Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì? Ăn gì để mau khỏi bệnh?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất

Sử dụng thuốc là phương pháp chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất. Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ cơn đau và khả năng dung nạp của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau thông thường, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc giảm đau gây nghiện.

tràn dịch khớp gối uống thuốc gì
Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

5 Loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến

Khớp gối là một trong những vị trí khớp có biên độ vận động cao và phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Do đó, đây là khớp có nguy cơ tổn thương cao hơn so với các khớp còn lại. Trong đó, tràn dịch khớp gối là vấn đề thường gặp nhất.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng màng bao hoạt dịch sản sinh lượng dịch nhờn nhiều hơn bình thường. Dịch nhờn có chức năng giảm ma sát và bôi trơn đầu sụn, đồng thời giúp ổ khớp cử động linh hoạt và nhẹ nhàng. Tuy nhiên nếu ổ khớp sản sinh quá nhiều dịch nhờn, khớp có thể bị phù nề, sưng viêm và đau nhức.

Tràn dịch khớp gối thường là hệ quả sau chấn thương, do nhiễm khuẩn, ảnh hưởng của tuổi tác, thừa cân – béo phì hoặc do tính chất công việc. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể là hệ quả do một số bệnh lý ở khớp gối như thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch,…

Tình trạng dịch khớp được sản xuất quá mức có thể khiến đầu gối phù nề, sưng đau nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp chữa tràn dịch khớp gối phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc được dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối với mục đích chính là cải thiện cơn đau, giảm viêm và ngăn ngừa/ tiêu trừ viêm nhiễm. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

1. Thuốc giảm đau thông thường

Đau nhức khớp là triệu chứng thường gặp của bệnh tràn dịch khớp gối. Cơn đau do bệnh lý này gây ra có tính chất cơ học, đau nhiều khi cử động, đi lại, gắng sức và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên trong trường hợp lượng dịch nhờn sản sinh nhiều, khớp có thể bị đau nhức ngay cả khi bất động. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường – Paracetamol để cải thiện.

Paracetamol là thuốc giảm đau không kê toa thường được sử dụng cho các cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin và giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt nhưng không có hiệu quả đối với người có thân nhiệt bình thường.

Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì
Paracetamol được sử dụng để cải thiện cơn đau do tràn dịch khớp gối gây ra

Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng thông dụng. Ngoài tràn dịch khớp gối, loại thuốc này còn được dùng để kiểm soát cơn đau do các bệnh xương khớp, viêm nhiễm đường hô hấp, đau do nhiễm khuẩn, đau bụng kinh và các trường hợp đau nhẹ đến trung bình khác. Thuốc được đánh giá tương đối an toàn ở liều điều trị, có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng có thể sử dụng Paracetamol nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hiệu chỉnh liều lượng và cân nhắc giữa rủi ro – nguy cơ. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Mắc bệnh phổi, thận, gan và tim
  • Thiếu máu nhiều lần
  • Quá mẫn với Paracetamol
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase

Paracetamol thường được sử dụng ở đường uống. Nếu dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối, thuốc thường được dùng với liều từ 325 – 600mg/ lần và có thể lặp lại liều sau 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, không được sử dụng thuốc quá 4g/ ngày. Ngoài ra trong thời gian điều trị, cần tránh dùng rượu bia, một số đồ uống chứa cồn khác và hạn chế sử dụng đồng thời với các loại thuốc gây độc lên gan.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chính là kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, một số NSAID còn có tác dụng hạ sốt không đặc hiệu. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi Paracetamol không có đáp ứng.

Khác với Paracetamol, NSAID không tác động chỉ tác dụng lên enzyme cyclooxygenase/ prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương mà còn tác dụng lên các tiền chất gây viêm toàn thân. Do đó, nhóm thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn so với thuốc giảm đau thông thường. Bên cạnh đó, NSAID còn giúp giảm hiện tượng phù nề và sưng đỏ ở đầu gối.

Thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt không đặc hiệu

Tác dụng giảm đau của thuốc chống viêm không steroid (NSAID) còn bắt nguồn từ cơ chế ức chế thụ cảm PFG 2 và một số tín hiệu gây đau khác. Mặc dù có hiệu quả tốt và được sử dụng phổ biến trên lâm sàng nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và phản ứng bất lợi.

Chống chỉ định NSAID trong những trường hợp sau:

  • Người sắp phải phẫu thuật (do NSAID gây ra tình trạng máu khó đông)
  • Người bị rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc chống đau
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
  • Tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc đang bị loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Tiền sử dị ứng Aspirin và các NSAID khác
  • Suy giảm chức năng gan vừa và nặng
  • Suy tim mãn tính
  • Tiền sử tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim

Do rủi ro cao nên NSAID chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Đối với những đối tượng mắc các vấn đề về dạ dày, có thể sử dụng kèm theo thuốc ức chế sản xuất axit hoặc thuốc bảo vệ niêm mạc để phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tác động lên toàn bộ enzyme cyclooxygenase toàn thân nên có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi. Trong thời gian sử dụng, cần chú ý các biểu hiện bất thường của cơ thể và thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục.

3. Kháng sinh – Thuốc chữa tràn dịch khớp gối phổ biến

Tràn dịch khớp gối có thể là hệ quả do viêm khớp nhiễm khuẩn. Ngoài ta, tình trạng tụ dịch ở ổ khớp lâu ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp gối. Do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh.

thuốc điều trị tràn dịch khớp gối
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp tràn dịch khớp do viêm khớp nhiễm khuẩn

Kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thuốc thường được sử dụng trong 2 – 6 tuần tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh, nên dùng đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ kháng thuốc.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối, bao gồm Nafcillin, Oxacillin, Clindamycin, Amikacin, Gentamycin, Vancomycin,…

4. Thuốc giảm đau gây nghiện

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) là các loại thuốc giảm đau dựa trên cơ chế thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, làm biến đổi tâm lý, thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh và làm mất tác dụng của chất gây đau. Opioids thường được sử dụng để giảm các cơn đau trung bình đến nặng – đặc biệt là trong trường hợp đau do ung thư và đau nội tạng.

Đối với điều trị đau do tràn dịch khớp, bác sĩ thường chỉ định chế phẩm phối hợp giữa opioids và Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bệnh nhân có thể dùng opioids có hoạt tính nhẹ như Tramadol. Ngoài tác dụng giảm đau, nhóm thuốc này còn giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo âu,… do đau dai dẳng kéo dài.

Thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng khi đau nhức khớp gối không cải thiện khi sử dụng Paracetamol

Opioids là thuốc giảm đau tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Do đó, thuốc không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Tiền sử dị ứng/ quá mẫn với thuốc giảm đau gây nghiện
  • Tiền sử phụ thuộc opioids
  • Nghiện chất kích thích
  • Suy hô hấp, suy tim nặng
  • Ngộ độc cấp tính rượu hoặc các loại thuốc gây ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần
  • Suy gan nặng

Thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng với liều thấp trong thời gian ngắn. Dùng thuốc dài ngày có thể tăng nguy cơ phụ thuộc và gây ra hội chứng cai nghiện. Trong trường hợp sử dụng opioids trong thời gian dài, nên giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc hẳn.

5. Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc chống viêm mạnh có tác dụng tương tự hormone cortisol nội sinh. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm giảm phản ứng viêm và cải thiện cơn đau ở cơ quan tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ viêm ở ổ khớp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm.

Thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Corticosteroid có thể được sử dụng khi tràn dịch khớp khiến ổ khớp sưng viêm và phù nề nặng

Trong trường hợp viêm nhiều, bệnh nhân cần tiến hành chọc hút dịch khớp và sử dụng Corticosteroid dạng tiêm để kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng ngoại ý và rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, Corticosteroid chỉ được cân nhắc sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tràn dịch khớp gối

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến. Phương pháp này có tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa/ tiêu trừ viêm nhiễm. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thuốc chữa tràn dịch khớp gối
Nên kết hợp sử dụng thuốc cùng với một số biện pháp chữa tràn dịch khớp gối khác
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định. Nếu chưa thể đến bệnh viện, có thể dùng Paracetamol theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc tối đa trong 5 – 7 ngày và nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Trước khi dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và các vấn đề sức khỏe để được cân nhắc loại thuốc và liều lượng phù hợp.
  • Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc được chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc, hiệu chỉnh liều hoặc thay thế bằng loại thuốc khác khi chưa tham vấn y khoa.
  • Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích,… trong thời gian dùng thuốc chữa tràn dịch khớp gối.
  • Thực tế, tràn dịch khớp gối chủ yếu là hệ quả do các bệnh xương khớp. Vì vậy, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thuốc với điều trị bệnh lý nguyên nhân để kiểm soát hoàn toàn hiện tượng tràn dịch ở ổ khớp.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, nên kết hợp với vật lý trị liệu và một số phương pháp y tế khác. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc phẫu thuật để hạn chế các ảnh hưởng lên cấu trúc khớp gối.
  • Chú ý các biểu hiện trong thời gian dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và xử lý kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về 5 loại thuốc chữa tràn dịch khớp gối thông dụng nhất. Tuy nhiên ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng để chỉ định loại thuốc phù hợp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Cùng chuyên mục

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương và phương pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng đau nhức đầu gối, nếu điều trị không kịp thời còn có thể...

Tràn dịch khớp mắt cá chân

Tràn dịch khớp mắt cá chân: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa

Tràn dịch khớp mắt cá chân không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xuất hiện và gây ra...

Tràn dịch khớp cổ tay cổ chân

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân và những thông tin cần biết

Tràn dịch khớp cổ tay, cổ chân là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay và là một dạng của bệnh tràn dịch khớp. Các triệu chứng của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn