Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

9+ Loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất giúp giảm đau nhanh

Các loại thuốc chữa đau dạ dày không chỉ có tác dụng giảm đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm mà còn làm giảm axit dư thừa, phục hồi và tái tạo ổ viêm loét. Để biết các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo nội dung trong bài viết sau.

thuốc chữa đau dạ dày
Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì?

9+ Loại thuốc chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay

Đau dạ dày (đau vùng thượng vị) là triệu chứng thường gặp ở người trẻ và người trung niên. Triệu chứng này có thể xảy ra do ăn quá no, để bụng quá đói, tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh/ thuốc chống viêm không steroid (NSAID), uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit, chất béo. Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của viêm dạ dày, loét dạ dày, loét hành tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison, chứng khó tiêu chức năng và một số bệnh tiêu hóa khác.

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp giảm đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc được sử dụng có tác dụng trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc, làm dịu hiện tượng co thắt quá mức của dạ dày và ức chế sản xuất axit. Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm hỗ trợ (thực phẩm chức năng) có khả năng giảm đau và phục hồi tổn thương ở niêm mạc.

Dưới đây là một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay:

1. Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel)

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) được sử dụng phổ biến và có bán rộng rãi tại các quầy thuốc tư nhân trên toàn quốc. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống với thành phần chính là Aluminum phosphate dạng keo 20%. Aluminum phosphate là hoạt chất kháng toan có khả năng bảo vệ ổ viêm loét ở niêm mạc tiêu hóa, ngăn chặn tác dụng xâm lấn mô của pepsin, dịch mật và giảm lượng dịch vị dư thừa.

Loại thuốc này có hiệu quả khá nhanh chóng và được khuyến cáo sử dụng trước khi ăn 1 – 2 tiếng đồng hồ. Thuốc dạ dày chữ P và các loại thuốc kháng toan khác đều ảnh hưởng đến độ pH của dịch vị và làm thay đổi sinh khả dụng của các loại thuốc khác. Chính vì vậy, bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc khác cách nhóm thuốc này ít nhất 2 giờ đồng hồ.

đau dạ dày uống thuốc gì
Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) có tác dụng giảm đau dạ dày, buồn nôn, ợ hơi, nóng rát,…

Liều lượng sử dụng:

  • Dùng 1 – 2 gói/ lần
  • Không sử dụng quá 6 gói/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) có giá 90 – 110.000 đồng/ hộp x 26 gói

Phosphalugel tương đối an toàn và có thể sử dụng không cần kê toa. Tuy nhiên, người có tiền căn dị ứng với chế phẩm chứa nhôm không nên sử dụng loại thuốc này. Mặc dù có độ an toàn khá cao nhưng dùng thuốc dài hạn có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng thận,… Vì vậy, cần tuân thủ khuyến cáo in trên bao bì hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel)

Yumangel là thuốc chữa đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để phòng ngừa nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở những trường hợp sử dụng corticoid đường uống và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài.

Thành phần chính của thuốc là Almagate với hàm lượng 6.66g/ 100ml. Thành phần này là một hợp chất kháng axit mới có khả năng kháng axit dạ dày mạnh. Nghiên cứu cho thấy, Almagate có hiệu quả giảm axit toàn phần của dịch vị và tăng độ pH trong môi trường dạ dày nhanh nhưng không gây táo bón như thuốc chữ P và các loại thuốc kháng toan thế hệ cũ.

đau dạ dày uống thuốc gì
Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel) có giá giá 90 – 105.000 đồng/ hộp 20 gói

Bên cạnh đó, thuốc chữ Y còn có khả năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày, giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, khó chịu,… Tuy nhiên, chống chỉ định thuốc với người quá mẫn với hoạt chất Almagate.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng trực tiếp thuốc bằng đường uống (không pha loãng)
  • Nên sử dụng trước khi ăn hoặc dùng sau bữa ăn 1 – 2 giờ đồng hồ
  • Trẻ từ 12 tuổi và người trưởng thành: Dùng 1 gói/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng ½ liều dùng thông thường

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc chữ Y (Yumangel) có giá 90 – 105.000 đồng/ hộp 20 gói

Loại thuốc này được đánh giá có mức độ an toàn cao. Thuốc chỉ gây tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ trong thời gian sử dụng và hầu như không gây ra tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng. Tương tự thuốc chữ P, Yumangel có thể làm giảm khả năng hấp thu của các loại thuốc khác nên cần dùng cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

3. Maalox – Giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng

Maalox là một trong những loại thuốc chữa đau dạ dày phổ biến. Loại thuốc này là dược phẩm của thương hiệu Sanofi Aventis – Pháp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nhai với thành phần chính là Magnesium và Nhôm Hydroxyd.

Các hoạt chất trong thuốc Maalox đều có khả năng giảm axit và tăng độ pH của dịch vị, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra với cơ chế giảm độ axit của dịch vị, loại thuốc này còn giúp bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn hiện tượng xâm lấn mô của dịch mật, pepsin có trong axit dạ dày.

Thuốc Maalox được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến thực quản, dạ dày và tá tràng. Tuy nhiên, chống chỉ định thuốc cho người bị suy thận nặng hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào – kể cả tá dược.

thuốc chữa đau dạ dày
Maalox được bào chế ở dạng viên nhai với thành phần chính là Magnesium và Nhôm Hydroxyd

Liều lượng sử dụng:

  • Dùng viên thuốc bằng cách nhai kỹ
  • Trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Sử dụng 1 – 2 viên khi cơn đau bùng phát hoặc sử dụng sau khi ăn
  • Không dùng quá 12 viên/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc chữa đau dạ dày Maalox có giá 40 – 50.000 đồng/ 4 vỉ x 12 viên

Chỉ sử dụng thuốc trong điều trị ngắn hạn nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tự ý dùng loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy tích lũy magie, nhôm trong huyết tương và gây rối loạn tiêu hóa.

4. Gaviscon Dual Action – Thuốc chữa đau dạ dày, trào ngược thực quản

Gaviscon Dual Action là dược phẩm của Công ty Reckitt Benckiser Healthcare – Anh và được bào chế ở dạng hỗn dịch uống. Thành phần chính của thuốc là Calci carbonate 325mg, Natri bicarbonate 213mg và Natri alginate 500mg. Loại thuốc này được sử dụng để chữa đau dạ dày và trào ngược thực quản.

Tác dụng chính của Gaviscon Dual Action là tạo màng bảo vệ dạ dày, thực quản và ngăn chặn hiện tượng xâm lấn niêm mạc. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm axit trong dịch vị và tăng độ pH trong dạ dày, từ đó cải thiện triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn và nôn mửa.

thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất
Gaviscon Dual Action là dược phẩm của Công ty Reckitt Benckiser Healthcare – Anh

Chống chỉ định thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi và người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc. Ngoài ra, người bị suy thận, suy tim sung huyết, tăng canxi huyết, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 5 – 10ml/ 4 lần/ ngày (mỗi gói thuốc tương đương với 10ml)
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Sử dụng 10 – 20ml (tương đương 1 – 2 gói)/ 4 lần/ ngày
  • Dùng sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ hoặc có thể sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc chữa đau dạ dày, trào ngược thực quản Gaviscon Dual Action có giá 150 – 170.000 đồng/ hộp 24 gói x 10ml

5. Omeprazole 20mg của Mediplantex

Omeprazole 20mg thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến hiện tượng tăng tiết axit dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng.

Omeprazole ức chế khả năng bơm proton của tế bào viền dạ dày, từ đó làm giảm hoạt động sản xuất axit. Với cơ chế trên, loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng do tăng tiết axit như đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng và trớ thức ăn. Đồng thời ức chế tác động xâm lấn, ăn mòn mô của enzyme mật, pepsin và thúc đẩy làm liền ổ loét ở tá tràng/ thực quản/ dạ dày.

thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất
Omeprazole 20mg của Mediplantex thường được sử dụng với liều lượng 1 viên/ 1 lần/ ngày

Không sử dụng Omeprazole 20mg cho người có tiền sử dị ứng với thuốc ức chế bơm proton. Bên cạnh đó, cần tránh dùng đồng thời với Nelfinavir (thuốc ức chế protease được dùng để điều trị nhiễm HIV). Nguy cơ của loại thuốc này không đáng kể, chủ yếu là các tác dụng ngoại ý có mức độ nhẹ như buồn ngủ, đầy hơi, táo bón, nhức đầu và buồn nôn.

Liều lượng sử dụng:

  • Thường dùng 1 viên/ 1 lần/ ngày
  • Nên sử dụng trước khi ăn sáng 30 – 60 phút
  • Không dùng dài ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng thuốc bằng đường uống

6. Thuốc Trymo điều trị đau dạ dày

Thuốc Trymo được sản xuất bởi Công ty Raptakos, Brett & Co., Ltd – Ấn Độ. Loại thuốc này được bào chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Bismuth – hoạt chất có khả năng tạo màng bọc bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất này còn thúc đẩy sản xuất prostaglandin E2 giúp phục hồi và làm liền ổ loét.

Bên cạnh đó, Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Chính vì vậy, thuốc Trymo còn được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm axit trong dịch vị như thuốc chữ P và thuốc chữ Y.

thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất
Thuốc Trymo điều trị dạ dày có giá khoảng 250 – 270.000 đồng/ hộp 14 vỉ x 8 viên

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng 2 viên/ 2 lần/ ngày
  • Sử dụng trước khi ăn 30 phút và cần dùng khi bụng trống để thuốc phát huy tác dụng tối đa

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc Trymo chữa đau dạ dày có giá khoảng 250 – 270.000 đồng/ hộp 14 vỉ x 8 viên

Thuốc Trymo có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy và buồn nôn. Ngoài ra trong thời gian sử dụng loại thuốc này, phân thường có màu đen do hoạt chất Bismuth bị đào thải qua đường tiêu hóa.

7. Cốm dạ dày Forte – TPCN giảm đau dạ dày

Cốm dạ dày Forte là thực phẩm chức năng của Công ty cổ phẩn Dược phẩm Tất Thành. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược tự nhiên như ô tặc cốt 300mg, cam thảo 150mg, chỉ xác 200mg, cao dạ cẩm 380mg, minh phàn chế 150mg, cao chè dây 625mg, mật ong 500mg, tinh nghệ đen 1500mg, hương phụ 150mg, cao bình vôi 250mg. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung Magnesi carbonat nhằm trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu.

thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất
Cốm dạ dày Forte được bào chế từ các dược liệu tự nhiên như chè dây, cam thảo, hương phụ,…

Các dược liệu được sử dụng trong TPCN Cốm dạ dày Forte có tác dụng bổ tỳ vị, hỗ trợ làm liền ổ loét, trung hòa axit và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Sản phẩm này có khả năng giảm đau dạ dày và các triệu chứng tiêu hóa đi kèm do căng thẳng thần kinh, thường xuyên sử dụng bia rượu, dùng đồ ăn cay nóng hoặc do viêm loét dạ dày.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Hòa tan cốm với nước sôi để nguội, sau đó uống trực tiếp
  • Dùng 1 gói/ 2 – 3 lần/ ngày trước khi ăn 15 – 20 phút hoặc dùng khi cơn đau bùng phát
  • Sử dụng đều đặn trong ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu
  • Cốm dạ dày Forte là TPCN, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Giá bán tham khảo:

  • Cốm dạ dày Forte hỗ trợ giảm đau dạ dày có giá 100 – 110.000 đồng/ hộp x 20 gói

8. TPCN hỗ trợ trị đau dạ dày Cumar Gold

Cumar Gold là thực phẩm chức năng được bào chế ở dạng viên nang mềm. Sản phẩm chứa công thức độc quyền Nano Curcumin được chuyển giao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nano Curcumin được bào chế từ nghệ tươi với kích thước siêu nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu, thẩm thấu, hỗ trợ làm liền vết loét và làm giảm hiện tượng viêm ở niêm mạc dạ dày.

TPCN Cumar Gold thích hợp với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc người gặp phải các triệu chứng tiêu hóa do uống nhiều rượu bia, ăn uống thất thường,… Tuy nhiên, sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ nên cần phối hợp đồng thời với thuốc điều trị đặc hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

thuốc chữa đau dạ dày
TPCN Cumar Gold thích hợp với người bị viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản

Cách sử dụng:

  • Dùng sau khi ăn 1 giờ đồng hồ hoặc dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút
  • Trẻ từ 2 – 12 tuổi: Dùng 1 viên/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 2 – 3 viên/ 2 – 3 lần/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • TPCN hỗ trợ giảm đau dạ dày Cumar Gold có giá 250 – 270.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên

9. Kukumin IP – TPCN hỗ trợ giảm đau dạ dày

Kukumin IP là một trong những loại TPCN hỗ trợ giảm đau dạ dày phổ biến trên thị trường. Sản phẩm được khuyên dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng. Thành phần chính của sản phẩm này là ImmunePath IP 110mg và Curcumin phytosome 250mg.

Các hoạt chất trong viên uống Kukumin IP có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng dịch vị bài tiết, bảo vệ niêm mạc và thúc đẩy tốc độ làm liền ổ loét. Curcumin phytosome trong sản phẩm còn có hiệu quả ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Trong khi đó, ImmunePath IP (chất trợ sinh được chiết tách từ lợi khuẩn Lactobacillus paracasei) có khả năng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hoạt động ức chế vi khuẩn của cơ thể và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Phối hợp hai thành phần này giúp tác động toàn diện đến quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày và làm giảm các triệu chứng khó chịu.

thuốc chữa đau dạ dày
Viên uống Kukumin IP chứa ImmunePath IP 110mg và Curcumin phytosome 250mg

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều duy trì: 1 viên/ lần/ ngày
  • Hỗ trợ điều trị: 1 viên/ 2 lần/ ngày
  • Nên sử dụng sau bữa ăn 2 giờ hoặc dùng trước khi ăn 30 phút và cần dùng đều đặn từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả tối ưu

Giá bán tham khảo:

  • TPCN Kukumin IP hỗ trợ chữa đau dạ dày có giá 250.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 10 viên

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa đau dạ dày

Thuốc chữa đau dạ dày có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và phục hồi ổ viêm loét. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc và TPCN, cần lưu ý một số vấn đề sau:

đau dạ dày uống thuốc gì
Bên cạnh sử dụng thuốc, cần xây dựng chế độ ăn uống điều độ và khoa học
  • Cần phân biệt thuốc điều trị và TPCN hỗ trợ điều trị. Các loại thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn và cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng. Trong khi đó, TPCN thường có tác dụng chậm nên cần sử dụng trong thời gian dài.
  • Nếu đau dạ dày kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời. Lạm dụng thuốc không kê toa và TPCN có thể khiến bệnh tiến triển nặng và dai dẳng.
  • Nên trình bày với bác sĩ/ dược sĩ tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định loại thuốc/ TPCN phù hợp.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu phát sinh tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc và đổi sang loại thuốc khác khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
  • Không dùng rượu bia, hút thuốc lá, tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Các thói quen này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, TPCN và làm nghiêm trọng hiện tượng viêm loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • Nên uống nhiều nước, bổ sung sữa chua, rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc và một số loại thực phẩm lành mạnh khác. Đồng thời nên tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.

Trên đây là 9 loại thuốc, TPCN chữa đau dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu có ý định sử dụng các loại thuốc này, vui lòng liên hệ với dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

Cùng chuyên mục

chữa đau dạ dày bằng lá ổi

Cách chữa đau dạ dày bằng lá ổi cho tác dụng bất ngờ

Chữa đau dạ dày bằng lá ổi là bài thuốc dân gian được truyền tai nhau vì vừa an toàn vừa đem lại nhiều tác dụng hiệu quả. Thực hiện...

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? [GIẢI ĐÁP]

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là câu hỏi không chỉ một mà rất nhiều người quan tâm. Sữa chua là món ăn vừa ngon miệng lại...

sữa dành cho người đau dạ dày

10 loại sữa dành cho người đau dạ dày được bình chọn tốt nhất

Bị đau dạ dày có nên uống sữa không, loại sữa nào tốt là thắc mắc thường gặp. Bởi đây chính là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng...

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel): Cách sử dụng và lưu ý

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) thuộc nhóm thuốc kháng axit với thành phần chính là Aluminium phosphate 20%. Tác dụng chính của thuốc là làm giảm các triệu chứng...

Cách chữa đau dạ dày tại nhà

Top 11+ cách chữa đau dạ dày tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng

Sử dụng dược liệu thiên nhiên là cách chữa đau dạ dày tại nhà được nhiều người áp dụng. Việc tận dụng những loại thảo dược có sẵn quanh nhà...

7 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hạ cơn đau nhanh chóng

Áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng mật ong giúp cải thiện nhanh các cơn đau và co thắt bụng, giảm các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, chán...

Bình luận (31)

  1. Anh Khang says: Trả lời

    Trong 9 loại thuốc ghi trên đây thì loại thuốc nào tốt mà dùng cho người bị ợ hơi với hay đầy bụng do bệnh lý dạ dày vậy mọi người? Tôi hay bị ợ hơi, với đầy bụng gần đây, nghĩ chắc chắn là do bệnh lý dạ dày rồi nên muốn tham khảo mua thuốc về dùng

    1. Thảo Trang says: Trả lời

      Anh Khang, nếu như bạn thì nên uống gói Gastropulgite ý, tôi cũng hay bị ợ nóng, ợ chua và đầy bụng sau ăn, có mua thuốc gói này về dùng thấy khá là ổn đấy

    2. Anh Khang says: Trả lời

      Thảo Trang, loại thuốc này không có trong 9 loại thuốc kể trên à bạn, thuốc này là loại thuốc nước hay gì vậy, mà uống như nào?

    3. Thảo Trang says: Trả lời

      Cái thuốc này nó là dạng bột pha ra uống bạn ạ, nếu mà như tôi thì bị trào ngược thì pha uống sau ăn 15 phút, pha uống 2 lần sáng tối. Tôi dùng thuốc này được 3 tuần thấy triệu chứng ợ hơi, ợ chua đầy bụng giảm rõ rệt luôn

    4. Thái Tú says: Trả lời

      Anh Khang, trước tôi cũng đã dùng loại thuốc gói bột loại Gastropulgite như bạn Thảo Trang nói đến rồi nhưng mà cứ uống thuốc là khó chịu, bị đi ngoài phân táo còn buồn nôn nữa. Nên là sau đổi thuốc, cứ phải tin dùng thuốc điều trị dạ dày chữ P, như trên bài viết nói đến đầu tiên ý, thuốc dạ dày chữ P này tôi uống vào không thấy bị buồn nôn hay táo bón như loại thuốc bột kia, mà dùng thuốc tầm 2 tuần thôi là bắt đầu thấy có tác dụng khá ổn rồi

    5. Mạnh Hùng says: Trả lời

      Anh Khang, tôi thấy nếu mà bệnh lý như của ông bạn thì nên đến bác sĩ rồi khám đi cho rõ là bị như nào chứ cứ tự mua thuốc về điều trị thì sao mà biết bệnh như nào, có khi lại nguy hiểm hơn cho bản thân thì sao?

    6. Anh Khang says: Trả lời

      Mạnh Hùng, thì tôi thấy mọi người trên cũng có triệu chứng như tôi nhưng họ nói uống những loại thuốc ý thì triệu chứng đỡ mà có ai nói bị nguy hiểm gì đâu? :O

    7. Mạnh Hùng says: Trả lời

      Thì đấy cũng có thể là bác sĩ kê cho họ sau khi họ đi khám bệnh rồi thì sao?
      Với cả tự ý dùng thuốc không đi khám gì, nhỡ ông không phải bệnh lý dạ dày thì sao? Mà có đúng là bệnh lý dạ dày thì ông tự ý dùng thuốc như vậy liều lượng các thứ không đúng nhiều khi còn gây viêm loét dạ dày nặng hơn ý chứ. Do trước chính ba tôi cũng đã tự ý dùng thuốc dạ dày mà không đi khám xét gì, sau bị viêm loét nặng hơn phải cắt ¼ dạ dày rồi đấy
      Tự ý dùng thuốc nguy hại lắm! Haizzz :(((

  2. Ánh Loan says: Trả lời

    Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày mạn tính đã 6 năm nay rồi. Ban đầu bị bệnh thì cũng chỉ bị đầy bụng nhẹ, ợ hơi chút chút, cũng không thấy khó chịu gì, bị nhẹ nên tôi cũng không để ý đi khám hay chữa trị gì cả. Sau đến lúc bị đau bụng rồi ợ hơi, ợ chua nóng rát nhiều hơn tôi có đi khám bác sĩ, thì bác sĩ có chẩn đoán tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng, tôi cũng có gắng uống thuốc theo đơn của bác sỹ kê cho, dùng hết 1 đợt thuốc thì thấy cũng dễ chịu hơn. Được thời gian thì lại bị tái lại, sau lại uống thuốc tây, cứ bị xong lại bị lại như vậy, tôi dùng thuốc tây y cũng phát chán, vì bệnh cứ dằng dai mãi không chịu đỡ gì cả. Nên hiện tôi muốn chuyển hướng sang thuốc đông y xem có ổn định được bệnh tình không , nhưng hiện cũng không biết là có loại thuốc nào tốt cả, không biết là có bạn nào biết và chữa ổn định được bệnh dạ dày này chỉ cho tôi với?

    1. Gió Lạ says: Trả lời

      Mình cũng bị viêm loét dạ dày tá tràng nhiều năm rồi, uống thuốc tây y nhiều loại rồi không thấy cải thiện bệnh tình nhiều lắm nên là cũng nản. Nhưng nghe thấy mọi người đồn nhau là thuốc đông y Sơ can bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc mà bài viết trên có nhắc tới thuốc ý chữa bệnh lý dạ dày tốt lắm, nhưng mà nghe thì nghe vậy nhưng cũng không biết là thực hư thuốc ra làm sao

    2. Cỏ Ba Lá says: Trả lời

      Gió Lạ, em đã từng dùng thuốc đông y Sơ can bình vị tán của trung tâm thuốc dân tộc này rồi, không ăn thua gì đâu chị ạ. Mà thuốc gì dùng liệu trình mấy tháng liền, em dùng thuốc gần tháng mà bệnh tình thuyên giảm có ít nên là thôi tiệt không dùng nữa, đúng là nhiều trang bịp bợm thật

    3. Nguyễn Phương VT says: Trả lời

      Cỏ Ba Lá, thế là bạn không biết rồi, thuốc đông y nó không như bên tây y đâu, thuốc đông y phải dùng thuốc thời gian dài thì mới phát huy được hết tác dụng của thuốc, với cả dùng thuốc đông y như bạn thì thuốc bắt đầu có tác dụng rồi nhưng lại bỏ giữa trừng thì không ổn định là đúng rồi. Trước mình cũng bị viêm loét dạ dày dùng thuốc đông y này rồi, uống kiên trì 1 tháng liền thì mới thấy các triệu chứng giảm tầm 20%- 30%, dùng tiếp đến hết tháng thứ 4 thì mới hoàn toàn ổn định đấy, đến nay đã 7 tháng rồi không bị tái lại bệnh đâu. Mà ăn uống còn ngon miệng hơn, cân cũng tăng hơn trước nhiều nữa. Trên tạp chí đông y người ta còn đăng bài viết mà liệu trình tính ra cũng phải kiên trì tầm 2-3 tháng mới ổn định bệnh đây thây: https://www.tapchidongy.org/so-can-binh-vi-tan-chua-trao-nguoc.html

    4. Ánh Loan says: Trả lời

      Nguyễn Phương VT, thuốc đông y Sơ can bình vị tán này là mình phải dùng liên tục trong vòng mấy tháng liền cơ à bạn? Hay là có thời gian nghỉ thuốc rồi mới tiếp tục uống?

    5. Nguyễn Phương VT says: Trả lời

      Không, thuốc này thì mình phải uống hàng ngày chứ bạn, không có chuyện ngừng thuốc rồi lại uống như bên tây y đâu. Với cả thuốc không gây tác dụng phụ hay gì đâu

    6. Ánh Loan says: Trả lời

      À vâng, tại tôi nghĩ là thuốc đông y uống thì mọi người hay nói là đắng với khó uống ý, uống vậy liên tục mấy tháng chắc hơi khó khăn

    7. Nguyễn Phương VT says: Trả lời

      Ôi dào cứ tưởng bạn lo là uống này có tác dụng phụ hay gì, thuốc không khó uống đâu, dễ uống lắm nên là bạn không cần phải lo lắng đâu, tôi là người khó uống thuốc đông y mà còn thấy dễ uống thì phải biết là sao rồi đấy!

  3. Nam JD says: Trả lời

    Có ai biết là bị trào ngược dạ dày, với đầy trướng bụng bác sĩ có kê cho mình loại thuốc dạ dày Omeprazol mà bài viết có nhắc đến. Nhưng ngoài thuốc bac sĩ ra thì mình có thể dùng thêm loại thuốc nào tốt cho bệnh nữa không vậy?

    1. Minh Thần says: Trả lời

      Tôi thì tôi chỉ dùng mỗi thuốc tây y của bác sĩ kê cho về là thấy cũng ổn định được rồi, cần gì phải uống thêm thuốc khác làm gì đâu

    2. Nam JD says: Trả lời

      À tại tôi bị triệu chứng nó kiểu cũng khá thường xuyên bị, dùng thuốc kê toa của bác sĩ rồi nhưng mà thấy cũng cải thiện chậm, mà nghe mọi người kháo nhau bảo nên dùng thêm loại thuốc gì gì ý thì hiệu quả điều trị bệnh nó nhanh hơn, nhưng tôi không rõ nên mới tìm lên đây hỏi

    3. Phạm Nhung says: Trả lời

      Em thì thấy mọi người hay nói là bị bệnh dạ dày uống nghệ với mật ong thêm vào đấy anh Nam JD, anh thử tìm hiểu xem sao

    4. Lan Trần says: Trả lời

      Mình cũng bị bệnh dạ dày giống bạn đấy Nam JD, ngoài thuốc của bác sĩ kê thì mình có dùng thêm nước ép từ lá mơ nữa thấy hiệu quả điều trị cũng khá là ok

    5. Nam JD says: Trả lời

      Nước ép lá mơ à bạn, thế là mình cứ rửa lá mơ xong ép lấy nước uống là được à? Với ngày uống bao lần thế bạn?

    6. Lan Trần says: Trả lời

      À cách làm như này: Bạn dùng khoảng 400g lá mơ, chú ý chọn loại lá mơ non ý. Sau đó đem lá mơ đi rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo .Cho lá mơ và cối xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt, ròi bỏ bã thừ đi. Mình thì mình thấy uống trực tiếp thì khá là khó uống nên là mình đem hấp cách thủy để dễ uống hơn. Ngày thì chia ra uống 2 lần, mình dùng nước mơ cùng dùng thuốc tầm 2 tuần là thấy các triệu chứng ổn dần hơn đó

  4. Bé Na says: Trả lời

    Có ai dùng thuốc cốm dạ dày Forte ở bài viết trên có nhắc tới để chữa bệnh lý đau dạ dày chưa cho em xin thông tin về tình hình dùng thuốc với ạ?

    1. Bảo Nam says: Trả lời

      Cốm dạ dày này mình đã dùng thử rồi nhưng mà thấy không hợp lắm, tại uống 1 tháng nhưng không thấy tác dụng gì, chắc có thể là do không hợp thuốc này

    2. Liên Phan says: Trả lời

      Cốm Forte này em đang dùng thấy dùng thuốc này khá ổn đó ạ, tuy nhiên mỗi tội là phải dùng kiên trì trong thời gian dài nên là cũng hơi nản. Nhưng mà dùng thuốc ổn được bệnh nên là em vẫn tin dùng loại này

  5. Vũ Thị Thanh says: Trả lời

    Nghe thấy bảo bác sĩ Tuyết Lan của trung tâm thuốc dân tộc chữa bệnh dạ dày tốt lắm, không biết là có bác nào đã chữa bác sĩ Tuyết Lan mà ổn định bệnh chưa thế ạ?

    1. Thanh Hải says: Trả lời

      Bác sĩ Tuyết Lan của Trung tâm thuốc dân tộc giỏi chữa bệnh dạ dày nổi tiếng ai cũng biết đến đó ạ, có cả 1 bài viết nói về bác sĩ Tuyết Lan và bài thuốc đông y Sơ can bình vị đây này ạ: https://thuocdantoc.vn/bac-si-tuyet-lan-tu-van-chua-dau-da-day-tren-vtv2.html
      Mà trước bố em cũng chữa bệnh dạ dày bác sĩ Lan và khỏi đấy ạ.

    2. Văn Giang says: Trả lời

      Hồi trước thì tôi có được bác sĩ Tuyết Lan của Trung tâm khám và chữa bệnh dạ dày cho. Tôi thấy bác sĩ Tuyết Lan rất nhiệt tình với bệnh nhân, hỏi bệnh tình rất cặn kẽ, mà lại thân thiện nữa. Còn về chữa bệnh thì khỏi phải bàn vì hiện đã gần 2 năm tôi không còn bị căn bệnh dạ dày hành hạ nữa rồi, với cả bác sĩ còn là giám đốc chuyên môn của Trung tâm nên là chuyên môn khỏi phải bàn rồi

    3. Vũ Thị Thanh says: Trả lời

      Vậy nếu muốn khám bác sĩ Tuyết Lan thì cứ đến trực tiếp Trung tâm à Văn Giang, hay là phải đặt lịch hẹn khám trước vậy?

    4. Văn Giang says: Trả lời

      Đến khám trực tiếp cũng được, nhưng theo tôi thì bạn nên đặt lịch hẹn khám trước ở đây: https://thuocdantoc.vn/dat-lich-kham-benh

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn