, bệnh thận, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

Trong quá trình sử dụng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mất ngủ, ngứa ngáy, phát ban, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, răng đổi màu, cổ họng và mặt phù nề, đau thắt và khó thở,…

2. Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản Cephalexin

Cephalexin thực chất là một loại kháng sinh cephalosporin thuộc nhóm β-lactam. Các thành phần trong thuốc hoạt động theo cơ thể kiểm soát, phá vỡ quá trình phát triển của những tế bào vi khuẩn ở phế quản, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời hỗ trợ phục hồi những tế bào bị thương tổn. Thuốc kháng sinh Cephalexin có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản Cephalexin
Cephalexin thực chất là một loại kháng sinh cephalosporin thuộc nhóm β-lactam

Hướng dẫn liều dùng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 125mg
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Mỗi lần 125mg, ngày uống 3 lần
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Sử dụng thuốc 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 25mg
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 500mg.

Chống chỉ định:

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản Cephalexin chống chỉ định với những trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần có trong thuốc, người bị dị ứng penicillin nặng, bị suy thận, suy dinh dưỡng, mắc phải các vấn đề liên quan đến đường ruột, bị viêm đại tràng.

Tác dụng phụ:

Thuốc điều trị viêm phế quản Cephalexin có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, tiêu chảy, ngứa ấm đạo, tiết dịch âm đạo, sưng lưỡi và cổ họng, nổi mề đay, khó thở,…

3. Thuốc Erythromycin điều trị viêm phế quản

Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm phế quản và một số vấn đề liên quan đến viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng trong việc ngăn chặn và ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn gram dương và gram âm. Từ đó phục hồi những tổn thương ở niêm mạc thực quản, cải thiện bệnh lý.

Thuốc Erythromycin điều trị viêm phế quản
Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm phế quản và một số vấn đề liên quan đến viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra

Liều dùng tham khảo:

  • Liều dùng đối với trẻ em: Mỗi ngày sử dụng từ 20mg/kg – 50mg/kg, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như triệu chứng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định liều phù hợp nhất.
  • Liều dùng đối với người lớn: Mỗi ngày dùng từ 250mg – 800mg, với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ có thể tăng liều dùng từ 1g – 4g.

Chống chỉ định:

  • Người bị thiếu máu
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Người bị mất cân bằng điện giải
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Những tác dụng phụ thường gặp:

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như tiêu chảy, nổi mề đay, phát ban, buồn nôn và nôn mửa, thở khò khè, khó thở,…

4. Thuốc kháng sinh Penicillin cải thiện bệnh lý

Thuốc kháng sinh Penicillin thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn. Với tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu trừ những tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng nên được dùng trong kiểm soát các triệu chứng viêm phế quản. Thuốc được điều chế dưới 2 dạng là dạng tiêm và dạng uống. Căn cứ vào tình trạng bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê dạng thuốc Penicillin phù hợp.

Thuốc kháng sinh Penicillin cải thiện bệnh lý
Thuốc kháng sinh Penicillin thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn

Liều dùng tham khảo:

  • Đối với dạng viên nén: Mỗi lần sử dụng từ 250mg – 500mg
  • Đối với dạng hỗn hợp uống: Mỗi lần dùng khoảng 125mg/ 5ml – 250mg/ 5ml
  • Liều dùng phổ biến: Từ 125mg – 250mg sau 6 – 8 tiếng đồng hồ.

Chống chỉ định:

Thuốc kháng sinh Penicillin điều trị bệnh viêm phế quản không sử dụng cho những trường hợp bệnh hen suyễn, người bị mẫn cảm với các thành phần trong thuốc, bị bệnh thận, đi ngoài ra máu, rối loạn đông máu hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh.

Tác dụng phụ:

Trong thời gian sử dụng thuốc Penicillin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, sưng lưỡi, ngứa âm đạo, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, phát ban, nổi mề đay, sốc phản vệ,…

5. Clarithromycin – Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản

Thuốc kháng sinh Clarithromycin thuộc nhóm macrolid, thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị về những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, nhất là viêm phế quản. Clarithromycin mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tránh tổn thương lan rộng và nhiễm trùng nặng hơn.

Hướng dẫn sử dụng:

Clarithromycin - Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản
Thuốc kháng sinh Clarithromycin thuộc nhóm macrolid, thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị về những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do vi khuẩn gây ra
  • Liều dùng với trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: Mỗi lần dùng 7.5 mg/ kg. Cách 12 tiếng đồng hồ dùng 1 lần, liệu trình điều trị trong vòng 10 ngày.
  • Liều dùng với trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mỗi lần dùng 25mg và cách 12 tiếng đồng hồ dùng 1 lần, sử dụng thuốc trong vòng 10 ngày.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc với những trường hợp bị quá mẫn hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc
  • Không dùng thuốc Clarithromycin khi sử dụng cùng với các dẫn chất như ergotamin, cisaprid, pimosid,…
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,…

Tác dụng phụ:

Thuốc kháng sinh Clarithromycin điều trị viêm phế quản do nhiễm khuẩn có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng trên, phát ban, sốt nhẹ,…

6. Thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản Azithromycin

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản trên, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định Azithromycin giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của vi khuẩn gây hại ở phế quản, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở vùng họng.

Liều dùng tham khảo:

  • Liều dùng dành cho trẻ nhỏ từ 2 – 17 tuổi: Mỗi lần dùng 12mg/kg, liệu trình liên tục trong 5 ngày.
  • Liều dùng cho người trưởng thành: Mỗi ngày dùng 500mg vào ngày đầu tiên và dùng 250mg trong 4 ngày kế tiếp.
Thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản Azithromycin
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản trên, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định Azithromycin giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định với những trường hợp bị dị ứng các thành phần trong thuốc
  • Người có tiền sử dị ứng với những nhóm thuốc kháng sinh
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Như đã đề cập, việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng với những trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh phát sinh rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, điều này có thể gây ra tác dụng phụ cũng như rủi ro không mong muốn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất sử dụng thuốc nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Tránh nôn nóng, sử dụng thuốc sai cách hoặc quá liều vì có thể gây sốc thuốc, dị ứng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản, người bệnh nên bổ sung nhiều nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết của thận. Từ đó ngăn ngừa phát sinh các tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, trực tràng.
  • Cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản và lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh phát sinh rủi ro, người bệnh cần dùng thuốc theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh nguy hiểm chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới ở tiểu phế quản do một nhóm vi khuẩn khác gây ra sau khi bị viêm nhiễm ban...

chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

6 cách chữa viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh

Viêm phế quản nếu có liên quan tới vi khuẩn thì việc dùng kháng sinh là vô cùng cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh....

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Hiện nay, chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân cân nhắc áp dụng. Với thành phần thảo dược...

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những em bé 6 tháng - 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và...

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh tái phát nhiều lần và gây các tổn thương nặng trên phế quản của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn