Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Top 9 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất

Tác dụng chính của các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối là kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm, đồng thời hỗ trợ phục hồi, tái tạo mô sụn và cải thiện chức năng của ổ khớp. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng ngoại ý.

thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì
Người bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

TOP 9 Loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi quá trình tái tạo – phá hủy mô sụn bị rối loạn, dẫn đến tình trạng sụn xơ hóa và giảm độ dẻo dai, đàn hồi. Mô sụn bị tổn thương ảnh hưởng đến cấu trúc xương dưới sụn, từ đó tác động tiêu cực đến chức năng vận động và sức khỏe của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp là bệnh lý có tiến triển chậm, dai dẳng và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Việc điều trị chỉ có mục đích kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến nhất.

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được dùng để điều trị thoái hóa khớp gối. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thương tổn của ổ khớp, độ tuổi và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là 9 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng thông dụng nhất:

1. Paracetamol – Thuốc giảm đau do thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối đặc trưng bởi tình trạng khớp đau nhức âm ỉ, dai dẳng, ổ khớp tê cứng, phát ra âm thanh “lục cục” khi vận động,… Để cải thiện cơn đau do bệnh lý này gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng Paracetamol – thuốc giảm đau không kê toa.

Paracetamol là lựa chọn ưu tiên trong điều trị cơn đau do các bệnh xương khớp gây ra. Loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị và có phạm vi chỉ định rộng. Đặc biệt, thuốc có thể sử dụng cho người cao tuổi và người có các vấn đề về thận (cần giảm liều).

thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì
Paracetamol là lựa chọn ưu tiên trong điều trị đau do thoái hóa khớp gối gây ra

Tuy nhiên, Paracetamol chống chỉ định cho bệnh nhân suy gan nặng, người thiếu hụt men G6PD, người bị thiếu máu nhiều lần, người có vấn đề về phổi và tim. Vì thuốc chuyển hóa qua gan nên cần tránh sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị.

Cơ chế của thuốc là ức chế cyclooxygenae (tiền chất gây viêm) ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm giảm khả năng sinh tổng hợp prostaglandin và giúp kiểm soát cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol còn có tác dụng hạ sốt nhưng làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Vì vậy, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể sử dụng loại thuốc này để kiểm soát cơn đau.

2. NSAID – Thuốc chống viêm không steroid

Mặc dù có độ an toàn khá cao nhưng Paracetamol cho hiệu quả giảm đau tương đối kém. Trong trường hợp cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). NSAID có tác dụng ức chế cyclooxygenase 1 và 2, từ đó giảm tổng hợp prostaglandin và cải thiện cơn đau rõ rệt.

Ngoài ra, thuốc chống viêm không steroid còn có khả năng ức chế PFG2 và giảm khả năng thụ cảm các tín hiệu gây đau. NSAID vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp chống viêm nên thường được dùng khi thoái hóa khớp gối đau kèm sưng đỏ và nóng rát ổ khớp.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng kháng viêm và giảm cơn đau nhẹ đến trung bình

Tuy nhiên, NSAID chống chỉ định với nhiều đối tượng, bao gồm:

  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Rối loạn đông máu
  • Tiền sử nổi mề đay, khởi phát cơn hen khi dùng Aspirin và các NSAID khác
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
  • Suy gan vừa và nặng
  • Tiền sử nhồi máu cơ tim, đội quỵ
  • Suy tim mãn
  • Người chuẩn bị phẫu thuật

Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng NSAID, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân trước khi chỉ định loại thuốc chống viêm không steroid. Nếu cơn đau không đáng kể, có thể dùng NSAID dạng bôi (Voltaren gel) để chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, thuốc dạng bôi chỉ được dùng khi vùng da bao quanh khớp không có vết thương hở.

Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp gối là Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Etoricoxib,… Vì có nhiều rủi ro nên NSAID chủ yếu được dùng trong điều trị ngắn hạn. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý các biểu hiện bất thường và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

3. Diacerein – Thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm

Diacerein là loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này còn được dùng trong điều trị thoái hóa khớp háng (hông). Vì có tác dụng chậm nên thuốc không được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp có tiến triển nhanh.

Diacerein được chứng minh có khả năng kích thích sản xuất các chất tạo keo, axit hyaluronic và proteoglycan (thành phần chính của mô sụn). Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng ức chế sự di chuyển của đại thực bào, thực bào (tế bào gây viêm) và cytokine IL-1b (chất tiền viêm). Vì vậy, Diacerein có hiệu quả tái tạo mô sụn bị thoái hóa, chống viêm và giảm đau ổ khớp. Tuy nhiên do có hiệu quả chậm nên Diacerein thường phải được sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Thuốc Diacerein vừa có tác dụng ức chế chất tiền viêm vừa thúc đẩy mô sụn tái tạo và phục hồi

Chống chỉ định:

  • Tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về gan
  • Quá mẫn với dẫn xuất anthraquinone
  • Tiền sử giảm kali máu, mất nước do tiêu chảy nặng
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt

4. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) chỉ được dùng khi thoái hóa khớp gối gây ra cơn đau có mức độ trung bình đến nặng. Nhóm thuốc này chứa các chất tổng hợp hoặc chiết xuất tự nhiên có khả năng tác động lên các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng giảm đau của thuốc dựa trên cơ chế kích thích kappa và Rp muy, từ đó làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, biến đổi trạng thái tâm lý của bệnh nhân và ức chế dẫn truyền cảm giác đau. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng thu hồi Ca 2+ vào ngọn thần kinh, làm mất tác dụng của chất gây đau P và làm biến đổi phần lớn hệ thống dẫn truyền thần kinh.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Bác sĩ có thể chỉ định opioids tác dụng yếu để kiểm soát cơn đau do thoái hóa khớp gối

Vì có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu và làm dịu thần kinh nên opioids còn được dùng trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều, hình thành tâm lý lo âu và căng thẳng quá mức.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, bác sĩ chủ yếu chỉ định các opioids yếu như Tramadol, Codein. Hoặc có thể chỉ định chế phẩm kết hợp với Paracetamol (Paracetamol+Codein) để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn. Các opioids mạnh thường chỉ được sử dụng trong các cơn đau nặng và đau do nội tạng.

Chống chỉ định thuốc giảm đau gây nghiện (opioids):

  • Quá mẫn với thuốc
  • Nghiện chất kích thích, tiền sử phụ thuộc opioids
  • Suy tim nặng
  • Đang mang thai và cho con bú
  • Hen suyễn
  • Suy hô hấp
  • Ngộ độc cấp tính các loại thuốc, chất gây ức chế thần kinh trung ương (thuốc ngủ, rượu,…)
  • Suy gan nặng
  • Tiền sử dụng thuốc ức chế men mono-aminoxidase (IMAO) trong vòng 14 ngày

Không giống với các loại thuốc giảm đau khác, lạm dụng opioid có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc. Trong trường hợp này, cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc vì có thể gây ra hội chứng cai nghiện.

5. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và gần như không thể điều trị hoàn toàn. Do đó, cơn đau do bệnh lý này gây ra có tính chất dai dẳng. Bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau lâu ngày – đặc biệt là cơn đau nặng thường gặp phải các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu hoặc thậm chí là trầm cảm.

Trong trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị căng thẳng quá mức, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có khả năng ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin, từ đó giúp điều hòa tâm trạng và kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được dùng để điều trị đau do thoái hóa khớp và các bệnh viêm khớp mãn tính khác thường là Duloxetine, Venlafaxin, Imipramine, Doxepin, Amitriptylin,… Vì nhóm thuốc này không tác động đến cơn đau trực tiếp như NSAID và Paracetamol nên phải mất đến 1 tuần hoặc lâu hơn để phát huy tác dụng giảm đau.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử dị ứng với thuốc
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim
  • Trường hợp đang sử dụng chất ức chế monoamine oxidase

Trong thời gian sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiểu khó, khô miệng, giảm thị lực, táo bón, rối loạn nhịp tim, tăng cân, buồn ngủ,… Ở một số bệnh nhân, thuốc có khả năng dung nạp tốt nhưng hầu như không mang lại hiệu quả giảm đau như mong đợi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu dùng kèm theo một số loại thuốc giảm đau khác.

6. Glucosamine – Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Glucosamine thường được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp có liên quan đến quá trình lão hóa – đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Glucosamine được chiết xuất chủ yếu từ xương bò hoặc vỏ hải sản. Thuốc có tác dụng tương tự Glucosamine nội sinh – thành phần quan trọng đối với sức khỏe xương và sụn.

Theo thời gian, lượng Glucosamine nội sinh có xu hướng giảm đi đáng kể dẫn đến tình trạng sụn khớp xơ hóa, kém đàn hồi và giảm độ dẻo dai, linh hoạt. Do đó, bổ sung viên uống chứa Glucosamine có thể tái tạo mô sụn bị tổn thương, kích thích hoạt động sản sinh dịch khớp của màng hoạt dịch và tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Glucosamine có tác dụng phục hồi sụn và ức chế các enzyme gây thoái hóa xương khớp

Bên cạnh đó, Glucosamine còn có tác dụng ức chế một số enzyme gây ra quá trình tiêu hủy xương như collagenase, phospholinase, stromelysin,…  Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc làm giảm triệu chứng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể sử dụng kèm theo chế phẩm chứa Glucosamine để phục hồi và tái tạo mô sụn bị xơ hóa, phục hồi xương dưới sụn và cải thiện chức năng vận động.

Glucosamine có hiệu quả chậm nên cần sử dụng trong thời gian dài. Vì được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên thuốc hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng dài hạn. Tuy nhiên không sử dụng Glucosamine cho người có tiền sử dị ứng hải sản, bệnh nhân tiểu đường, suy gan nặng,…

7. Viên uống bổ sung chứa Chondroitin

Tương tự như Glucosamine, Chondroitin có vai trò tổng hợp proteoglycan – thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp, thúc đẩy tăng sinh dịch khớp và ức chế enzyme gây thoái hóa sụn, nhất là enzyme elastase.

Mặc dù không tác động trực tiếp đến cơn đau nhưng thông qua việc cải thiện cấu trúc ổ khớp, các chế phẩm chứa Chondroitin có thể giúp khớp gối vận động trơn tru và giảm thiểu các triệu chứng như đau nhức, tê cứng ổ khớp, khớp phát ra âm thanh khi vận động,…

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Chondroitin thường được phối hợp cùng với Glucosamine, MSM, collagen type 2

Hiện nay, Chondroitin thường được bổ sung kèm theo Glucosamine và một số thành phần tốt cho xương khớp khác như sụn cá mập, MSM, canxi, collagen type 2,… Không chỉ được dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, các chế phẩm chứa Chondrotin còn được dùng để duy trì hệ xương khớp khỏe dai và chắc khỏe cho người cao tuổi.

8. Corticosteroid – Thuốc tiêm điều trị thoái hóa khớp gối

Corticosteroid là thuốc chống viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc có tác dụng tương tự hormone cortisol nội sinh được tuyến thượng thận sản xuất. Hiện nay, có nhiều dẫn xuất Corticosteroid với dạng bào chế đa dạng (thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc hít,…). Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định các Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh ở dạng tiêm.

Tiêm Corticosteroid tại khớp gối có tác dụng ức chế hiện tượng viêm (phản ứng miễn dịch của cơ thể), từ đó giúp giảm đau nhanh chóng. Vì có rủi ro và nguy cơ cao nên thuốc chỉ được dùng trong trường hợp không có đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường.

Tiêm Corticosteroid vào ổ khớp chỉ được thực hiện tối đa 3 lần/ năm và bệnh nhân cần phải theo dõi biến chứng, rủi ro chặt chẽ để kịp thời khắc phục.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Tiêm corticosteroid chỉ được thực hiện khi ổ khớp sưng đỏ nhiều và đau nhức nặng

Mặc dù có thể giảm đau và kháng viêm nhanh nhưng loại thuốc này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến chứng ngắn hạn: Chảy máu tại chỗ, nhiễm trùng, đau và tăng phản ứng viêm do kích ứng.
  • Biến chứng dài hạn: Tăng đường huyết, yếu gân cơ, nóng bừng mặt, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, đứt gân, giảm khả năng đề kháng,…

9. Thuốc tiêm Hyaluronic acid

Thực tế, tiêm corticosteroid nội khớp chỉ giúp kiểm soát phản ứng viêm và cải thiện cơn đau. Loại thuốc này không giúp phục hồi, tái tạo mô sụn mà ngược lại còn gây hư hại các sụn khớp khỏe mạnh, tăng đường huyết và làm giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Vì vậy để cải thiện chức năng của ổ khớp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Hyaluronic acid.

Hyaluronic acid được bào chế ở dạng dung dịch có tác dụng tương tự như dịch nhờn được màng hoạt dịch sản sinh. Tiêm Hyaluronic acid có thể bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát lên mô sụn và hạn chế cơn đau khi đi lại, cử động.

Qua cơ chế làm giảm ma sát bên trong ổ khớp, Hyaluronic acid giúp mô sụn có thời gian để phục hồi và tái tạo. Do đó trong thời gian hiệu lực, bệnh nhân nên dùng đồng thời với các loại thuốc có khả năng chống thoái hóa như Chondroitin, Glucosamine, MSM,…

10. Xương khớp Đỗ Minh – Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối muốn sử dụng loại thuốc điều trị chuyên sâu giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ gốc và tự phục hồi sụn khớp có thể tin dùng thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Bài thuốc đã được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Tuy thời gian thuốc phát huy tác dụng chậm hơn so với tân dược nhưng hiệu quả lâu dài, triệt để đã được > 90% bệnh nhân công nhận.

Xương khớp Đỗ Minh được đánh giá phù hợp với mọi thể bệnh từ thoái hóa khớp gối cấp tính đến mãn tính, người bị bệnh lâu năm. Bên cạnh đó, thuốc cũng an toàn, có thể sử dụng cho các đối tượng như bà bầu, phụ nữ sau sinh…

Công dụng bài thuốc mang đến cho người sử dụng

  • Khu trừ tà khí, thông kinh hoạt lạc, giảm viêm đau cho khớp gối.
  • Tăng cường lưu thông máu đến các khớp, làm mạnh gân cốt.
  • Tăng cường hoạt dịch; hỗ trợ phục hồi, tái tạo sụn khớp.
  • Phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể, hệ tiêu hóa, ngừa bệnh tái phát.
Kết quả dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối của Đỗ Minh Đường
Kết quả dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối của Đỗ Minh Đường

Các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh trong đông y cùng công thức bí truyền của đơn vị, sắp xếp lại rồi chia nhỏ thành 5 chế phẩm bao gồm bài thuốc đặc trị, thuốc xoa bóp cùng 3 bài thuốc bổ khác là hoạt huyết bổ thận, bổ gan giải độc và kiện tỳ ích tràng. Với mục đích khác nhau, nên tùy theo cơ địa mỗi người, mức độ tổn thương của khớp gối, tạng phủ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ kết hợp các chế phẩm linh hoạt sao cho phù hợp nhất với người sử dụng.

Mỗi bài thuốc nhỏ sẽ bao gồm 20 – 30 dược liệu, 100% là nam dược trong đó chiếm đa số là thảo dược được trồng tại 3 vườn thuốc đạt tiêu chuẩn của Đỗ Minh Đường. Sau thu hái nguyên liệu sẽ được sơ chế, chọn lọc, bào chế thủ công. Riêng thuốc dạng cao sẽ được các lương y gia giảm tỉ lệ rồi sắc thủ công suốt 48 giờ đồng hồ ở nhiệt độ chuẩn.

Áp dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu chỉ cần 2 – 3 liệu trình có thể dứt điểm. Với những trường hợp nặng, lâu năm sẽ cần thời gian dùng thuốc lâu hơn để phục hồi triệt để các tổn thương tại sụn khớp cũng như tạng phủ.

Vượt qua mọi yêu cầu khắt khe của người bệnh bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường ngày càng được nhiều bệnh nhân tin dùng, đánh giá cao. Bài thuốc đã góp phần giúp nhà thuốc đạt cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo”.

Nếu bạn quan tâm, muốn sử dụng Xương khớp Đỗ Minh để giải quyết triệt để căn bệnh thoái hóa khớp gối của mình hãy liên hệ đến nhà thuốc qua website http://dominhduong.com/ hoặc http://dominhduong.org/ để tìm hiểu thêm và được tư vấn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh có thực sự tốt? [Review]

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối

Dùng thuốc là biện pháp nội khoa có tác dụng kiểm soát cơn đau, cải thiện hiện tượng viêm, giảm tê cứng ổ khớp và hỗ trợ phục hồi mô sụn bị thoái hóa. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thuốc với tập vật lý trị liệu, sinh hoạt và ăn uống điều độ
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp. Trong trường hợp sử dụng thuốc không kê toa (Paracetamol), chỉ dùng trong 5 – 7 ngày. Nếu cơn đau không thuyên giảm hẳn, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc, thực phẩm, lịch sử dùng thuốc và tình trạng sức khỏe – đặc biệt là các bệnh lý nội khoa để được cân nhắc về loại thuốc và liều lượng phù hợp.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Không dùng thuốc quá liều hoặc tự ý kéo dài thời gian sử dụng.
  • Đa số các loại thuốc làm giảm triệu chứng (Paracetamol, NSAID, opioids, corticosteroid, thuốc chống trầm cảm,…) đều không được khuyến khích dùng trong thời gian dài. Ngược lại, các loại thuốc như Diacerein, Chondroitin, Glucosamine cần sử dụng dài hạn để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Nếu không thực sự cần thiết, bệnh nhân nên áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như chườm ấm, tắm nước ấm hoặc thực hiện các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược như ngải cứu, lá lốt, gừng,… Bên cạnh đó, nên thực hiện một số phương pháp vật lý trị liệu để thư giãn cơ, giảm đau nhức và tăng sức mạnh của khớp.
  • Thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải trong thời gian dùng thuốc.
  • Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Do đó bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên tập thể thao, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị.

Trên đây là 9 loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, thông tin tổng hợp trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương khớp và chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

7 Thực phẩm chức năng xương khớp của Úc tốt nhất 2020

Thực phẩm chức năng bổ xương khớp của Úc được nhiều người lựa chọn vì có công thức an toàn, lành tính và giá cả đa dạng. Nếu đang có...

thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ

10+ thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ được đánh giá tốt nhất

Các loại thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được đánh giá rất tốt, được nhiều chuyên gia khuyên dùng bên cạnh một số loại thuốc đặc...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn - Ưu và nhược điểm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – Ưu và nhược điểm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối, giảm đau nhức, làm chậm quá trình gây viêm xương khớp....

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi gây đau nhức khó và khó khăn trong vận động. Bệnh có xu hướng tiến triển...

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Thoái hóa khớp háng có thể liên quan đến các nguyên nhân như chấn thương, viêm khớp, sự bất thường của khớp khiến người bệnh chịu sự đau đớn nhức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn