Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc. Bởi nhóm thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng kiểm soát tổn thương da nhanh chóng, từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, ngăn ngừa tổn thương lan rộng hiệu quả.

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất
Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương da cấp hoặc mãn tính phổ biến, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát sau khi làn da tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng như côn trùng, hóa chất, mủ nhựa thực vật, kim loại nặng, mỹ phẩm, lông động vật,…

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý ngoài da không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý gây ngứa ngáy, đau rát, châm chích, tổn thương da. Nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ chàm hóa, bội nhiễm. 

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Dựa vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng người bệnh nhằm đảm bảo kết quả điều trị, hạn chế phát sinh rủi ro.

So với các loại thuốc đường uống thì nhóm thuốc bôi ngoài da được đánh giá có độ an toàn hơn, tác động trực tiếp đến vùng da cần điều trị, hạn chế ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của nội tạng. Dưới đây là một số loại thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến:

1. Dung dịch Jarish

Với thành phần chính là Acid boric, dung dịch Jarish có tác dụng chính sát khuẩn, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn, nấm. Thuốc thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh viêm da tiếp xúc mới khởi phát, đặc biệt là bệnh do côn trùng cắn, kiến ba khoang, hóa chất, mủ nhựa thực vật,…

Dung dịch Jarish
Với thành phần chính là Acid boric, dung dịch Jarish có tác dụng chính sát khuẩn, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn, nấm

Bên cạnh công dụng sát khuẩn, vệ sinh da thì dung dịch Jarish còn có khả năng làm dịu da, cải thiện tình trạng viêm. Thuốc còn được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da khác như chàm, vảy nến, nhiễm trùng do nấm,…

Thông thường, dung dịch Jarish được chỉ định dùng với tần suất từ 2 – 3 lần/ ngày và tùy thuộc vào phạm vi, mức độ tổn thương. Trước khi bôi thuốc, bạn nên vệ sinh vùng da cần điều trị. Sau khi bôi thuốc nên để da thông thoáng, hạn chế băng kín, chỉ băng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Hồ nước sát trùng và làm dịu da

Giống với dung dịch Jarish, hồ nước thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiếp xúc mới khởi phát điển hình với các biểu hiện như viêm đỏ, vùng da bị tổn thương phù nề, xuất hiện các mụn mủ, mụn nước.

Trong hồ nước có chứa các thành phần chính Glycerin, kẽm oxit, bột Talc với công dụng làm dịu da, khô vết thương, sát trùng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.

Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 lần giúp làm dịu và khô da, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý, tránh dùng hồ nước lên những khu vực da có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc tổn thương sâu.

Hồ nước sát trùng và làm dịu da
Trong hồ nước có chứa các thành phần chính Glycerin, kẽm oxit, bột Talc với công dụng làm dịu da, khô vết thương, sát trùng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả

3. Thuốc tím 

Đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc có dấu hiệu bội nhiễm hoặc vùng da bị tổn thương tiết dịch. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng thuốc tím nhằm kiểm soát nhiễm trùng và diệt vi khuẩn.

Thuốc tím có thành chính kali permanganat, chất có tính oxy hóa cao hỗ trợ tiêu diệt nấm và vi khuẩn gram dương/ gram âm hiệu quả.

Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi được vệ sinh sạch. Mỗi ngày bôi thuốc đều đặn từ 1 – 2 lần. Đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm có mức độ tổn thương lan rộng, bạn có thể pha thuốc tím với nước ấm để tắm giúp làm khô vết thương, sát khuẩn và giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Sau khi bôi thuốc, nên để da được thông thoáng, tránh che phủ hay băng kín. Bởi tình trạng này có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc dẫn đến tăng kali huyết.

Thuốc tím
Thuốc tím có thành chính kali permanganat, chất có tính oxy hóa cao hỗ trợ tiêu diệt nấm và vi khuẩn gram dương/ gram âm hiệu quả

4. Các loại thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Tác dụng chính của thuốc làm giảm tình trạng tổn thương, chống viêm da và giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả trên cơ chế ức chế hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, thuốc chỉ định sử dụng với các trường hợp bị viêm da tiếp xúc có tổn thương da khô, ngưng rỉ dịch, da bong tróc, nứt nẻ. Việc sử dụng thuốc chứa corticoid trong giai đoạn nổi mụn nước, rỉ dịch, da phù nề sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Liệu trình chỉ định sử dụng thuốc bôi từ 15 – 20 ngày. Trường hợp lạm dụng thuốc điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn mao mạch, dày sừng nang lông, nổi mụn trứng cá,…

Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Fucidin H
  • Dipolac G
  • Gentri-sone
  • Diprosone
  • Eumovate

Trong quá trình điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp corticoid với acid salicylic và các hoạt chất kháng sinh giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng khô da, dày sừng, viêm nhiễm, bong tróc, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng,…

Các loại thuốc bôi chứa corticoid
Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ngoài da

5. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da

Với các trường hợp viêm da tiếp xúc có mức độ tổn thương nặng nề hoặc có dấu hiệu bội nhiễm. Lúc này bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định nhóm thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh kiểm soát.

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhằm tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Bên cạnh đó, trước khi bôi trước cần vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, điều này hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Chỉ băng kín vết thương khi có chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa. 

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ được chỉ định kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc có mức độ nghiêm trọng:

  • Bactroban
  • Fucicort
  • Tyrosur
  • Decocort cream
  • Gentamicin 0.3%
  • Derimucin
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhằm tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc

6. Thuốc bôi ức chế calcineurin

Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin có thể được chỉ định với các đối tượng không đáp ứng hoặc dị ứng, phát sinh tác dụng với thuốc chứa corticoid. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động và sản xuất với các chất gây viêm nhiễm, điều hòa miễn dịch. Từ đó cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát do bệnh lý gây ra.

Thuốc bôi ngoài da ức chế calcineurin không gây ra tác dụng như thuốc chứa corticoid làm mỏng da, teo da, dày sừng nang lông,…Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào, nhiễm trùng.

Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Pimecrolimus (Elidel)
  • Tacrolimus (Protopic, Tacropic,…)

Ngoài tác dụng kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc, thuốc bôi ức chế calcineurin còn có tác dụng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, vảy nến và một số bệnh ngoài da mãn tính khác.

Thuốc bôi ức chế calcineurin
Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin có thể được chỉ định với các đối tượng không đáp ứng hoặc dị ứng, phát sinh tác dụng với thuốc chứa corticoid

7. Kem làm mềm da

Một số loại kem làm mềm da thường được khuyến khích sử dụng khi tổn thương da ngưng rỉ dịch, ngứa ngáy, khô ráp và có hiện tượng bong tróc, dày sừng. Thói quen dưỡng ẩm thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng lâm sàng, thúc đẩy tái tạo các mô bị tổn thương do viêm da tiếp xúc gây ra, đồng thời tăng hàng rào bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh tác dụng cung cấp độ ẩm làm mềm và dịu da thì một số loại kem dưỡng da còn chứa thành phần sát trùng (Zinc oxide), phục hồi da (Niacinamide, Panthenol, Glycerin), giảm ngứa (Oat extract), dày sừng (BHA, PHA,….).

Trong một số nghiên cứu cũng có thấy, khi làn da trở nên khô ráp, thiếu ẩm, dễ bị bong tróc sẽ giảm chức năng bảo vệ, dễ bị tổn thương khi bị dị nguyên tấn công. Ngược lại, nếu da được cung cấp độ ẩm cần thiết thì sẽ tăng khả năng miễn dịch, ít hình thành thâm sẹo, nhiễm trùng khi bị tổn thương.

Các trường bị viêm da tiếp xúc có thể tham khảo một số loại kem làm mềm da như:

  • A-derma Exomega
  • Physiogel cream
  • Panthenol cream
  • Lacticare-HC lotion
Kem làm mềm da
Một số loại kem làm mềm da thường được khuyến khích sử dụng khi tổn thương da ngưng rỉ dịch, ngứa ngáy, khô ráp và có hiện tượng bong tróc, dày sừng

Lưu ý: Tránh sử dụng kem lên những vùng da bị rỉ dịch, phù nề, xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm vào thời điểm này sẽ khiến da lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc

Sử dụng các loại thuốc bôi là biện pháp phổ biến trong điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có viêm da tiếp xúc. Việc dụng thuốc bôi ngoài da sẽ tác động trực tiếp đến vùng da bị tổn thương, từ đó cải thiện các triệu chứng cơ năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ có thể phát sinh một số vấn đề. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp chủ động hơn trong xử lý các rủi ro phát sinh.

  • Chỉ sử dụng thuốc bôi khi có chỉ định bác sĩ hoặc dược sĩ da liễu. Việc tự ý sử dụng thuốc  điều trị không phù hợp có thể khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, lâu lành, thậm chí còn tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
  • Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng thuốc bôi giúp đảm bảo hiệu chữa trị, đồng thời dự phòng phát sinh các rủi ro.
  • Các triệu chứng viêm da tiếp xúc có xu hướng nặng nề hơn và lan rộng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng. Song song với việc dụng thuốc điều trị, bạn cũng nên tránh xa các tác nhân kích thích như hóa mỹ phẩm, mủ nhựa thực vật, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi đột ngột,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc
Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, đồng thời tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương
  • Trong thời gian sử dụng thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc, nếu nhận thấy các tác dụng phụ hoặc không mang lại kết quả. Lúc này người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, đồng thời tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Bởi hành động này chỉ có thể giảm ngứa tạm thời nhưng có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm, khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, người bị viêm da tiếp xúc nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồn thời hạn chế bệnh tái phát lâu dài.

Trên đây là 7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh trước khi sử dụng thuốc bôi ngoài da chữa viêm da tiếp xúc nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn liều dùng và liệu trình sử dụng thuốc giúp đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường khởi phát sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Các triệu chứng điển hình của...

viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm?

Chế độ kiêng cữ có liên quan trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng. Nó giúp kiểm soát...

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại, nếu không may bị kiến ba khoang đốt hoặc dính phải dịch tiết của chúng sẽ làm da bị tổn thương...

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc đa phần chỉ gây ra những tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các giải pháp điều trị. Tuy nhiên...

Bình luận (66)

  1. Tú Lan says: Trả lời

    Từ sau đợt chuyển nhà là mình cứ hay bị ngứa, lúc đầu ở lưng rồi sau bụng với tay chân, cứ nổi nốt đỏ xong ngứa rồi gãi lại càng ngứa, có đêm mất ngủ vì nằm gãi. Mình có ra phòng khám thì bsi bảo bị viêm da tiếp xúc nguyên nhân chưa rõ, cho ít thuốc dị ứng về dùng mà cứ uống thì hết ngứa, dừng thuốc thì bị lại, sau mình ra hiệu thuốc mua thêm tuyp hình như là emovate để bôi thì cũng chỉ đỡ nhất thời. Ai có kinh nghiệm chữa thì chỉ mình với chứ ko sắp stress luôn rồi

    1. Nguyễn Thị Chinh says: Trả lời

      Sao giống tui thế. Ngứa gãi mất ngủ luôn đây. Thuốc tây chữa triệu chứng thôi nên cứ hết thuốc lại bị lại ấy mà. Mà cái thuốc bôi kia hình như có corti đấy, bôi thì phải cẩn thận nhé bạn. Tui xem được có bạn review về thuốc An bì thang nên đang tìm hiểu để chuyển qua thuốc nam dùng xem sao

      1. Bùi Hương Giang says: Trả lời

        Có phải là bị viêm da tiếp xúc thì không nên bôi thuốc corticoid đúng không các bác. nghe nói là dùng là bị lệ thuộc thuốc với nhiễm độc hay sao ấy, thế sao bác sĩ còn kê vậy nhỉ. Mình bị viêm da tx cứ hễ đi đâu lạ về là y như rằng tối ngứa như điên, da mẩn đỏ hết lên, lâu nay uống bnhieu thuốc tây rồi mà không khỏi, bsi đưa cả thuốc bôi mà mình sợ hại da lắm

    2. Ngọ Thu Hương says: Trả lời

      Ôi cái chị này, nhiễm độc corticoid là do dùng thời gian dài và tự ý dùng không theo hướng dẫn của bác sĩ chứ. Thuốc này thì nhiều tác dụng phụ nhưng hiệu quả cao nên người ta vẫn kê ít ngày để giàm nhanh triệu chứng, nhưng nhớ là ít ngày thôi đừng lạm dụng. Mà thích an toàn khỏi bệnh thì dùng đông y đi, bạn tôi dùng thuốc An Bì Thang ở nhất nam y viện 2 tháng là thấy không ngứa ngáy gì nữa, da cũng hết nốt đỏ rồi

      1. Thanh Tea says: Trả lời

        Thuốc ở đây có corticoid ko nhỉ, có đảm bảo ko. Chứ sợ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa quá

    3. Bảo Ngọc says: Trả lời

      Đương nhiên là không rồi. Có corticoid thì nói làm gì nữa. Thuốc hoàn toàn bào chế từ các thảo dược tự nhiên đấy. Trung tâm lớn nên làm ăn đàng hoàng chứ đâu phải mấy thuốc vớ vẩn không rõ nguồn gốc rao bán trên mạng. Bao nhieu người khỏi rồi họ phản hồi kia kìa https://www.trungtamdalieudongy.com/an-bi-thang-giai-phap-an-toan-lanh-tinh-cho-moi-doi-tuong-mac-viem-da-co-dia.html

  2. Hoàng Loan says: Trả lời

    Thuốc ở Nhất nam y viện này có dùng cho con nít được không. Con em 2 tuổi đi nhả trẻ về thi thoảng lại bị nổi đầy nốt đỏ li ti, ngứa, cũng có hôm bị mụn nước. Em cho đi khám thì bác sĩ bảo viêm da tiếp xúc cho ít thuốc viên uống và kẽm bôi, mà cứ hễ dừng thuốc lại bị lại chứ không khỏi ấy :((

    1. Trịnh Tuyết Trang says: Trả lời

      Có bạn. Cháu mình 1 tuổi cũng dùng thuốc ở đây. Thuốc được kiểm nghiệm an toàn rồi bác sĩ mới dám kê đơn chứ. Có cái là cháu mình còn nhỏ nên không uống mà chỉ bôi với rửa thôi cũng hết, sau lớn thì lấy thêm thuốc uống cho khỏi. Con nhỏ thì bạn nên gọi điện trực tiếp cho bác sĩ họ tư vấn cẩn thận cho. Hoặc không thì mang con đến trung tâm địa chỉ ở 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội để khám rồi dùng thuốc cho chắc chắn

      1. Ngô Hoài says: Trả lời

        Con 2 tuổi là uống được rồi đó. Tớ bầu bí bị viêm da mà vẫn dùng được đây nè. Sợ thuốc tây ảnh hưởng đến em bé trong bụng nên chọn thuốc ở Nhất nam y viện này. Nói chung là lành tính vì là thảo dược tự nhiên, có điều dùng phải kiên trì đủ thời gian sẽ hết bệnh thôi. Tớ thì dùng 1 tháng là gần như hết rồi nhưng vẫn dùng hết thuốc bác sĩ kê để phòng bệnh sau này, giờ da hết khô, hết ngứa mà ko thấy mẩn đỏ gì nữa, may thế chứ lị. Share cho link này để đọc nhé https://www.trungtamdalieudongy.com/thoat-khoi-moi-nguy-hai-corticoid-nguoi-me-chua-thanh-cong-viem-da-co-dia-cho-con-bang-bai-thuoc-an-bi-thang.html

    2. Kiều Chinh says: Trả lời

      Thuốc này có bán ở đâu vậy mọi người. Em cũng muốn mua cho con dùng xem sao mà hỏi mấy hiệu thuốc gần nhà không thấy bán. Em đang ở Sơn La ạ!

      1. Sao Mai says: Trả lời

        Thuốc An Bì Thang là bài thuốc độc quyền của trung tâm Nhất nam y viện nên không có bán ngoài thị trường đâu. Bạn có thể đến khám rồi lấy thuốc ở Hà Nội hoặc xa quá thì gọi điện liên hệ bác sĩ rồi người ta gửi thuốc qua đường bưu điện về tận nơi cho

  3. Nguyễn Tiến Đạt says: Trả lời

    Đọc thông tin thì thấy bảo chữa ở đây gồm thuốc uống, bôi với cả ngâm rửa. Mà em thì đi làm nhiều mệt không sắc thuốc được thì chỉ dùng thuốc bôi với rửa thôi được không

    1. Lê Thị Lý says: Trả lời

      Thuốc uống là để điều chỉnh từ sâu bên trong đó, chỉ khi trẻ nhỏ quá chưa uống được mới k dùng uống thôi, tốt nhất là nên dùng đủ bộ thì nhanh hết bệnh hơn. Mà có phải sắc gì đâu, thời buổi này bác sĩ họ sắc sẵn đóng túi hút chân không rồi, cứ đến bữa lấy 1 túi ra ngâm ấm rồi uống thôi, không thì trung tâm cũng hỗ trợ bào chế dạng cao đó

      1. Văn Chung says: Trả lời

        Ở Hà Nội thì trung tâm hỗ trợ dạng sắc nước chứ ở xa thì hỗ trợ dạng cao lỏng ấy, mình ở Hải Phòng lấy thuốc dạng cao, uống thì lấy 1 thìa ra pha nước nên tiện lợi lắm, hnao tăng ca mang cả lọ thuốc đi luôn

  4. Lã Thanh Huyền says: Trả lời

    Mọi người có ai dùng thuốc ở trung tâm nhất nam y viện này chưa cho em xin cái review với, thuốc dùng bao lâu thì khỏi và có hết hẳn không. Chứ em bị viêm da tiếp xúc do làm ở pk thú y cứ hay bị nổi đỏ ngứa nhiều khi khô rát khó chịu luôn ấy, dùng tây y cả thuốc uống rồi kem bôi mãi mà chả thấy hết, cứ tái đi tái lại làm gãi nhiều xước hết cả da hicc

    1. Hằng Nguyễn says: Trả lời

      Tớ nè. Tớ thì bị viêm da tiếp xúc trên nền cơ địa mẫn cảm với kháng sinh và chống viêm loại nặng nên có tìm các loại thuốc nam để uống cả năm mà không ăn thua lắm. Sau có lần đi họp thì được chị bên đối tác giới thiệu đến bộ thuốc viêm da ở Nhất nam y viện. Có 1 thuốc uống, 1 loại bôi với cả 1 loại ngâm rửa. Thấy nhiều người dùng 1 tháng đã hết nhưng mình dùng là hơn 2 tháng mới hết đó, đến giờ cả năm rồi vẫn không thấy da bị đỏ hay ngứa gì cả, trộm vía da còn mềm mại hơn ấy. Nhớ là phải kiêng kỵ như bác sĩ dặn nhé. Cậu lo thì đọc thêm ở đây nè https://vietmecgroup.com/chuyen-gia-va-nguoi-benh-danh-gia-cao-bai-thuoc-chua-viem-da-co-dia-an-bi-thang.html

      1. Tuyết Thể says: Trả lời

        Ui tùy người nặng hay nhẹ thì uống ít hay nhiều chứ bác. Mới bị mà chữa ngay thì hơn tháng đã giảm nhiều, bác 2 tháng hết thì cũng đáp ứng tốt đó. Em đây chắc do dùng thuốc bôi nhiều quá, cứ ngứa rát không chịu được lại mua cái tuup 7 màu về bôi, sau mới biết thuốc ấy chứa corti với kháng nấm cực mạnh. Sau đi khám bác sĩ ở trung tâm da liễu nhất nam y viện thì mới biết do lạm dụng bôi linh tinh nhiều nên da và cơ thể bị nhiễm độc, có lẽ vì thế mà đáp ứng thuốc chậm hơn mọi người, mãi 3 tháng em mới hết, giờ cũng cố gắng giữ da sạch sẽ, tránh các chất kích thích, rồi không bôi linh tinh thì may sao không bị lại nữa

    2. Cao Văn Toàn says: Trả lời

      Thuốc này có gây tích nước tăng cân gì không mấy bạn? Trước tôi cũng mua thuốc nam qua facebook mà dùng ít ngày đã thấy mặt nặng béo cả lên nên sợ quá dừng thuốc. Mà không chữa bệnh thì cứ thay đổi thời tiết thôi cũng bị nổi ngứa rát đỏ hết cả người ấy

      1. Phan Linh says: Trả lời

        Mua thuốc phải tìm hiểu kỹ chứ bạn ơi. Mấy thuốc trên mạng không rõ nguồn gốc, không có nhà thuốc thì có khi hay trộn thêm thuốc kháng sinh với corti nên mới bị phù thế đấy, may mà dừng sớm chứ không nhiều tác dụng phụ lắm. Thuốc Nhất nam an bì khang ở trung tâm này được nghiên cứu rồi công nhận đánh giá xong mới dùng cho bệnh nhân, từ nguồn dược liệu chuẩn gacp – who nên cực an toàn đó bạn. Trước t tìm hiểu qua nên biết nè https://www.tapchidongy.org/duoc-lieu-va-bao-che-bai-thuoc-chua-viem-da-co-dia-cho-tre-em-an-bi-thang.html

  5. Tuấn Nguyễn says: Trả lời

    Không hiểu sao vợ em sau đẻ lại rất hay bị nổi mẩn đỏ lưng với chân tay, nhiều hôm còn nổi cả mụn nước, bả kêu ngứa mà gãi như khỉ luôn ấy. Vợ em còn đang cho con bú nên chỉ ra mua mấy lọ thuốc bôi ngoài da với cả dưỡng ẩm gì đấy mà cứ được ít hôm lại đâu vào đấy. Có phương pháp dân gian nào tốt mà cải thiện được không mọi người

    1. Đào Thị Trang says: Trả lời

      Bạn bảo vợ thử tắm lá bàng lá khế xem có được không, khi nào dị ứng ngứa ngáy mụn nhọt là t tắm lá, trộm vía ít hôm thì đỡ đấy, lại an toàn nữa

      1. Lê Phượng says: Trả lời

        Chỉ được nhất thời thôi. Chồng bạn kia kể thế thì giống viêm da tiếp xúc rồi, không phải kiểu mụn nhọt nóng trong đâu mà dùng lá bàng lá khế hết được. Em gái tôi cũng bị kiểu đấy phải đi khám rồi dùng thuốc mới hết được đấy

    2. Nhật Linh says: Trả lời

      Em gái chị dùng thuốc gì vậy ạ? Mà đang cho con bú dùng có ảnh hưởng không. Con em mới 8 tháng chưa cai sữa nên còn phân vân quá

      1. Lê Phượng says: Trả lời

        Em gái chị đi khám bác sĩ Phương ở trung tâm da liễu của Nhất nam y viện, bác khám rồi kê cho thuốc nhất nam an bì 2 tháng thì hết, thuốc đấy vừa có loại uống vừa có loại bôi lên da đấy. Được cái hoàn toàn từ thảo dược nên dùng đỡ phải suy nghĩ tác dụng phụ. Cho con bú vẫn dùng được đấy, mà chắc ăn thì đi khám hoặc gọi bác sĩ người ta hỗ trợ nói chi tiết cho em

    3. Thu Hà Nguyễn says: Trả lời

      Bên ấy có làm chủ nhật không nhỉ. Em đi làm không xin nghỉ được trong tuần luôn ấy

      1. Đàm Yến says: Trả lời

        Có. Làm cả thứ 7, cn. Nhưng cuối tuần thì xác định đông nhé, chị đến khám 1 lần cuối tuần mà khá đông nên muốn khám sớm thì gọi số trên trang web để đặt lịch trước cho bên trung tâm nhé

  6. Thuyết Nguyễn says: Trả lời

    Tôi từ ngày đổi công việc sang làm bên kho hàng thì hay bị ngứa khắp người, lên nhiều nốt sần sần đỏ, càng gãi càng ngứa nên ra hiệu thuốc mua thuốc và kem bôi về dùng. Chắc do tôi không kiêng được và hay gãi làm trớt chảy máu nên nốt nó lan nhiều rồi có cả mủ. Đi viện mới biết là viêm da tiếp xúc bị bội nhiễm nên được kê kháng sinh bôi và thuốc uống. Tôi dùng 1 thời gian là đỡ nhưng dừng thuốc cái là lại bị lại như cũ nên đang rất đau đầu tìm thuốc thì đọc được chia sẻ trên tivi về thuốc của trung tâm Nhất nam y viện này. Tâm lý lúc đấy là dùng thử xem sao ai ngờ hiệu quả thực sự, mới hơn 1 tháng tôi đã giảm gần 2 phần, uống nốt thuốc bác sĩ kê thì tới giờ hơn nửa năm rồi vẫn không bị lại. Khuyên mọi người là lúc nhẹ thì đi chữa ngay đi đừng đợi nặng mới chữa lại lâu và tốn kém

    1. Vân Trang says: Trả lời

      Đúng thật. Dân mình cứ lúc nào nặng hay biến chứng rồi mới biết sợ, chứ bt chủ quan lắm. Các bác nhớ phải vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi bẩn nhiều, hạn chế ăn hải sản, rượu bia, chất kích thích… Và quan trọng là có bệnh phải đi khám chứ không phải thích thì ra hiệu thuốc tây mua vài tuyp thuốc về bôi đâu nhé

      1. Nguyễn Thanh Mai says: Trả lời

        Cũng tùy ấy chứ. Em bị nhẹ mua lọ hồ nước về bôi thấy da mát dễ chịu hẳn, em nghĩ là không nên lạm dụng và khi bôi không khỏi thì hãy nên dùng thuốc

    2. Thanh Thanh says: Trả lời

      Biết khi nào là nặng, khi nào là nhẹ hả cậu? Đầy người đi khám bác sĩ mắng té tát do tự ý mua thuốc về dùng nên bệnh nặng thêm đó. Nên tớ nghĩ nên đi khám hoặc chí ít gọi điện để bác sĩ có chuyên môn họ giải thích rồi kê đơn dùng cho khỏi. Tớ cũng bôi nhiều loại rồi có khỏi được đâu, tái đi tái lại nặng hơn trước nên vừa rồi phải gọi điện cho bác sĩ ở trung tâm này lấy bộ Nhất nam an bì khang về dùng, được hơn nửa tháng thì cũng giảm được 1 phần rồi, cố gắng dùng hết liệu trình cho khỏi đây. Đây cậu xem đây này

  7. Ngọc Khánh says: Trả lời

    2 hôm nay vùng da mặt em đột nhiên nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu, em không dám gãi vì sợ mấy mụn đó bể ra để lại sẹo. Cả nhà ơi bây giờ em nên bôi thuốc gì để mấy mụn đó lặn và không còn gây ngứa ngáy ạ?

    1. Vũ Thu Trang says: Trả lời

      Cái này chắc bị dị ứng mỹ phẩm gì rồi. B tạm thời ngưng sử dụng mỹ phẩm cho đến khi da mặt ổn đã nha. Rồi đắp mật ong thử xem có đỡ hơn tí nào không.

    2. Hồng Trứng says: Trả lời

      Bị trên mặt thì nguy hiểm lắm. Bạn tẩy trang sạch sẽ, có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý á. Đợt mình bị viêm da mặt cũng chịu khó rửa mặt bằng nước muối sinh lý thôi chứ chẳng bôi thuốc nào. Vậy mà tầm 1 tuần thấy da mặt ổn lại, mụn nước cũng xẹp dần bớt ấy.

  8. Phạm Ngọc Tú says: Trả lời

    Tự dưng vùng da tay em nổi những nốt tròn ngứa đỏ, tròn to như đồng xu ấy và ngứa rất dữ dội. E có ra tiệm thuốc tây hỏi thì ngta bảo bị chàm da. Họ có bán e thuốc bôi nhưng bôi được 2 ngày thấy vết đỏ lan rộng hơn nên e ngưng rồi. Giờ e nên làm gì đây mn chứ em rầu quá.

    1. Hằng Trương says: Trả lời

      Chàm da thì k nên bôi thuốc đâu vì nó làm mỏng da, khiến da bị thâm nặng hơn đó. Bạn chịu khó dưỡng ẩm là được. Mình cũng bị chàm cơ địa, k dùng thuốc gì cả chỉ bôi dưỡng ẩm nên khỏi nhanh và k để lại sẹo.

    2. Tú Phạm says: Trả lời

      Chàm có nhiều thể lắm bạn. Chàm sữa, chàm cơ địa hay sao? Mỗi thể sẽ có thuốc bôi phù hợp.Sao bạn không đi da liễu để bs tư vấn kĩ hơn chứ tiệm thuốc tây chưa chắc bán thuốc đã phù hợp đâu.

    3. Hạnh Shino says: Trả lời

      Tiện đây mn cho em hỏi dưỡng ẩm cho da chàm thì nên dùng loại gì ạ? E cũng đang bị chàm da phải 3 tuần nay rồi mà chẳng đỡ tí nào. Có đang bôi thuốc

  9. Lưu Thu Thảo says: Trả lời

    Dạ da em nổi mẩn ngứa, ngứa dữ dội luôn ạ nên em có gãi, có chỗ bị trầy chảy cả máu. Giờ em dùng thuốc bôi trong bài này chỉ có được không ạ?

    1. Hằng Bông says: Trả lời

      Bị tróc cả máu thì không nên bôi thuốc nha bạn, kẻo bị bội nhiễm thì toang. Đợt rồi công ty t có bà chị bị chàm hóa, mà chàm thì biết rồi ngứa kinh khủng, bả gãi dữ lắm nên bị nhiễm trùng gây bội nhiễm, giờ để lại sẹo nhìn xấu lắm

    2. Phạm Ngọcv says: Trả lời

      Tình trạng này k nên bôi thuốc đâu bạn, chuyển sang uống thôi. B thử tham khảo bài thuốc nhất nam an bì thang xem sao, t có quen mấy đứa bạn nó bị viêm da mẫn ngứa cũng hay uống thuốc này đấy. Thấy tụi nó bảo hiệu quả vì thuốc vừa là thuốc uống vừa là thuốc bôi luôn. Thuốc bôi thì nếu da bị trầy thì k cần bôi, còn thuốc uống thì uống theo hướng dẫn bs là được. Thuốc bôi thấm nhanh lắm, bôi đến đâu da mềm đến đó với lại khoảng 2-3 tuần là da lành lại rồi. Nói chung b cứ tham khảo thông tin thuốc ở đây nè cho chi tiết https://www.trungtamdalieudongy.com/nhat-nam-an-bi-thang-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-da-dai-dang.html

  10. Nhi Pikachu says: Trả lời

    Vợ em đẻ xong thì hay bị nổi mẩn ngứa, ban đầu cứ tưởng bị mề đay nhưng mà mề đay thường kéo dài 1 tuần là cao, đằng này vợ em nổi cả tháng trời, mà mấy nốt ngứa kiểu đỏ đỏ mà nhỏ li ti như có mủ bên trong vậy và sưng dày sừng lên,. Trường hợp vợ em nên sử dụng thuốc hay kem bôi gì đây mọi người chỉ em với

    1. ĐìnhVũ says: Trả lời

      Cái này chắc viêm da tiếp xúc rồi, có thể do vợ bạn dị ứng xà bông hay gì rồi, với lại mới đẻ xong đề kháng yếu vi khuẩn dễ xâm nhập lắm. Giờ đừng xài xà bông hay gì cả nhen, bạn tham khảo mấy dòng làm mềm da á. T thấy ngoài tiệm thuốc tây có bán á có gì b ra hỏi thử xem sao. E thấy có loại Palmer’s White & Even Hand Cream này được nhiều ng review nè có gì b tham khảo thử

  11. Van Trang says: Trả lời

    Cho t hỏi t bị viêm da khoảng 1 tháng nay, mỗi lần nổi ngứa là da sần cả lên và cực kì ngứa. Cho hỏi giờ t muốn bôi thuốc thì nên bôi trong giai đoạn nào? t nghe nhiều ng nói nếu bôi linh tinh sẽ khiến bội nhiễm, bệnh nặng hơn nên t cũng hơi rén.

    1. An Nguyễn says: Trả lời

      Bạn bôi thuốc corticoid á thì nên bôi tầm 1 tuần thôi nha đừng có bôi lâu quá nó làm mỏng da không tốt đâu. Nếu da không sưng viêm hay có vết lở thì bôi bình thường thôi.

    2. Bảo Chau says: Trả lời

      Khi nào mấy vết đỏ bớt bị dày sừng thì bạn bôi kem dưỡng ẩm á, không cần bôi thuốc kháng hay thuốc ức chế vi khuẩn gì đâu. Này là kinh nghiệm của mình từ trước đến nay. Bạn có thể tham khảo kem bôi dưỡng ẩm aveeno baby á mình xài loại này thấy ok lắm.

  12. Phương Thanh says: Trả lời

    “Có ai xài an bì thang trị viêm da chưa ạ? thuốc có thực sự hiệu quả k ạ? kiểu chữa khỏi bệnh luôn ấy chứ e bị viêm da, tiếp xúc với hóa chất là da tay lại nổi mẩn đỏ lên. E bị vậy cũng mấy năm trời rồi chẳng biết chữa trị như nào cho khỏi hẳn. Muốn chuyển sang thuốc nam xem thế nào, lên mạng tìm hiểu cũng thấy thuốc này nổi tiếng đc nhiêu người dùng hiệu quả nên cũng muốn thử

    1. TrukLinh says: Trả lời

      Em bị nứt nẻ hết các đầu ngón tay và các ngón chân, ngứa ngáy thì thôi luôn có dùng thuốc nọ thuốc kia mà mãi không khỏi, không biết giờ dùng thuốc an bì thang khỏi không nữa. Có ai bị giống em mà dùng thuốc này chưa tư vấn em với.

    2. Elisa Trần says: Trả lời

      E đang xài đây. Thấy thuốc cũng dễ uống, thuốc bôi thì mát da chứ không gây châm chích. Mới dùng được 3 tuần thấy da đỡ sần, mềm mại hơn hẳn. Không biết có hiệu quả lâu dài không nhưng mới dùng mà tiến triên tốt vậy cũng đỡ rồi.
      E k biết chữa viêm da cơ địa ổn không mà e họ e có dùng thuốc này chữa bệnh á sừng. Nó bảo chữa ổn luôn đó bạn. Đã lâu k dùng thuốc nhưng vẫn không bị tái phát, mà dùng thuốc này cũng an toàn nữa vì thành phần thuốc từ thảo dược. Có gì b tham khảo thêm thông tin thành phần thuốc ở đây nè https://www.trungtamdalieudongy.com/nhat-nam-an-bi-thang-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-da-dai-dang.html

    3. Elvis Van says: Trả lời

      Bác nào bị viêm da cơ địa thì dùng bài thuốc này là đúng rồi. Ban đầu em chẳng tin có loại thuốc trên đời chữa được bệnh viêm da của em đâu. Nhưng đến khi dùng thuốc an bì thang thì hoàn toàn hài lòng lun. Cứ mỗi lần ăn hải sản hoặc đổi mùa là da tay e lại bị thô ráp với nổi sần, ngứa ngáy lắm. E dùng an bì thang vừa bôi vừa uống theo phác đồ trong 3th thì khoảng 2 tuần đầu là da tay k còn bị thô ráp rồi, mấy nốt sần cũng mềm hơn hẳn. Trộm vía xong phác đồ đến nay em ngưng thuốc cũng đã 1 năm hơn rồi mà chưa thấy bị lại đây. E chia sẻ đây để những ai bị viêm da cơ địa như e tìm được phương pháp chữa phù hợp.

  13. Dưa Hấu says: Trả lời

    Mình bị viêm da cơ địa ở bàn ta đã gần 20 năm nay và dùng rất nhiều loại thuốc, khám chữa từ da liễu cho đến thuốc đông y, ai bảo gì cũng làm theo nhưng chẳng đỡ gì cả. Da tay thì khô mà bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu. Mà càng lúc bệnh càng lan rộng thêm. Ai đã từng bị như mình mà khỏi hẳn rồi thì chỉ cách cho mình với nhé chứ giờ mình chẳng còn biết dùng thuốc gì nữa rồi.

    1. Elion Truong says: Trả lời

      E gái e cũng bị viêm da cơ địa, cứ hết xong thì vài tuần sau lại bị. Mỗi lần nó bị thì chỉ ngâm nước nóng pha tí muối loãng thôi chứ chẳng bôi thuốc gì cả. Vậy mà đỡ ngứa với da cũng nhanh mềm ra nữa. B áp dụng thử xem.

    2. Lavii Tran says: Trả lời

      Trước đây mình bị ở tay bong tróc chảy máu đau cưc. cũng áp dụng tùm lum thuốc bôi mà k đỡ. Sau mình dùng thuốc nhất nam an bì thang trong 1 liệu trình, đã khỏi hẳn. Da tay mềm hơn với đỡ ngứa ngáy. Ngưng thuốc nửa năm nay rồi vẫn chưa thấy bị lại nè.

    3. Mẹ Su says: Trả lời

      Trước đây mình bị ở tay bong tróc chảy máu đau cưc. cũng áp dụng tùm lum thuốc bôi mà k đỡ. Sau mình dùng thuốc nhất nam an bì thang trong 1 liệu trình, đã khỏi hẳn. Da tay mềm hơn với đỡ ngứa ngáy. Ngưng thuốc nửa năm nay rồi vẫn chưa thấy bị lại nè.

    4. Văn Quang Phạm says: Trả lời

      Bị viêm da cơ địa dùng nhất nam an bì thang là đúng bài rồi, nhà tui có bệnh về da cũng toàn tìm thuốc này về uống với bôi. Tại trước đó có tìm hiểu thấy có cả nghệ sĩ cũng tin dùng thuốc này mà https://www.vpeg.vn/danh-gia-cua-nghe-si-thu-huyen-ve-bai-thuoc-an-bi-thang/ , bé cháu họ tui bị chàm cơ địa, uống bài thuốc này có 1 liệu trình thôi là k thấy bị lên chàm nữa luôn ấy.

    5. Diem Quynh says: Trả lời

      Bạn ngưng bôi đi bạn có khi bị dị ứng thành phần nào của thuốc rồi. Giờ bạn ngâm nước muối nóng rồi bôi dầu dừa thử coi có đỡ hơn không. Trước mình cũng áp mà đỡ nhiều lắm á, đêm nó dịu hơn ngủ cũng dễ chịu hơn chứ ko là ngứa ngáy ko ngủ nổi ấy

  14. Nhi SG says: Trả lời

    E vừa mới bôi thuốc ức chế histamin để điều trị chàm da cơ địa, sống 20 năm trời k bị làm sao tự dưng 1 tháng nay e phát chàm khắp tay chân. E bôi thuốc được 3 ngày rồi mà thấy chàm lan rộng hơn với ngứa ngáy dữ dội, giờ em có nên ngưng không mọi người?

    1. Lạc Lạc says: Trả lời

      Ngâm lá lốt với muối hột rồi bôi lên mát xa nhẹ nhàng thử. À mà nếu như vết ngứa bị lở thì không nên bôi hay chà xát gì lên nha kẻo nhiễm trùng thì khổ.

    2. Trương Thảo Nhi says: Trả lời

      Chắc bị dị ứng rồi, ngưng thôi chứ để lan rộng thêm thì khổ. Giờ c thử đun nước lá bàng, lá mát gan cho thêm ít muối để ngâm. Sau đó uống thải độc thử xem đỡ k. T áp dụng cách này với uống thêm bài thuốc nhất nam an bì thang xem sao, e có quen mấy bà bạn bị chàm da cũng đang dùng thuốc này để chữa.

  15. Hồng Ngọc says: Trả lời

    Bé nhà e 3t rưỡi bị viêm da cơ địa, e bôi thuốc mỡ cho bé nhà e bị á sừng mà nay cũng đã 1 tuần rồi chưa khỏi, mẹ nào biết cách chữa á sừng tại nhà an toàn nữa k mách e với

  16. marco97 says: Trả lời

    “Cho t hỏi bị viêm da cơ địa (ngứa ngáy với phồng rộp da tay) dùng mấy bài thuốc nam trong bài an bì thang thì có kiêng xà phòng vs kiêng ăn ko ạ

    1. Trang Bếu says: Trả lời

      Vẫn kiêng bình thường nha bạn, kiêng xà phòng, các chất tẩy rửa và có kiêng ăn nữa nhen bạn. Vậy thì bệnh mới nhanh khỏi được. Hồi đó e gái t bị viêm da cơ địa, bên cạnh dùng thuốc nó cũng kiêng đủ thứ như vậy nên nhanh lành với lại k bị bong tróc nhiều.

    2. Tiểu My says: Trả lời

      Mình đang dùng an bì thang của trung tâm da liễu đông y ở hn, trong quá trình dùng thuốc mình vẫn kiêng xà phòng, ngoài ra kiêng thêm đậu phộng, hải sản, trứng, rau củ dưa muối chua cũng k nên ăn. Nhờ vậy mà mấy vết ngứa viêm mới không lan rộng thêm á, mà cũng nhanh lành nữa.

  17. Thuý Hằng Nguyễn says: Trả lời

    Con em 7t bị viêm da tiếp xúc, mỗi lần thay đổi xà phòng là da nó lại bong tróc ngứa ngáy. hết lớp này đến lớp khác, uống thuốc và bôi kem dưỡng ẩm của viện da liễu TW mà chẳng si nhê gì. Có ai có con nhỏ tuổi da hay bị bong tróc mà hết chỉ cho e cách chữa với ạ

    1. Lavii Phuong says: Trả lời

      Cái này giống như bị á sừng nhỉ? Mình sống chung với á sừng 20 năm rồi, chữa các kiểu ko ăn thua gì cả, giờ chỉ có cách hạn chế lan thêm bằng k cho bé tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa và nên chọn loại xà phòng phù hợp với da nhạy cảm á.

    2. Dylan Nguyen says: Trả lời

      Em gái e cũng bị bong da ngứa ngáy 2 năm nay rồi. Ba mẹ e cũng dắt đi đủ thứ chỗ uống thuốc cũng không đở. Giờ nó đang bôi kem diệt khuẩn thì thấy có đỡ nổi với lại đỡ ngứa hơn được xíu chứ cũng k chữa khỏi hẳn được đâu.

  18. Nhung Babi says: Trả lời

    Làm gì thì làm tuyệt đối không được làm vỡ các mụn nước đó nha bạn ơi, nếu bị vỡ ra thì không nên bôi gì lên cả nếu không sẽ bị bội nhiễm đó. Còn nếu chưa vỡ thì bạn bôi thử yoosun rau má thử, hồi trước da mặt mình nổi mẩn ngứa mình cũng hay xài loại này thấy okiela đó.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn