Da tay bị bong tróc và ngứa: Cách chữa và phòng ngừa tái phát

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược

7 Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

Á sừng là căn bệnh về da liễu, tổn thương do bệnh lý gây ra tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các biểu hiện của á sừng khiến người bệnh đau rát, khó chịu, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và chức năng thẩm mỹ. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, người bệnh thường ưu tiên các loại thuốc bôi đặc trị á sừng trong quá trình điều trị.

9 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến
Để kiểm soát các triệu chứng của á sừng, người bệnh thường ưu tiên các loại thuốc bôi đặc trị trong quá trình điều trị

11 loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

Trên thị trường hiện nay đa dạng các loại thuốc bôi chữa trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Mỗi loại thuốc sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng, căn cứ vào mức độ tổn thương da và đối tượng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là 11 loại thuốc bôi đặc trị bệnh á sừng tốt nhất được dùng phổ biến

1. Thuốc bôi Diprosalic trị á sừng

Thuốc bôi Diprosalic có thành phần chính là Acid salicylic, Betamethasone dipropionate.

Công dụng:

  • Thuốc giúp tăng kích thích tế bào sừng bong tróc nhanh, đồng thời cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra.
  • Thuốc bôi Diprosalic còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị, bạn lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên khu vực da bị tổn thương, lưu ý chỉ bôi một lớp mỏng, tránh thoa thuốc lên những vùng da bị lở loét, mỗi tuần không dùng quá 60 gam thuốc bôi.
  • Mỗi ngày bôi thuốc 2 lần Diprosalic giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị á sừng Diprosalic:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc bôi Diprosalic. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Chống chỉ định với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, người bị mụn trứng cá, viêm da ở quanh vùng miệng.
Thuốc bôi Diprosalic trị á sừng
Thuốc giúp tăng kích thích tế bào sừng bong tróc nhanh, đồng thời cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra
  • Trong thời gian sử dụng Diprosalic điều trị bệnh á sừng có thể gây ra một số tác dụng phụ như da bị khô, kích ứng da, thay đổi sắc tố da, bỏng da,…Do đó, người bệnh tránh lạm dụng thuốc điều trị, tuân chỉ hướng dẫn liều dùng theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc bôi Diprosalic trị bệnh á sừng có giá bán tham khảo tại các nhà thuốc khoảng 70.000 đồng/ tuýp 15gr.

2. Acid Salicylic 5%

Acid Salicylic 5% thuộc nhóm hoạt chất tiêu sừng, thuốc sẽ hoạt động theo cơ chế cấp ẩm cho da, từ đó làm giảm các triệu chứng bong tróc, đau rát do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, các thành phần trong thuốc còn có khả năng chống viêm nhiễm, kháng nấm và sát trùng hiệu quả.

Công dụng:

  • Thuốc bôi trị á sừng Acid Salicylic 5% giúp làm mềm da, loại bỏ các lớp sừng dễ dàng, từ đó đẩy lùi triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.
  • Acid Salicylic 5% còn cải thiện tình trạng tăng sừng ở gan bàn chân, gan bàn tay.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng:

  • Acid Salicylic 5% được bào chế dưới nhiều dạng như dung dịch, thuốc bôi, miếng dán,…Đây còn là thành phần có trong dầu gội đầu, xà phòng, kem sữa,…Đối với các trường hợp sử dụng thuốc bôi Acid Salicylic 5% có thể tham khảo cách dùng như sau:
  • Sau khi vệ sinh sạch khu vực da bị tổn thương và tay thì lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi một lớp mỏng.
  • Mỗi ngày bôi thuốc Acid Salicylic 5% 1 lần trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Acid Salicylic 5%
Acid Salicylic 5% thuộc nhóm hoạt chất tiêu sừng, thuốc sẽ hoạt động theo cơ chế cấp ẩm cho da, từ đó làm giảm các triệu chứng bong tróc, đau rát do bệnh lý gây ra

Khuyến cáo khi sử dụng:

  • Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh lý nếu bị dị ứng với Acid Salicylic hoặc các thành phần khác có trong thuốc.
  • Các đối tượng bị tiểu đường, máu lưu thông kém, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn liều dùng và cách dùng phù hợp.
  • Với người bệnh lớn tuổi cần thận trọng hơn trong khi dùng thuốc bôi Acid Salicylic 5%. Bởi cơ thể lúc này có xu hướng bị lão hóa, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, do đó khu vực da bị tổn thương sẽ lâu phục hồi hơn so với những người trẻ tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Trong thời gian sử dụng thuốc bôi Acid Salicylic 5% điều trị bệnh á sừng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như da phát ban, ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc,…
  • Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người bệnh mà có thể phát sinh các triệu chứng khác nhau. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Giá bán tham khảo:

  • Thuốc bôi điều trị bệnh á sừng Acid Salicylic 5% có giá bán tham khảo khoảng  15.000 đồng/ 1 tuýp 15gam.

3. Thuốc bôi Calcipotriol-B

Thuốc điều trị bệnh á sừng tại chỗ Calcipotriol-B có thành phần chính Betamethasone 0.05% và Calcipotriol 0.005%.

Công dụng:

  • Thuốc bôi Calcipotriol-B có tác dụng trong hoạt động ức chế sự tăng sinh của các tế bào da, thúc đẩy quá trình hồi phục khu vực da bị tổn thương nhanh chóng.
  • Bên cạnh có, thuốc bôi còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng:

  • Theo thông tin từ nhà sản xuất, người bị á sừng sử dụng thuốc Calcipotriol-B từ 1 – 2 lần/ ngày. Chỉ dùng thuốc bôi sau khi đã vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương và tay, nhằm tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mỗi tuần không dùng quá 100gam
Thuốc bôi Calcipotriol-B
Thuốc bôi Calcipotriol-B có tác dụng trong hoạt động ức chế sự tăng sinh của các tế bào da, thúc đẩy quá trình hồi phục khu vực da bị tổn thương nhanh chóng

Lưu ý:

  • Các đối tượng bị nhiễm khuẩn, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể, tránh tự ý sử dụng thuốc.
  • Không dùng thuốc Calcipotriol-B bôi lên miệng, mắt, mũi, mặt hoặc trong âm đạo 
  • Trong thời gian sử dụng Calcipotriol-B điều trị bệnh á sừng có thể phát sinh một số tác dụng phụ thường gặp như sưng mặt, phát ban, buồn nôn, khó thở, đau nhức cơ, đau bụng, mất nước, đi tiểu thường xuyên,…Khi nhận thấy các biểu hiện này, bạn cần ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Giá bán tham khảo: 

  • Thuốc cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng Calcipotriol-B có giá bán tham khảo tại các nhà thuốc khoảng 100.000 đồng – 200.000 đồng/ tuýp 20 gam.

4. Thuốc bôi Elidel ức chế miễn dịch

Thuốc bôi Elidel có thành phần chính là pimecrolimus 10 gam và một số tá dược khác như cetyl alcohol, benzyl alcohol, oleyl alcohol, anhydrous citric acid, sodium cetostearyl sulfate, propylene glycol, sodium hydroxide, purified water, stearyl alcohol, medium chain triglycerides.

Tác dụng thuốc bôi Elidel:

  • Sau khi được bôi lên vùng da bị á sừng, các hoạt chất trong Elidel sẽ hoạt động theo cơ chế làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng, đồng thời điều hoạt động miễn dịch hiệu quả.
  • Cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc đau rát nhanh chóng.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng:

Chỉ nên sử dụng thuốc bôi chữa á sừng Elidel theo thông tin từ nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên môn, giúp đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Tránh sử dụng thuốc tại những khu vực da như:

  • Mắt, miệng hoặc bên trong mũi
  • Các vùng da bị nhiễm virus như thủy đậu hoặc các giộp môi
  • Đối với các trường hợp da có hiện tượng bị nhiễm trùng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng thuốc.
  • Không bôi thuốc lên vùng ngực với trường hợp đang cho con bú
  • Tránh bôi thuốc vào khu vực vừa tiêm vắc – xin, bạn có thể chờ đến khi vùng da bị đỏ, sưng biến mất rồi sử dụng thuốc bôi.

Để cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng, người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Thuốc bôi Elidel ức chế miễn dịch
Sau khi được bôi lên vùng da bị á sừng, các hoạt chất trong Elidel sẽ hoạt động theo cơ chế làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng, đồng thời điều hoạt động miễn dịch hiệu quả
  • Bôi thuốc đều đặn mỗi ngày 2 lần, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh tay với xà phòng sát khuẩn và dùng khăn sạch lau khô
  • Vệ sinh sạch vùng da bị á sừng
  • Lấy một lượng thuốc bôi vừa đủ bôi một lớp mỏng, che phủ vùng da bị tổn thương
  • Lưu ý chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh sử dụng băng che phủ
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ 2 tuổi, liệu trình sử dụng thuốc Elidel không quá 3 tuần
  • Với trẻ lớn hơn và người trưởng thành thường có liệu trình kéo dài trên 6 tuần
  • Tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn

Lưu ý:

Thuốc bôi Elidel điều trị á sừng không chỉ định với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc và người sử dụng quang trị liệu điều trị da. Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ chuyên môn về tình trạng bệnh sử. Cụ thể như:

  • Đối tượng từng điều trị ung thư da hoặc các vấn đề về da có dấu hiệu tiến triển thành ung thư.
  • Nhiễm trùng da
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Hội chứng Netherton
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, ung thư, tiểu đường, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai gần
  • Phụ nữ đang cho con bú

Tác dụng phụ:

Trong thời gian sử dụng thuốc bôi Elidel có thể phát sinh một số tác dụng phụ như:

  • Da bị ngứa hoặc đỏ nhạt
  • Có hiện tượng nóng rát tại vùng da sử dụng thuốc có thể kéo dài trong vài giờ hoặc nghiêm trọng hơn sẽ hơn 1 tuần.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp phải một số tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng hơn như:

  • Đau đầu
  • Xuất hiện các biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho
  • Da bị nhiễm trùng herpes như lở loét, thủy đậu
  • Nhiễm trùng mũi họng
  • Thay đổi sắc tố da
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Mọc mụn cóc trên da

Đặc biệt, sau khi sử dụng thuốc bôi Elidel nếu khởi phát các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, khó thở, sưng phù mặt, cổ họng. Lúc này bạn cần ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

5. Thuốc bôi Gentrisone

Gentrisone – thuốc bôi điều trị các triệu chứng bệnh á sừng được bào chế từ các thành phần chính như Clotrimazole, Gentamicin và Betamethason.

Thuốc bôi Gentrisone
Thuốc bôi Gentrisone có tác dụng làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, cấp ẩm cho da

Tác dụng:

  • Thuốc bôi Gentrisone có tác dụng làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, cấp ẩm cho da.
  • Các thành phần trong thuốc còn giúp chống viêm hiệu quả.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Làm sạch khu vực da cần điều trị rồi dùng khăn sạch lau khô. Lấy một lượng kem vừa đủ bôi một lớp mỏng bao phủ vùng da cần điều trị, miết thuốc đến khi thấm vào da hoàn toàn.
  • Lưu ý không dùng băng che kín da sau khi bôi thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vì hành động này có thể làm tăng lượng hấp thụ vào da, có thể phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Liều dùng tham khảo:

  • Sử dụng thuốc bôi Gentrisone mỗi ngày 2 lần, sáng và tối
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa giúp điều chỉnh lượng thuốc phù hợp với từng khu vực da cần điều trị.
  • Tránh tự ý tăng giảm liều dùng, số lần sử dụng thuốc. Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất nhằm tránh phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý:

  • Một số tác dụng phụ có thể phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc bôi Gentrisone như dị ứng toàn thân, sắc tố hồng cầu bị giảm, viêm da bội nhiễm, tiết dịch ở khu vực da bôi thuốc.
  • Các trường hợp trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú và người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

6. Kem Dermovate Cream 

Kem hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng Dermovate Cream 15gr có xuất xứ từ Thái Lan với thành phần chính là Clobetasol propionate.

Công dụng:

  • Các thành phần có trong kem Dermovate Cream giúp giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ, chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Kem Dermovate Cream 15gr khi được bôi lên da sẽ hoạt động giúp làm giảm các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng:

Liều dùng:

  • Đối với các trường hợp dùng kem bôi theo liệu trình ngắn ngày có thể được chỉ định sử dụng thuốc 4 lần/ ngày.
  • Thời gian điều trị không quá 2 tuần, lưu ý cần kiên trì sử dụng kem bôi liên tục
  • Tổng liều sử dụng Dermovate Cream không quá 50 gam/ tuần
Kem Dermovate Cream
Kem hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng Dermovate Cream 15gr có xuất xứ từ Thái Lan với thành phần chính là Clobetasol propionate

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương và dùng khăn sạch lau khô
  • Lấy một lượng kem bôi vừa đủ thoa lên bề mặt da, tránh bôi lớp quá dày
  • Tránh để kem bôi dính vào mắt

Lưu ý:

  • Kem bôi Dermovate Cream 15gam chống chỉ định với các trường hợp da bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Các đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người bị dị ứng với các thành phần trong Dermovate Cream cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

7. Kem thảo dược Explaq

Kem thảo dược Explaq có chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên tăng cường bảo vệ làn da trước các tác nhân gây bệnh cũng như tăng khả năng miễn dịch. Explaq thường được chỉ định trong các trường hợp các triệu chứng bệnh á sừng có mức độ nặng.

Tác dụng:

  • Kem thảo dược Explaq làm mềm da, thúc đẩy tái tạo da giúp da mịn hơn.
  • Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng chống viêm, giảm đau rát, đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Mỗi ngày bôi Kem thảo dược Explaq từ 2 – 3 lần đều đặn giúp mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Trước khi bôi kem cần vệ sinh sạch vùng da cần điều trị với nước ấm 
Kem thảo dược Explaq
Kem thảo dược Explaq có chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên tăng cường bảo vệ làn da trước các tác nhân gây bệnh cũng như tăng khả năng miễn dịch
  • Chỉ lấy một lượng kem vừa đủ bôi lớp mỏng bao phủ lên vùng da bị tổn thương, trường hợp thoa lớp dày có thể làm kem không thấm đều vào da.
  • Tác dụng của sản phẩm còn tùy vào mức độ bệnh lý và cơ địa của từng người
  • Thông thường, công dụng của kem thảo dược Explaq sẽ phát huy sau 3 – 6 tháng sử dụng. Do đó, nếu sau 6 tháng không đáp ứng điều trị, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Lưu ý:

  • Kem thảo dược Explaq có tác dụng, hiệu quả nhanh, do đó người bệnh cần thận trọng trong thời sử dụng sản phẩm.
  • Kem thảo dược Explaq có thể gây ra một số tác dụng phụ như da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ,…

8. Kem Keratinamin 

Kem Keratinamin được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản và thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Sản phẩm chứa thành phần chính là axit glycyrrhetinic và một số hoạt chất có lợi cho da như cetanol, rượu steryl, polysorbate 60, parafin lỏng,…

Công dụng:

  • Kem Keratinamin của Nhật có tác dụng hỗ trợ điều trị tổn thương da do á sừng gây ra, cải thiện chứng đau rát, nứt nẻ, thúc đẩy tái tạo các mô da mới.
  • Axit glycyrrhetinic có trong Keratinamin còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp da sáng hơn.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Mỗi ngày nên sử dụng kem Keratinamin 2 lần vào buổi sáng và tối. Lưu ý chỉ nên thoa một lớp mỏng, tránh thoa lớp quá dày vì có thể khiến da khó hấp thụ hơn.
  • Trường hợp người bệnh dùng sai liều, quá liều hoặc quên liều dùng thì có thể bỏ qua liều dùng đó và chờ lần thoa tiếp theo.
  • Tùy vào mức độ bệnh lý da cơ địa mỗi người mà liều dùng có thể thay đổi. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Kem Keratinamin
Kem Keratinamin được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản và thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng

Lưu ý:

  • Thông báo với bác sĩ chuyên môn nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác hoặc thực phẩm chức năng.
  • Thuốc chống chỉ định với người bị mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của kem, trẻ em dưới 15 tuổi (trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ).
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, có vết thương hở cần thận trọng khi sử dụng Keratinamin.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc có thể phát sinh một số các tác dụng phụ như da bị châm chích. Nổi mẩn ngứa, phát ban, da bị bong tróc nóng rát.

9. Kem thảo dược Hope’s Relief

Kem Hope’s Relief được sản xuất tại Úc với các thảo dược tự nhiên như rau má, lô hội, mật ong Manuka, cúc Calendula. Đây cũng là một trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài ra được đánh giá cao bởi độ lành tính, hạn chế kích ứng da cũng như các tác dụng không mong muốn.

Công dụng:

  • Kem thảo dược Hope’s Relief có tác dụng cấp ẩm, làm dịu vùng da bị tổn thương do á sừng gây ra, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da.
  • Hope’s Relief còn cải thiện tình trạng đau rát, bong tróc da.

Cách dùng và liều dùng:

  • Vệ sinh vùng da điều trị với nước ấm và sử dụng khăn sạch lau khô
  • Bôi kem từ 3 – 4 lần/ ngày, lưu ý bôi một lớp mỏng và miết đều đến khi thấm sâu trong da.

Lưu ý:

  • Sản phẩm chỉ sử dụng bôi ngoài da, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Người bệnh có thể kết hợp với gel dưỡng ẩm để tăng hiệu quả chữa trị.
Kem thảo dược Hope’s Relief
Kem Hope’s Relief được sản xuất tại Úc với các thảo dược tự nhiên như rau má, lô hội, mật ong Manuka, cúc Calendula

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi đặc trị á sừng

Bệnh á sừng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên các triệu chứng bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái lại nhiều lần. Không chỉ tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ của người bệnh.

Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh lý:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. Sử dụng thuốc bôi đúng liều lượng, tần suất. 
  • Bạn cần vệ sinh sạch vùng da cần điều trị và tay trước khi bôi thuốc, tránh vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Lúc bôi thuốc, chỉ nên bôi một lớp mỏng bao phủ vùng da bị tổn thương, tránh bôi lan rộng sang các vùng da lân cận có thể gây kích ứng.
  • Bạn có thể cấp ẩm cho da trước khi sử dụng thuốc bôi, điều này giúp da hấp thụ các thành phần trong thuốc tốt hơn.
  • Nhóm thuốc điều trị tại chỗ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Trong thời gian dùng thuốc bôi trị bệnh á sừng, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc thuốc không đáp ứng điều trị. Bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý và điều chỉnh thuốc phù hợp.
  • Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có thể làm giảm ngứa ngáy tạm thời nhưng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa,…có hại cho da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiêng cữ hợp lý. Trường hợp mắc bệnh á sừng cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như trái cây tươi, rau củ, mật ong, chanh, cá béo, ngũ cốc,…Đồng thời hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay, dưa muối chua, các chất kích thích (bia rượu, thuốc lá,…)
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi đặc trị á sừng
Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có thể làm giảm ngứa ngáy tạm thời nhưng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn
  • Bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít nước lọc giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát, bong tróc do á sừng gây ra.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Á sừng là bệnh lý mãn tính và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, các biện pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái lại lâu dài. Các loại thuốc bôi điều trị sẽ phát huy công dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, mức độ bệnh lý, khả năng đáp ứng,… Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Bình luận (35)

  1. Phương Anh Nguyễn says: Trả lời

    Nhiều loại vầy dùng cái nào ổn hở mọi người mình bị nặng lắm,nứt chân chảy máu

    1. Trương Huỳnh Ánh Mai says: Trả lời

      Thuốc bôi Diprosalic tớ thấy cái này ổn, giá cũng vừa tầm mà hiệu quả cũng tương đối tốt

    2. venus_nguyen_92 says: Trả lời

      Dùng da có còn bong tróc hay khô nữa không???

    3. Water says: Trả lời

      Mình dùng vài loại rồi, không chỉ thuốc này mà hầu như thuốc nào cũng vậy cứ bôi thì nó đỡ thôi, cái này mà không chăm chỉ bôi hằng ngày thường xuyên thì da nó còn kinh lắm, dừng cái là chân tay cứ nẻ toác ra, da thì khô, bong tróc vảy trắng tất nhiên là không hết được rồi, còn nghiêm trọng hơn này. Bạn muốn da không khô thì phải dùng thêm dưỡng ẩm vào nữa

    4. Hiền Anh HAHA says: Trả lời

      Nhưng hình như thuốc tây không có dùng được lâu phải không ? ai mà theo nó suất được, không bôi thì da dẻ khó chịu ngứa ngáy, còn bôi suất thấy bảo nhiều tác dụng phụ lắm ?

    5. Lương Thu Hương says: Trả lời

      Tớ cứ bôi thuốc tầm chục ngày, lâu thì nửa tháng sau đó lại đổi sang cách dân gian,ngâm mấy loại lá, ví dụ như lá lốt hay lá gì đó một thời gian, sau đó lại dùng tiếp như thế thì thấy đỡ hại hơn.

  2. T Trà My says: Trả lời

    Vậy bạn dùng mấy cách dân gian cho nhanh chứ cứ lúc dùng cái này lúc dùng cái kia vậy sao được, dù sao bôi thuốc cũng chẳng khỏi cái này do cơ địa mà ít người khỏi lắm tớ có mấy cách dân gian hay lắm đang áp dụng này có một list luôn mọi người đọc xem nhà mình có loại lá nào thì áp dụng cách đó làm lâu dài xem mà cũng đỡ hại https://vhea.org.vn/cach-chua-a-sung-tai-nha-15670.html

    1. Dương Nữ says: Trả lời

      Chia sẻ thật từ một người chữa bênhh á sừng nhiều năm, t bị á sừng ở cả chân, tay nên trước có áp dụng ngâm chân tay bằng lá lốt cũng tầm phải hơn ba tháng gì đó, nếu chỉ ngâm không thì tác dụng thật sự rất chậm, ngâm không có lại được bằng việc da tay bong tróc sần sùi,,…

    2. phanthaothuuz7 says: Trả lời

      Mọi người nghe thấy bài thuốc thanh bì dưỡng can thang chưa, thấy có mấy người bảo tôi thuốc này chữa khỏi được bênhh á sừng mà chả biết thật hư như nào??

    3. Nguyễn Trần Anh Thư says: Trả lời

      Tôi dùng thuốc đấy rồi, khỏi thì không dám nói nhưng quả thật tôi khá may mắn dùng xong hơn năm nay da dẻ bình thường không hề có chút dáu hiệu nào của bệnh cả

    4. Lynddi huang says: Trả lời

      Bạn dùng thuốc này trong bao lâu, mà thuốc này là thuốc đông y phải không bạn

    5. Nguyễn Trần Anh Thư says: Trả lời

      Chuẩn rồi bạn ơi, thuốc này là thuốc đông y, chính vì thế thành phần của nó hoàn toàn là các loại thảo dược thiên nhiên thôi đảm bảo dùng không có bất cứ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới cơ thể khi bôi thuốc, vì vậy nên tôi rất yên tâm dùng thuốc theo đúng lộ trình của bác sĩ , lúc đó tôi dùng thuốc này trong ba tháng bạn ạ. Biết đến thuốc cũng nhờ xem truyền hình, vtv2 họ giới thiệu bài thuốc chữa cho người bị các bênhh liên quan đến viêm da cơ địa, tôi mới tìm hiểu rất nhiều người khen dùng thuốc hiệu quả thế là đi khám mua thuốc về dùng. kết quả thì mọi người cũng biết rồi đó nói chung có thể nói thuốc này khá tốt, ai bị á sừng có thể cân nhắc dùng bài thuốc này.

    6. ann says: Trả lời

      có đun sắc gì không vậy ???

    7. Nguyễn Trần Anh Thư says: Trả lời

      Thuốc bên này thì họ có nhiều loại lắm, ai mà muốn uống thuốc sắc thì có thể mua thuốc về tự sắc, hoặc nhờ trung tâm họ sắc sẵn bằng máy đóng thành từng túi nhỏ thế cho tiện còn ai không thích uống thuốc sẵc, hay thường xuyên phải đi công tác thì dùng loại viên cao mềm. Tôi thì tôi đang dùng loại viên cao mềm vì tôi thấy nó tiện nhất, vừa dễ uống lại vừa gọn, có mang đi đâu cũng dễ dàng

    8. Thi Hight says: Trả lời

      Ở đâu bán thế bạn ơi, cho xin địa chỉ cái coi

    9. Nguyễn Trần Anh Thư says: Trả lời

      Bạn đến trung tâm thuốc dân tộc nhé, trước tôi mua ở đấy mà, trung tâm này có tận mấy cơ sở trên cả nước cơ mà tôi biết mỗi chỗ trước tôi đi khám có gì bạn tìm hiểu thêm nhé, ai ở hà nội thì qua địa chỉ này là mua được nhé: B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân Hà Nội.

  3. Long Lee says: Trả lời

    Mình có đọc trên bài viết thấy có một loại thuốc đông y khác là an bì thang, không biết an bì thang với thanh bì dưỡng can thang thì cái nào tốt hơn

  4. Ân Thị Thu Nguyệt says: Trả lời

    Tớ thấy chẳng cần dùng thuốc làm gì như tớ trước cũng bị á sừng ở tay này da bong tróc có nhiều vảy trắng tạo một lớp sừng lên trên bề mặt các ngón tay, rồi có những đường rãnh nhỏ chằng chịt trên da khi nào da khô thì nhìn thấy sẽ rõ nhất vì nó hằn một đường trắng xoá trên da, mà tớ có chữa gì nhiều đâu ngày nào cũng bôi cái gót sen hoàn toàn kiêng xà phòng hay hoá chất, nói chung là không đụng đến bất cứ cái gì thì nó đỡ đó.

    1. Coong coong says: Trả lời

      Nhưng mấy ai có thể tránh được mấy cái ý, nhất là con gái, giặt quần áo, rửa bát, gội đầu tắm rửa kiêng sao hết

    2. Baby blue says: Trả lời

      Bạn có thể sử dụng găng tay khi dùng mấy thứ đó, tất nhiên là khá bất tiện, chịu tầm một thời gian là khỏi, hoặc tìm mấy loại nào an toàn cho da chút giờ nhiều noi họ có bán dàu gọi đầu hay mỹ phảm… từ dược liệu mà, không có sử dụng nhiều hoá chất, nên khá an toàn cho da, bạn chịu khó tìm hiểu là thấy mà.

    3. Hoàng Diệu Diệu says: Trả lời

      Cũng chỉ tránh được thời gian thôi, đỡ được lâu lâu chút, như chị gái mình sinh em bé xong cái là da lại bị lại này, đấy là bả cũng giữ gìn lắm ấy

    4. Ha Kieu Anh says: Trả lời

      Kiêng khem được thì tốt, còn nếu đã là bệnh cứ phải đi chữa chứ dùng gót sen hay mấy kem dưỡng ẩm cũng chỉ mang tính tạm thời thôi chứ cũng không thể lâu dài được

  5. Phương Thảo says: Trả lời

    Bệnh á sừng liệu có càn cải thiện được bằng cách ăn uống, sinh hoạt được không mọi người?

    1. Sasahara Yashiro says: Trả lời

      Cải thiện thì hoàn toàn có thể đó, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là được, mình có một số típ này bạn thử ăn uống theo xem sao:
      * Nên tránh
      Các thực phẩm dễ gây dị ứng và kích ứng như: Hải sản, cua, tôm, trứng, đậu phộng, nhộng tằm, thịt bò…
      Các loại thịt đỏ bao gồm: Thịt ngựa, thịt dê, thịt chó thịt bò, thịt cừu, thịt trâu…
      Các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu…
      Các loại đồ ăn như đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ
      Đồ ngọt, đồ ăn nhiều muối
      Dưa cải muối chua
      Các chất kích thích, đồ uống có cồn, bia rượu, cà phê, thuốc lá…
      * Nên ăn
      Ăn nhiều loại cá béo như: Cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu
      Ăn nhiều ngũ cốc, một só loại như: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì nguyên chất, ngô, hạt kê…
      Một số loại rau quả tốt cho bệnh á sừng như: Bí đỏ, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, bắp cải, tía tô, rau ngót, hẹ, rau cải…,(tuy nhiên nên chế biến thành các món hấp, luộc, hạn chế chiên xào bạn nhé)
      Trái cây nên ăn một số loại như: Dâu tây, bưởi, cam, kiwi, anh đào, chanh…
      Các loại hạt như đậu xanh, mè đen, đậu hà lan, hạt hạnh nhân, hạt cải, óc chó, hạt lanh…cũng nên ăn nhiều
      Nên uống 2-2,5lit nước mỗi ngày đâu
      Sò và nghêu nên ăn nhiều bạn nhé.

    2. m.khlinh381 says: Trả lời

      Nhưng ăn uống cũng phải ăn uống cân đối đừng có ăn nhiều quá lại phản tác dụng mọi người nên cân bằng kẻo kiêng quá lại thiếu chất ảnh hưởng đến sức khỏe đây các bạn nhé.

    3. Thanh Huyền says: Trả lời

      Sinh hoạt nữa bạn ơi, cái bệnh này là không được cào hay gãi gì đâu, vì thế dễ bị nhiễm trùng lắm, mọi người nên lựa chọn trang phục thoáng mát, tránh để mồ hôi, bã nhờn tồn đọng lại trên da, bị á sừng ở chân mọi người hạn chế đi bộ, thay vào đó nên thường xuyên đeo tất, để duy trì độ ẩm, tránh da khô, bị nứt nẻ, dưỡng ẩm đều đặn cho da hằng ngày. Vậy thì bệnh mới có cải thiện được

  6. Má A Bi says: Trả lời

    Mình thì chỉ đến mua hanh khô, mua đông thì triệu chứng của bệnh á sừng sẽ tương đối nghiêm trọng, ngoài một số triệu chứng chân tay nứt nẻ ra, da nổi mụn nước khi khô bong tróc ra từng mảng lớn, khiên mình đi lại cực kỳ khó khăn, da thì bị co lại không thể co ngon chân hay ngón tay vào được, giờ mình muốn trị dứt điểm ai biết thuốc gì tốt không giới thiệu giùm mình cái

    1. Nguyễn Thị Thu Uyên says: Trả lời

      Thế thì bạn không thể tự ý mua thuốc vè dùng được đâu, phải di khám đã, đến da liễu mà khám bạn ạ để bác sĩ họ tư vấn cho, chứ tớ thấy tình trạng bạn khá nặng rồi đó, sợ mấy thuốc bên trên không giúp gì được cho bạn.

    2. vy.voi.01 says: Trả lời

      Bạn có thể đến Da liễu Trung Ương, hoặc khoa da liễu của bệnh viện Bạch Mai, đây là hai địa chỉ mình thấy nhiều người khám nhất ở Hà Nội.

    3. Nguyễn Thị Thanh Nhã says: Trả lời

      Thôi đi khám đi bạn, chứ nghe mỗi người một ý, người này bảo thuốc kia tót, thuốc kia được, biết đâu mà lần được bạn , khám cho yên tâm, bác sĩ họ có chuyên môn họ mới biết lên cần dùng thuốc gì để điều trị tốt cho bệnh tình của mình, chứ bạn cứ tự chữa thì bao giờ mới khỏi được.

  7. Phạm Thị Linh Chi says: Trả lời

    Mẹ nào biết có thuốc nào dùng tốt cho trẻ tầm 10 tuổi không, con em bị hơn năm nay rồi, trước có đi viện da liệu một vài lần lần uống thuốc không có đỡ được chút nào hết đấy, dùng được thời gian mà thấy da tay da chân mỏng đi giống như da bị bào mòn đi vậy đó, nên em sợ không cho dùng tiếp

    1. Nguyễn Thu Hoài says: Trả lời

      Mẹ nó có dùng thuốc đông y thì còn may ra là an toàn cho trẻ ít tác dụng phụ chứ còn thuốc tây, thuốc nào chẳng giống nhau, khác gì đâu mà.

    2. Minh_chau2807 says: Trả lời

      mình biết một địa chỉ chữa bệnh á sừng bằng thuốc đông y vô cùng uy tín, là ở trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chữa rất là tốt, họ có bài thuốc thanh bì dưỡng can thang bé con nhà mình đang dùng và giờ đang uống tháng thứ hai rồi, da mềm mịn hẳn, trước da bong thành từng mảng cơ mà giờ dỡ hẳn mọi người ạ thuốc vừa uống, vừa bôi, vừa ngâm rửa nên thấy hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các loại thuốc khác, mà dùng lại an toàn, vì thành phần của nó hoàn toàn 100% là tự nhiên không có hóa chất đâu.

    3. Huong lyy says: Trả lời

      Mẹ nào có con bị bệnh này mới biết khổ sở thế nào, con nhỏ, cứ mỗi lần da tay bong tróc nứt nẻ là ngứa ngáy, người lớn như chúng ta khó chịu còn cố chịu không gãi, chứ còn trẻ nó có biết gì đâu, thấy khó chịu là nó gãi thôi, thấy mấy cái vảy trắng bong ra là cứ ngồi bóc ra, nhiều khi tay chân toàn xước, chảy máu, nhìn thấy tội cực kỳ, may mà có bài thuốc của trung tâm thuốc dân tộc mà con mình mới khỏi được cái bệnh này. Lúc đầu mới dùng em thấy tác dụng chậm lắm, hai tuần mà chắng thấy thay đổi gì, cũng gọi điện hỏi bác sĩ được bác sĩ động viên em lại cho con uống tiếp. Tầm tháng sau đó là tháy da dẻ thay đổi, mấy vết thương hở nó lành lại, da không còn bong tróc ra nữa, Sợ chưa khỏi hẳn, em có cho con uống thêm 1 tháng tổng cộng là hai tháng rưỡi uống thuốc bên này, nói chung giờ cũng ổn ổn rồi, khá lâu rồi bệnh không có tái phát, thuốc đông y thì nổi tiếng là lành tính rồi, nên không có chuyển là da bị mòm, hay gì đâu, các mẹ dùng cứ yên tâ, ai còn chưa biết đến bài thuốc này thì đọc thêm ở đây nè: https://thuocdantoc.vn/benh/thanh-bi-duong-can-thang-chua-a-sung

    4. Tấm Xù-Xù says: Trả lời

      Thuốc này giá bao nhiêu đấy bạn ơi, cho mình xin giá với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

6 Cách chữa á sừng bằng lá lốt hay nhất giúp cải thiện bệnh

Sử dụng lá lốt để điều trị bệnh á sừng giúp giảm nhanh các triệu chứng khô cứng, ngứa ngáy, nức nẻ, chảy máu trên da. Tuy nhiên, mẹo này...

Bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm

Bệnh á sừng sau sinh là một bệnh lý phổ biến với các triệu chứng đặc trưng là bong tróc, khô ráp, nức nẻ, ngứa ngáy,.. khiến cho mẹ bỉm...

Cách chữa bệnh á sừng ở chân đơn giản tại nhà với thảo dược

Chữa bệnh á sừng ở chân bằng thảo dược thường được dân gian áp dụng khi bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nặng sang viêm loét,...

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Á sừng là một bệnh da liễu có các triệu chứng thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Hiện nay, y học vấn chưa...

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh á sừng da đầu tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho không ít người. Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng...

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay hiệu quả

Bệnh á sừng ở tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống, do đó nhiều người đang tìm kiếm cách chữa trị căn...

Ẩn