Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Dạ Dày Đỗ Minh chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày HP có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc Esomeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do tăng tiết dịch vị như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger – Edison, ợ nóng,…

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý
Thuốc Esomeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do tăng tiết dịch vị

  • Tên gốc: Esomeprazole
  • Tên biệt dược: Nexium ® 24HR, Nexium ®
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Một số thông tin về thuốc dạ dày Esomeprazol

1. Thành phần chính

  • Esomeprazole Sodium

2. Các dạng thuốc

  • Viên nang giải phóng chậm
  • Viên nén giải phóng chậm
  • Bột khô pha tiêm
  • Bột pha tiêm

3. Công dụng

Thuốc dạ dày Esomeprazol thuộc nhóm thuốc PPI (ức chế bơm proton). Các hoạt chất của thuốc khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế ngăn chặn hoạt động tăng tiết axit dịch vị, từ đó cải thiện các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ rát, ho kéo dài dai dẳng do trào ngược dạ dày thực quản,… Các biểu hiện này sẽ dần thuyên giảm sau 1 – 4 ngày sử dụng thuốc.

Thuốc Esomeprazol còn được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản hay hội chứng Zollinger – Edison.

Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày do dương tính với xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP) hoặc khắc phục tác dụng phụ do lạm dụng thuốc kháng viêm không Steroid.

Thuốc dạ dày Esomeprazol còn được áp dụng trong một số phác đồ điều trị các bệnh lý khác nhưng không được liệt kê trong bài viết.

4. Chống chỉ định

  • Thuốc Esomeprazol không dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu
  • Người mẫn cảm và có tiền sử dị ứng bởi hoạt chất ức chế bơm proton hoặc Esomeprazole

5. Cách dùng và liều lượng

Thuốc dạ dày Esomeprazol thường được chỉ định bằng đường uống và uống trước khi dùng bữa khoảng 1 giờ. Người bệnh lưu ý tránh nghiền nát thuốc hoặc nhai thuốc nhằm đảm bảo tác dụng của các hoạt chất không bị biến đổi, đồng thời nên sử dụng thuốc cùng một thời điểm trong ngày.

Cách dùng và liều lượng
Liều lượng dùng thuốc dạ dày Esomeprazol còn tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng điều trị

Liều lượng dùng thuốc dạ dày Esomeprazol còn tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Do đó, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều dùng cũng như liệu trình điều trị hợp lý.

Dưới đầy là liều dùng tham khảo thuốc dạ dày Esomeprazol cho đối tượng người trưởng thành và trẻ em:

Liều dùng dành cho người lớn

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần sử dụng 20mg
  • Sử dụng thuốc liên tục trong 4 tuần

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến ăn mòn thực quản

  • Liều dùng điều trị:  20 – 40mg/ 1 lần/ ngày (liệu trình trong 4 – 8 tuần)
  • Liều dùng duy trì: 20mg/ lần/ ngày, sử dụng trong thời gian dài

Điều trị dương tính với vi khuẩn Helicobater pylori

  • Thuốc dạ dày Esomeprazol được sử dụng trong phác đồ 3 loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Uống 40mg/ 1 lần/ ngày
  • Kết hợp với Clarithromycin 500mg/ 2 lần/ ngày và Amoxicillin 1000mg/ 2 lần/ ngày (liệu trình điều trị trong 10 ngày)

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison

  • Sử dụng 40mg/ 2 lần/ ngày

Điều trị loét dạ dày do tác dụng phụ thuốc chống viêm không steroid

  • Mỗi ngày sử dụng 20 – 40mg/ 1 lần
  • Liệu trình điều trị tối đa trong 6 tháng
Cách dùng và liều lượng
Thuốc dạ dày Esomeprazol thường được chỉ định bằng đường uống và uống trước khi dùng bữa khoảng 1 giờ

Điều trị tăng tiết axit dịch vị

  • Sử dụng 40mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng dành cho trẻ em

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ em từ 1 – 11 tuổi: Uống 10mg/ lần/ ngày, sử dụng trong 8 tuần
  • Trẻ em từ 12 – 17 tuổi: Uống 20mg/ lần/ ngày, sử dụng 4 tuần

Điều trị axit dạ dày bào mòn thực quản

  • Trẻ em từ 1 – 11 tuổi: Uống 10mg/ lần/ ngày, sử dụng trong 8 tuần
  • Trẻ em < 20kg: Uống 10mg/ lần/ ngày, sử dụng trong 8 tuần
  • Trẻ em > 20kg: Uống 10 – 20mg/ 1 lần/ ngày, sử dụng trong 8 tuần
  • Trẻ em từ 12 – 17 tuổi: Uống 20 – 40mg/ 1 lần/ ngày, sử dụng trong 4 – 8 tuần

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ em từ 3 – 5kg: Uống 2.5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ em trên 5kg- 7.5kg: Uống 5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ em trên 7.5kg – 12kg: Uống 10mg/ lần/ ngày

Đối với trường hợp bệnh nhân bị suy thận không nên điều chỉnh liều dùng. Tuy nhiên, trường hợp người bị suy giảm chức năng gan chỉ nên sử dụng liều tối đa 20mg/ ngày

Thuốc dạ dày Esomeprazol thường được kết hợp với các loại thuốc kháng sinh, kháng axit và một số thuốc chữa đau dạ dày được bác sĩ chỉ định.

6. Thận trọng

  • Nhóm thuốc bơm proton, bao gồm Esomeprazol có thể che lấp những triệu chứng bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Tình trạng ợ nóng, ợ rát cho các bệnh lý liên quan đến dạ dày gây ra có thể bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi các triệu chứng, trường hợp cơn đau có xu hướng lan xuống hàm, vai hoặc kèm theo chứng đau đầu nhẹ, bồn chồn, lo lắng. Lúc này bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Việc lạm dụng Esomeprazol trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm teo dạ dày
  • Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tha khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh thận, gan loãng xương, bệnh lupus, hoặc có nồng độ Magie trong máu thấp nên thận trọng sử dụng thuốc Esomeprazol.
Thận trọng
Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tha khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, nơi ẩm ướt như trong phòng tắm ngăn đá tủ lạnh…
  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dạ dày Esomeprazol 

Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình sử dụng thuốc Esomeprazol, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Khuyến cáo

  • Trong thời gian sử dụng thuốc dạ dày Esomeprazol có thể phát sinh một số vấn đề về thận. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng như nước tiểu có lẫn với máu, tiểu ít hơn bình thường,…
  • Thuốc đau dạ dày Esomeprazol có thể gây tiêu chảy. Trong trường hợp đi đại tiện phân lẫn với máu, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời.
  • Esomeprazol làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh Lupus hoặc khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Khi nhận thấy các dấu hiệu như nổi mẩn ngứa ở cánh tay, ở má khi ra nắng hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.
  • Sử dụng thuốc dạ dày Esomeprazol trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và thiếu hụt vitamin B12.

2. Tác dụng phụ của thuốc dạ dày Esomeprazol

Trong thời gian sử dụng thuốc dạ dày Esomeprazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy nhẹ
  • Buồn ngủ, đau đầu
  • Khô miệng
  • Đau dạ dày, buồn nôn, ợ hơi táo bón

Một số trường hợp khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng thuốc như:

  • Tiểu ít, tiểu ra máu
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh
  • Cảm giác bồn chồn, co giật, co thắt ở tay, chân, chuột rút cơ bắp, run
  • Cảm giác bị nghẹn, ho
  • Động kinh
  • Làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày Esomeprazol
Một số trường hợp khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng thuốc như rối loạn nhịp tim

Một số tác dụng phụ khác của thuốc dạ dày Esomeprazol không được đề cập trong bài viết, tùy theo cơ địa của từng người mà các triệu chứng có thể khởi phát khác nha. Do đó, khi gặp những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

3. Tương tác thuốc

Hiện tượng tương tác thuốc có thể dẫn đến sự thay đổi của các hoạt chất có trong thuốc Esomeprazol, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu đang sử dụng một trong những loại thuốc dưới đây:

  • Diazepam
  • Cilostazol
  • Clopidogrel
  • Thuốc chống nấm
  • Digoxin
  • Thuốc chống đông máu Coumadin, Jantoven
  • Erlotinib
  • Thuốc điều trị HIV/ AIDS
  • Methotrexate
  • Mycophenolate mofetil
  • Nhóm thuốc sắt (sắt fumarate, gluconate sắt, sắt sunfat,…)
  • Rifampin
  • Tacrolimus

4. Cách xử lý khi sử dụng quá liều hoặc thiếu liều

Sử dụng thuốc dạ dày Esomeprazol thiếu liều sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Trong trường hợp bị quên liều bạn hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều bị quên gần thời gian với liều theo kế hoạch, bạn hãy bỏ qua và dùng thuôc theo đúng liệu trình. Tránh trường hợp sử dụng 2 liều thuốc cùng thời điểm.

Với các trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể khởi phát các triệu chứng như co giật, tim đập nhanh, run,… Lúc này người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc dạ dày Esomeprazol à thường được chỉ định trong khắc phục các triệu chứng dạ dày. Để đảm bảo an toàn cũng như kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liều dùng cũng như liệu trình phù hợp với từng đối tượng.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau dạ dày vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Nếu không tiến hành khắc...

Dạ Dày Đỗ Minh chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày HP có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hơn 150 năm ứng dụng vào thực tế điều trị, bài thuốc Dạ Dày Đỗ Minh được đánh giá là luôn làm tròn sứ mệnh “dũng sĩ tiêu diệt bệnh...

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế việc dùng thuốc Tây y đều ít...

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Chữa đau dạ dày bằng gừng là phương pháp được dân gian ưu tiên sử dụng vì có độ an toàn cao mà hiệu quả lại cực tốt. Gừng có...

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

"Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?" là vấn để được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn