Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống trầm cảm thường được bác sĩ kê đơn cho người có dấu hiệu bệnh ở mức độ trung bình đến nặng. Loại thuốc này giúp cải thiện tâm trạng của người bệnh bằng cách tác động đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Dưới đây là các loại thuốc trầm cảm thường được bác sĩ kê đơn và lưu ý cần biết khi sử dụng.

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Thuốc chống trầm cảm là các loại thuốc tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có liên quan đến sự phát triển của bệnh, chẳng hạn như serotonin, dopamine hay norepinephrine. Hầu hết các bệnh nhân bị trầm cảm đều có khuynh hướng bị thiếu hụt các loại hormone này.

Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh theo nhiều cách thức khác nhau, qua đó khôi phục trạng thái cân bằng tâm lý, giúp người bệnh bớt căng thẳng, có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và suy nghĩ lạc quan hơn.

10 loại thuốc chống trầm cảm thường dùng

Các thuốc chống trầm cảm được chia thành nhiều nhóm khác nhau, được sử dụng rộng rãi nhất là 10 nhóm thuốc dưới đây:

1. Thuốc chống trầm cảm ba vòng – TCAs

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1950 đến nay. Loại thuốc này thường được lựa chọn khi bệnh nhân không đáp ứng được với chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI). Bên cạnh đó, một số đối tượng bị trầm cảm nội sinh cũng có thể được bác sĩ đề nghị điều trị bằng loại thuốc này.

Khi được sử dụng, thuốc TCAs sẽ hoạt động bằng cách ức chế hoạt động tái hấp thu norepinephrine cùng serotonin diễn ra trong não độ. Cùng với đó, thuốc còn giúp ngăn chặn hoạt động của histamin H1 và các thụ thể khác như alpha-adrenergic hay muscarinic M1. Điều này có thể giúp giải phóng nhiều serotonin và noradrenalin – những loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp bệnh nhân bớt căng thẳng và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Dưới đây là các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân:

  • Amitriptyline: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng theo đường uống hay dung dịch tiêm. Thuốc cho tác dụng từ từ nên có thể phải mất đến 4 tuần sử dụng để phát huy được hiệu quả đầy đủ. Liều dùng thông thường của thuốc uống trong thời gian đầu điều trị từ 25 – 100mg/ngày chia làm 3 – 4 lần dùng. Liều duy trì từ 25 – 150mg mỗi ngày và có thể tăng dần lên mức khoảng 300mg/ngày cho một số bệnh nhân bị nặng nếu cần thiết.
  • Nortriptyline: Thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị trầm cảm, lo âu, căng thẳng quá mức hoặc bị đau thần kinh. Người trưởng thành uống 25-150 mg mỗi ngày với liều duy nhất hoặc chia làm nhiều lần sử dụng. Trẻ từ 13 – 18 tuổi uống 30-50 mg mỗi ngày với 3 – 4 lần dùng.
  • Clomipramine: Liều dùng ban đầu được khuyến cáo cho người lớn là 25mg/lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, lượng thuốc uống tối đa trong ngày là 250mg. Trẻ từ 10 – 17 tuổi điều trị trầm cảm với liều ban đầu là 25mg/lần/ngày và liều tối đa không vượt quá 200mg/ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, tăng cân, bí tiểu, bồn chồn, táo bón…
  • Doxepin: Liều dùng ban đầu cho người lớn là từ 25 – 150mg mỗi ngày chia làm 1 – 3 lần dùng tùy theo mức độ trầm cảm. Trẻ em chỉ được sử dụng thuốc chống trầm cảm Doxepin khi được bác sĩ cho phép.

Bên cạnh các thuốc trên, một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác cũng đang được sử dụng phổ biến như Amoxapin, Imipramine, Norpramin hay Surmontil,… Do tác động mạnh mẽ lên chất dẫn truyền thần kinh nên thuốc cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là tình trạng khó đi cầu, mắt nhìn mờ, khô miệng, tụt huyết áp. Trường hợp sử dụng thuốc kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ, tăng nhịp tim hoặc rối loạn chức năng sinh lý tình dục…

Chống chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng cho bệnh nhân đang phục hồi sau khi bị nhồi máu cơ tim, người đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase và các đối tượng quá mẫn, dị ứng với thành phần của thuốc.

2. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc – SSRI

Các thuốc nhóm SSRI được chỉ định phổ biến nhất trong điều trị bệnh trầm cảm. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tái hấp thu hormone serotonin một cách có chọn lọc, từ đó giúp cân bằng lượng serotonin trong não bộ, mang đến cho người bệnh cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và có suy nghĩ tích cực hơn.

Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị trầm cảm bao gồm:

thuốc chống trầm cảm Sertraline
Sertraline là thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Sertraline (Zoloft): Liều dùng ban đầu cho người trưởng thành là 50 mg/lần/ngày và trẻ em. Cứ sau 1 tuần, nếu các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện tốt thì có thể tăng liều thêm 50 mg. Liều dùng tối đa không được vượt quá 200mg. Chống chỉ định thuốc Sertraline cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
  • Citalopram (Celexa): Liều khởi đầu cho người trưởng thành là 20mg/lần/ngày và có thể tăng liều lên tối đa 40mg/ngày. Trẻ từ 11 – 18 tuổi uống 10 – 20mg/lần/ngày trong giai đoạn đầu điều trị tùy theo độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.
  • Fluoxetine (Prozac hay Sarafem): Dùng thuốc ở dạng viên nén phóng thích tức thời với liều khởi đầu cho người lớn là 20 mg/lần/ngày ( tối đa 80mg/ngày) và trẻ em từ 10 – 20mg/lần/ngày tùy theo độ tuổi.
  • Escitalopram (Lexapro): Liều khởi đầu cho người lớn 10 mg/ lần/ngày ( có thể tăng lên 20mg sau 1 tuần nếu các triệu chứng bệnh không cải thiện và trẻ em từ 12 tuổi trở lên uống 10mg/lần/ngày ( có thể tăng lên tối đa 20mg sau ít nhất 3 tuần điều trị).
  • Fluvoxamine (Luvox): Người lớn uống 50mg/lần/ngày và trẻ từ 8 tuổi trở lên uống 25mg/ngày trong giai đoạn đầu điều trị với thuốc dạng viên nén phóng thích tức thời.

So với các loại thuốc chống trầm cảm khác, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc được đánh giá là cho hiệu quả tốt và an toàn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng nên thận trọng với một số tác dụng phụ như buồn nôn, choáng váng, đau đầu, miệng khô, tiêu lỏng, suy giảm sinh lý, mất ngủ hoặc cân nặng sụt giảm, hồi hộp… Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào nghiêm trọng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ biết.

3. Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOIs)

Nhóm thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOIs) cũng nằm trong danh sách các loại thuốc chống trầm cảm có mức độ phổ biến cao, được chỉ định cho nhiều đối tượng khác nhau. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phân hủy của các loại horomone như serotonin, norepinephrine hay dopamine. Chính nhờ tác dụng này mà bệnh nhân có thể cải thiện được đáng kể các dấu hiệu bất thường do bệnh trầm cảm gây ra, đồng thời khôi phục lối sống tích cực, vui vẻ hơn.

Các thuốc MAOIs có thể được kê đơn cho bệnh nhân bị trầm cảm bao gồm:

  • Tranylcypromine (Parnate): Thuốc thường được chỉ định để điều trị trầm cảm cho người lớn theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Bệnh nhân không tự ý lạm dụng thuốc bừa bãi dẫn đến một số tác dụng phụ như mất ngủ, choáng váng, hạ huyết áp, bồn chồn, đau đầu dữ dội…
  • Selegiline (Emsam): Liều khởi đầu cho người lớn trong tối thiểu 6 tuần đầu là 1,25mg/lần/ngày. Nếu cần thiết có thể tăng dần liều dùng lên tối đa 2,5mg/ngày. Liều dùng cho trẻ em chưa được nghiên cứu.
  • Phenelzine (Nardil): Loại thuốc chống trầm cảm này được chỉ định cho người lớn với liều khởi đầu là 15 mg, ngày uống 3 lần. Liều dùng thuốc có thể tiếp tục được bác sĩ điều chỉnh tăng thêm cho đến khi đạt được tác dụng tối đa.
  • Isocarboxazid: Thuốc được sử dụng theo đường uống từ 2 – 4 lần mỗi ngày dưới sự hướng dẫn và theo dĩ chặt chẽ của bác sĩ. Thận trọng khi chỉ định thuốc cho các trường hợp bị u tuyến giáp, đột quỵ, tăng huyết áp, mắc bệnh về gan, thận hay tim mạch, bị cường giáp hoặc có tiền sử bị tăng nhãn áp. Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chống trầm cảm Isocarboxazid, chẳng hạn như ngất xỉu, kích động, lú lẫn, co giật, nôn không ngừng,… hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay.

4. Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine – SNRI

Các thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm chất ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine cũng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh, đồng thời cải thiện tâm trạng cho người bệnh. Đôi khi một số loại thuốc SNRI còn có tác dụng giảm đau đầu và các cơn đau mãn tính ở bệnh nhân bị trầm cảm.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Venlafaxine (Effexor XR): Dùng liều khởi đầu là 37,5mg, uống mỗi ngày 2 lần hoặc 25mg x 3 lần/ngày để điều trị trầm cảm cho người lớn. Không dùng loại thuốc này cho trẻ em nếu chưa được bác sĩ cho phép.
  • Desvenlafaxine (Pristiq hay Khedezla): Uống 50mg/lần/ngày trước hay sau khi ăn đều được. Mức độ an toàn của thuốc đối với trẻ em chưa được nghiên cứu.
  • Duloxetine (Cymbalta): Liều khởi đầu 20mg x 2 lần/ngày. Liều duy trì 60mg/ ngày, uống 1 lần duy nhất hoặc chia làm 2 lần dùng. Liều lượng tối đa không được vượt quá 120mg/ngày. Thuốc được khuyến cáo sử dụng để chữa trầm cảm cho người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ.
  • Levomilnacipran (Fetzima)

Tương tự như nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác, khi sử dụng thuốc SNRI bệnh nhân cũng có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Khó đi cầu, miệng khô, mắc ói hoặc nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ.

5. Thuốc ức chế tái hấp thu Dopamine norepinephrine

Bệnh nhân bị trầm cảm theo mùa thường được chỉ định các loại thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và Dopamine. Trong đó thuốc Bupropion được sử dụng khá phổ biến. Loại thuốc này còn cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp muốn cai thuốc lá.

Thuốc ức chế tái hấp thu Dopamine norepinephrine
Chất ức chế tái hấp thu Dopamine norepinephrine là loại thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn cho người lớn

Bupropion có thể được bán dưới các tên thương hiệu như Wellbutrin hay Zyban. Đây là một dạng thuốc chống trầm cảm không đặc thù có khả năng ức chế dopamine norepinephrine. Thuốc được sử dụng theo đường uống dành cho người lớn với liều khởi đầu là 100mg x 2 lần/ngày dạng viên nén phóng thích ngay lập tức (Wellbutrin SR (R)) hoặc 150mg/lần/ngày vào buổi sáng nếu dùng viên nén phóng thích kéo dài (Wellbutrin SR (R)).

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm kích động, nhức đầu, khó đi vào giấc ngủ, miệng khô, động kinh… Thuốc không gây buồn ngủ, sụt giảm cân nặng hoặc suy giảm chức năng hoạt động tình dục. Thận trọng khi chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai và các trường hợp đang cho con bú.

6. Thuốc trị trầm cảm Tetracyclic

Đôi khi, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc chống trầm cảm Tetracyclic. Loại thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng khả năng dẫn truyền của các dây thần kinh trong não bộ, qua đó làm giảm trạng thái lo âu, căng thẳng và các dấu hiệu khác của trầm cảm.

Các tác dụng phụ của thuốc Tetracyclic bao gồm: Choáng váng, mắt nhìn mờ, có cảm giác khô miệng, nhức đầu, buồn ngủ,… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác không được đề cập. Hãy trao đổi với nhân viên y tế để nắm rõ được các lợi ích và nguy cơ từ việc sử dụng thuốc chống trầm cảm Tetracyclic .

7. Thuốc đối kháng Noradrenergic

Thuốc đối kháng Noradrenergic, điển hình là là Mirtazapine (Remeron) có thể được bác sĩ kê đơn cho người mắc bệnh trầm cảm. Thuốc tác động đến một số chất có bên trong não bộ, làm thay đổi hoạt động của chúng , qua đó giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng do trầm cảm gây ra.

Thuốc Mirtazapine chủ yếu được chỉ định cho người lớn. Mức độ an toàn cho trẻ vẫn chưa được nghiên cứu. Liều dùng ban đầu khoảng 15mg/ngày, uống trước khi đi ngủ. Liều duy trì dao động từ 15 – 45mg/ngày.

Mirtazapine được bào chế dưới các hình thức là viên uống hay viên đường ngậm tan trong miệng. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên chú ý đề phòng với các tác dụng phụ của thuốc như tăng trọng lượng cơ thể, buồn ngủ, mất tập trung, chóng mặt.

8. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3

Brintellix là thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3 đang được nhiều bệnh viện cho phép sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm. Thuốc chứa thành phần vortioxetine, một chất có tác động trực tiếp đến não bộ nhằm giúp bệnh nhân đẩy lùi các triệu chứng của trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm nhóm đối kháng thụ thể 5-HT3
Thuốc nhóm đối kháng thụ thể 5-HT3 có tác dụng chống trầm cảm, cải thiện các triệu chứng bệnh

Bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc Brintellix mỗi ngày 1 lần với liều dùng được khuyến cáo dựa trên tình trạng bệnh của mỗi cá nhân. Thuốc mặc dù giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nhưng cũng đồng thời có thể mang lại nhiều dấu hiệu bất thường như mắc ói, suy giảm ham muốn tình dục, cơ thể mệt mỏi…

9. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2 chữa trầm cảm

Trong số các thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2 thì Trazodone (Oleptro) và Nefazodone là những dược phẩm được chỉ định rộng rãi nhất. Đây là các thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ hoạt động chủ yếu dựa trên cơ chế làm thay đổi hóa chất trong não bộ.

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2 là thuốc kê toa. Bệnh nhân không được tự ý làm dụng bừa bãi mà chưa qua thăm khám cũng như có sự cho phép của bác sĩ.

10. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A

Vilazodone (Viibryd) là một loại thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A có khả năng cân bằng nồng độ serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Chính vì vậy, thuốc giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh trầm cảm.

Liều dùng ban đầu của thuốc Vilazodone đối với người lớn bị trầm cảm là : 10 mg/lần/ngày trong 7 ngày liên tục và 20mg/lần/ngày trong 7 ngày tiếp theo. Liều dùng duy trì là 40mg/ngày. Thuốc được sử dụng cùng lúc với thức ăn hoặc sau khi ăn xong.

Thận trọng thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có vấn đề về gan, thận, bị rối loạn đông máu, tăng nhãn áp góc hẹp, rối loạn lưỡng cực, nghiên bia rượu, hút ma túy, có ý nghĩ tự tự hoặc từng có tiền sử bị động kinh, co giật.

Uống thuốc chống trầm cảm có khỏi bệnh không?

Theo thống kê, có khoảng 70% bệnh nhân bị trầm cảm đã thuyên giảm bệnh rõ rệt sau giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc. Còn khoảng 30% người bệnh vẫn tiếp tục nhận thấy các triệu chứng khó chịu còn tồn dư sau đợt uống thuốc đầu, chẳng hạn như khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, xuất hiện cảm giác mệt mỏi nhiều vào buổi sáng…

Mặc dù việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị khỏi trầm cảm nhưng bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu như người bệnh tiếp tục gặp nhiều căng thẳng hay các biến cố tác động tiêu cực đến tâm lý xảy ra trong tương lai. Trường hợp này thường được bác sĩ tăng thêm một loại chống trầm cảm và kéo dài phác đồ điều trị để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng cách sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị lệ thuộc vào thuốc cũng như phát sinh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Dưới đây là những vấn đề quan trọng bệnh nhân cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị trầm cảm:

Có nên dùng thuốc chống trầm cảm không? Trường hợp nào được sử dụng?

Sử dụng thuốc chống trầm cảm là cần thiết đối với các trường hợp bị bệnh trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng. Thuốc không được khuyến khích sử dụng cho các đối tượng bị nhẹ.

Có nên dùng thuốc chống trầm cảm không
Thuốc chống trầm cảm không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bị bệnh nhẹ

Ở mức độ trầm cảm nhẹ. Hầu hết người bệnh vấn còn duy trì được nhận thức và có đủ nghị lực để vượt qua cơn khủng hoảng tâm lý thông qua các giải pháp tự nhiên, chẳng hạn như liệu pháp thư giãn, liệu pháp hành vi nhận thức… Chúng có thể cho tác dụng tốt đối với các trường hợp bị bệnh do stress, căng thẳng quá mức Trong trường hợp các phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì mới nghĩ đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm do bác sĩ kê đơn.

Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, cần căn cứ vào các yếu tố dưới đây để lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất:

  • Triệu chứng bệnh cụ thể đang gặp phải
  • Mức độ an toàn và tác dụng phụ có thể gặp khi dùng cho bệnh nhân. Đặc biệt là khi đối tượng bị bệnh là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Các vấn đề sức khỏe khác đang gặp phải
  • Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm với các loại tân dược khác đang được sử dụng
  • Ưu tiên lựa chọn các thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả tốt trong các đợt điều trị trước đây hoặc từng hoạt động tốt đối với người trong gia đình cũng bị trầm cảm.

Nguy cơ tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng suy nghĩ muốn tự tự của bệnh nhân, nhất là khi dùng thuốc cho trẻ em, trẻ vị thành niên hay thanh niên có độ tuổi dưới 25 trong thời gian đầu dùng thuốc điều trị hoặc khi thay đổi liều dùng của thuốc.

Chính vì vậy, bệnh nhân cũng như người nhà nên được cảnh báo về nguy cơ này trước khi bước vào quá trình điều trị. Tất cả các loại thuốc chống trầm cảm đều cần được quản lý nghiêm ngặt khi kê toa cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải nhận được sự theo dõi chặt chẽ từ phía gia đình cũng như bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh có bất kỳ hành vi bất thường nào hoặc có ý nghĩ tự tử, hãy ngừng uống thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ biết.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trầm cảm

Trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh nên tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc:

  • Uống thuốc đều đặn, kiên trì theo đúng phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ
  • Không tự ý mua thuốc về uống, thay đổi loại thuốc hoặc tăng giảm liều mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ
  • Tránh ngưng thuốc đột ngột khi thấy các dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm
  • Sử dụng thuốc theo liều lượng nhất quán, chính xác
  • Tránh sử dụng bia rượu hay ma túy trong thời gian điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
  • Theo dõi và thông báo cho bác sĩ biết nếu tác dụng phụ của thuốc gây khó chịu hoặc không thuyên giảm sau vài tuần.

Có thể  bạn chưa biết

Cùng chuyên mục

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không

Bệnh trầm cảm có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm là một "sát thủ" thầm lặng bởi nó có thể làm hại bất cứ ai, khiến họ đau khổ và chết dần chết mòn từ từ. Phát hiện...

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh, phụ huynh cần lưu ý

Trầm cảm học đường đang là bệnh lý có nguy cơ ngày càng tăng do những áp lực học tập, bạo lực học đường, thiếu sự quan tâm của cha...

Bệnh trầm cảm ở trẻ em được xem là chứng rối loạn trầm cảm, chưa hoàn toàn là bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm là bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở người lớn do suy nghĩ, biến cố, áp lực nhiều, thế nhưng trầm cảm là...

chữa trầm cảm bằng Đồng Y

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y là phương pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ được nhiều người tìm đến. Tuy nhiên cần chú ý cẩn trọng, điều trị...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn