Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc của người bệnh, giảm sự lo âu, căng thẳng, phiền muộn và kích động. Tuy nhiên, dùng thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng ngoại ý nên cần phải sử dụng đúng cách và chỉ dùng khi cần thiết. 

rối loạn lo âu uống thuốc gì
Bị rối loạn lo âu uống thuốc gì?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến bên cạnh trầm cảm. Chứng bệnh này có đặc điểm là sự lo âu, phiền muộn, suy nghĩ quá mức về những sự việc/ tình huống trong cuộc sống. Không giống với lo âu thông thường, sự lo lắng ở bệnh nhân bị rối loạn lo âu có xu hướng kéo dài, thường trực, lặp đi lặp lại dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Hiện tại, căn nguyên của bệnh chưa được nghiên rõ nhưng nhận thấy có sự tham gia của yếu tố di truyền, sang chấn tâm lý, sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh, lạm dụng chất gây nghiện,… Do nguyên nhân chưa được xác định nên điều trị bệnh cần phải có sự phối hợp giữa dùng thuốc và trị liệu tâm lý.

Trong đó, trị liệu tâm lý là lựa chọn ưu tiên đối với chứng bệnh này. Dùng thuốc được cân nhắc khi bệnh nhân gặp nhiều phiền toái do sự lo âu, căng thẳng quá mức gây ra. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện triệu chứng về mặt cảm xúc, tâm trạng và triệu chứng cơ thể ở bệnh nhân rối loạn lo âu.

Ngoài ra, dùng thuốc còn giúp nâng cao cảm xúc và tăng sự hợp tác, tích cực trong quá trình trị liệu tâm lý. Chính vì vậy, chỉ trừ trường hợp rối loạn lo âu nhẹ, những trường hợp khác đều có chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc phải được kiểm soát chặt chẽ bởi chuyên gia/ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến

Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu, trong đó thuốc chống trầm cảm là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc khác.

1. Các loại thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn lo âu. Loại thuốc này được chia thành nhiều nhóm khác nhau nhưng có cùng tác dụng là cải thiện cảm xúc và tâm trạng. Ngoài rối loạn lo âu, thuốc chống trầm cảm còn được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và nhiều bệnh lý khác.

Các loại thuốc chống trầm cảm được dùng trong điều trị rối loạn lo âu:

– Nhóm chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs):

Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị các rối loạn tâm thần, bao gồm cả rối loạn lo âu. Thông qua cơ chế tái hấp thu serotonin, nhóm thuốc này giúp tăng nồng độ serotonin trong não bộ. Qua đó cải thiện các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị rối loạn lo âu như lo âu, căng thẳng, phiền muộn, lo lắng, bi quan,…

rối loạn lo âu uống thuốc gì
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) là nhóm thuốc thông dụng nhất trong điều trị rối loạn lo âu

SSRIs là nhóm thuốc mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Đây cũng là nhóm thuốc được sử dụng cho phụ nữ mang thai gặp phải các rối loạn tâm thần thường gặp như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin được sử dụng trong thời gian dài vì hiệu quả khá chậm (thường phát huy tác dụng sau 3 – 5 tuần).

Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Sertraline
  • Fluoxetin
  • Escitalopram
  • Paroxetine
  • Citalopram

Mặc dù được đánh giá là loại thuốc an toàn nhất nhưng nhóm thuốc này vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng như rối loạn chức năng tình dục, mất ngủ, đau đầu, buồn nôn,…

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA):

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) là loại thuốc điều trị rối loạn lo âu cổ điển. Hiện nay, thuốc ít được sử dụng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong trường hợp đáp ứng kém với chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs), bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, acetylcholin, histamine, dopamin, muscarin,… Vì tác động đến nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nên nhóm thuốc này có thể cải thiện hầu hết các rối loạn về mặt cảm xúc ở bệnh nhân rối loạn lo âu. Tuy nhiên do nguy cơ cao nên thuốc chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết.

rối loạn lo âu uống thuốc gì
Amitriptyline là loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng được lựa chọn nhiều nhất khi điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm

Thực tế, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) có khá nhiều loại nhưng Amitriptyline là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Amitriptyline mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc khác như Clomipramine, Tianeptine,…

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là khô miệng, táo bón, tiểu khó, hạ huyết áp, buồn ngủ do tác dụng an thần quá mức,… Vì tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến cố nên khi dùng nhóm thuốc này, bệnh nhân cần phải được tư vấn kỹ để có thể phát hiện và khắc phục sớm nếu có vấn đề bất thường.

– Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs):

SNRIs là một trong những nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu. Nhóm thuốc này ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine, trong đó hiệu quả ức chế serotonin kém hơn so với SSRIs. Ngoài ra, một số loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine còn có tác dụng ức chế tái hấp thu dopamin yếu.

Tương tự SSRIs, nhóm thuốc này cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm sự lo lắng, căng thẳng quá mức ở bệnh nhân rối loạn lo âu. Tuy nhiên, SNRIs tác động kép đến cả serotonin và norepinephrine nên có thể cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh một cách hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, hiệu quả lâm sàng của 2 loại thuốc này không quá chênh lệch trong khi SSRIs ít tác dụng hơn nên vẫn là lựa chọn tối ưu.

rối loạn lo âu uống thuốc gì
SNRIs hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine nhằm tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ

Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs):

  • Desvenlafaxine
  • Duloxetine
  • Levomilnacipran
  • Venlafaxine

Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng tiết mồ hôi, thay đổi vị giác, bồn chồn, buồn nôn, táo bón, khô miệng, tăng huyết áp, giảm ham muốn tình dục, kích động,…

– Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs):

Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs) ít được sử dụng hơn so với những loại thuốc trên. Như tên gọi, NDRIs có tác dụng ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu kết hợp với trầm cảm với triệu chứng buồn bã quá mức, bi quan, không còn hứng thú với những sở thích và mọi thứ xung quanh.

NDRIs là nhóm thuốc mới với hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc chống trầm cảm khác. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn chưa thực sự phổ biến ở nước ta nên gần như rất ít được sử dụng trên lâm sàng.

Với khả năng ức chế tái hấp thu dopamin và norepinephrine, NDRIs có thể duy trì sự tỉnh táo, tập trung và cải thiện các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo âu, căng thẳng,… Hiện nay, có 3 loại thuốc NDRIs đã được sử dụng bao gồm Dexmethylphenidate, Methylphenidate, Bupropion. Trong đó, Bupropion đang được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp.

NDRIs có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như:

  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Giảm cân
  • Giảm vị giác
  • Mất ngủ
  • Buồn nôn, nôn mửa

Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như run, co giật và mất thị lực.

– Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs):

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là nhóm thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng ngoại ý nhất trong tất cả các loại thuốc chống trầm cảm. Chính vì vậy, nhóm thuốc này chỉ được dùng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả.

Thay vì ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh, MAOIs hoạt động bằng cách ức chế enzyme monoamin oxydase chịu trách nhiệm phá vỡ serotonin, dopamin, norepinephrine. Do đó, nồng độ các chất nội sinh trong não bộ sẽ được duy trì ở mức cân bằng. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, các triệu chứng về cảm xúc, tư duy, trí nhớ, thể chất ở bệnh nhân rối loạn lo âu sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Khi dùng thuốc ức chế monoamine oxidase, cần tránh dùng các loại thuốc ức chế thần kinh đồng thời và ít nhất sau 14 ngày kể từ khi ngưng thuốc. Ngoài tương tác thuốc, nhóm thuốc này còn tương tác với một số loại thực phẩm và đồ uống. Chính vì vậy khi dùng MAOIs, bệnh nhân phải được tư vấn kỹ để hạn chế tối đa rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các loại thuốc ức chế monoamine oxidase được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Selegiline
  • Phenelzine
  • Isocarboxazid
  • Tranylcypromine

Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn cương dương, hoa mắt, tăng cân, mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng, hạ huyết áp,… Ngoài ra nếu dùng thức ăn giàu tryptophan, bệnh nhân có thể gặp phải hội chứng serotonin hoặc tăng huyết áp cấp khi dùng thức ăn giàu amines trong thời gian dùng thuốc.

– Các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình:

Ngoài các nhóm thuốc trên, bác sĩ cũng có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc chống trầm cảm không điển hình như Trazodone và Mirtazapine. Tương tự như các loại thuốc chống trầm cảm khác, nhóm thuốc này tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh nhằm cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân rối loạn lo âu.

2. Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân rối loạn lo âu cũng có thể phải sử dụng nhóm thuốc này. Thuốc được chia thành 2 nhóm là thuốc chống loạn thần thế hệ I (điển hình) và thuốc chống loạn thần thế hệ II (không điển hình).

Tất cả các loại thuốc chống loạn thần đều hoạt động bằng cách chẹn các thụ thể dopamin. Nhóm thuốc này có hiệu quả khá chậm, thường phát huy tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng liên tục. Tương tự thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần sẽ được điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ đáp ứng và tình trạng bệnh lý cụ thể của từng trường hợp.

Thuốc chống loạn thần có tác dụng giảm một số triệu chứng nặng ở bệnh nhân rối loạn lo âu như lời nói run rẩy, không mạch lạc, kích động, lo lắng, hoảng sợ và lo âu quá mức. Nhóm thuốc này được dùng trong các đợt lo âu cấp tính đối với bệnh nhân rối loạn hoảng loạn, rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn ám ảnh sợ.

thuốc điều trị rối loạn lo âu
Thuốc chống loạn thần được dùng để cải thiện tình trạng hoảng loạn, kích động, lời nói run rẩy và lo âu quá mức

Các loại thuốc chống loạn thần được dùng trong điều trị rối loạn lo âu:

  • Aripiprazole
  • Amisulpride
  • Paliperidone
  • Olanzapine
  • Clorpromazin
  • Levomepromazin

Bên cạnh những lợi ích mang lại, sử dụng thuốc chống loạn thần cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và tác dụng phụ. Thường gặp nhất là sốt cao toàn thân, chứng vú to ở nam giới, mất kinh, tăng tiết sữa, rối loạn tình dục, ăn uống nhiều quá mức, nổi mụn trứng cá, táo bón,…

3. Thuốc giải lo âu

Thuốc giải lo âu hay còn được gọi là thuốc chống hoảng loạn là một trong những loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lo âu. Nhóm thuốc này có tác dụng an dịu thần kinh, giảm mất ngủ, căng cơ, đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng căng thẳng, lo âu, kích động và phiền muộn quá mức. Khác với các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu thông thường, thuốc giải lo âu cho tác dụng nhanh chỉ sau 30 – 90 phút sử dụng.

Có nhiều loại thuốc giải lo âu được sử dụng như Atarax, Seduxen và Benzodiazepin, trong đó các loại thuốc nhóm Benzodiazepin được sử dụng phổ biến nhất (Diazepam, Chlordiazepoxide, Alprazolam, Lorazepam,…). Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách gắn với các thụ thể đặc hiệu trên hệ thần kinh trung ương, sau đó tăng tác dụng ức chế GABA (Gamma amino butyric acid).

Chống chỉ định của nhóm thuốc giải lo âu:

  • Bệnh nhân loạn thần mãn tính
  • Nhược cơ, suy hô hấp nặng
  • Không dùng đơn độc trong điều trị lo âu kết hợp trầm cảm do nguy cơ thúc đẩy ý nghĩ, hành vi tự sát
  • Không kết hợp Diazepam với các Benzodiazepin khác vì có thể gây ra chứng quên.
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Thuốc giải lo âu có tác dụng an thần, gây ngủ nên có thể gây ra tình trạng thiếu tỉnh táo và choáng váng. Do đó khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tránh điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc. Ngoài ra, khi dùng thuốc giải lo âu, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, mất điều hòa, ảo giác, hung hăng,…

4. Một số loại thuốc khác

Lo âu quá mức có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Do đó ngoài 3 nhóm thuốc chính trên, bệnh nhân rối loạn lo âu có thể phải sử dụng thêm một số nhóm thuốc khác như:

thuốc điều trị rối loạn lo âu
Thuốc chẹn beta được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như nghẹn thở, choáng, đau đầu,…
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta thường được dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp và mắc các vấn đề về tim mạch. Đối với rối loạn lo âu, thuốc được dùng để làm giảm tác dụng của norepinephrine. Qua đó cải thiện một số triệu chứng như tim đập nhanh, nghẹn thở, run rẩy chân tay, choáng, nhức đầu và đau thắt ngực. Các loại thuốc chẹn beta thường được dùng trong điều trị rối loạn lo âu bao gồm Atenolol và Propranolol.
  • Các viên uống tổng hợp: Các viên uống tổng hợp chứa vitamin và khoáng chất như vitamin D, C, canxi và magie có thể được sử dụng cho bệnh nhân rối loạn lo âu. Các vitamin và khoáng chất này có vai trò tái tạo, phục hồi và tăng hoạt động của các tế bào thần kinh trung ương. Điều này sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng thể chất và lo âu, căng thẳng quá mức.

Lưu ý khi dùng thuốc cho người rối loạn lo âu

Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc điều trị rối loạn lo âu luôn tiềm ẩn rủi ro và tác dụng không mong muốn. Do đó khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

thuốc điều trị rối loạn lo âu
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu
  • Không tự ý dùng thuốc khi nhận thấy bản thân bị lo âu và căng thẳng quá mức. Thay vào đó, cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử cá nhân/ gia đình, lịch sử dùng thuốc trong ít nhất 14 ngày để được chỉ định loại thuốc và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Hầu hết các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, người bệnh nên chú ý những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hưỡng xử trí.
  • Trong thời gian dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu, cần tránh tự ý phối hợp với các loại thuốc khác bao gồm cả thuốc nam, thuốc Đông y và các viên uống thảo dược. Bên cạnh đó, không dùng đồng thời với rượu bia và một số loại thực phẩm, đồ uống có tương tác (đặc biệt là với nhóm thuốc MAOIs).
  • Dùng thuốc chỉ mang lại tác dụng tạm thời và đa phần đều tái phát sau một khoảng thời gian ngưng sử dụng. Chính vì vậy, cần dùng thuốc song song với trị liệu tâm lý và các liệu pháp thư giãn. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh để tác động tích cực đến cả sức khỏe thể chất và tâm thần.

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi dùng thuốc, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về liều lượng, tác dụng phụ và một số lưu ý khi dùng. Ngoài ra, nên chú ý kết hợp thêm với các biện pháp khác để quá trình chữa trị mang lại kết quả tối ưu.

Cùng chuyên mục

rối loạn lo âu có nguy hiểm không

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rối loạn lo âu là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay gây ra nhiều tác động xấu cho cuộc sống của những người gặp phải. Vậy rối loạn...

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không?

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không hay nên điều trị bằng cách nào để đem đến hiệu quả tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược hay các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, massage bấm huyệt để...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn