Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và lưu ý khi dùng

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn và aicd quá mức khiến các vết loét thêm trầm trọng. Tuy nhiên những loại thuốc này cũng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần thực sự cẩn trong khi dùng, không được lạm dụng quá mức.

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày thường liên quan đến sự tấn công của vi khuẩn HP, chế đô ăn uống sinh hoạt kém khoa học khiến các acid dịch vị được tiết ra quá mức hay cũng có thể ảnh hưởng từ một số bệnh lý liên quan. Bệnh khiến người bệnh thường xuyên gặp những cơn đau nhức khó chịu ở thượng vị, ăn uống không ngon, cơ thể mệt mỏi suy nhược cùng rất nhiều ảnh hưởng khác về cả tinh thần và sức khỏe.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc và hạn chế sự tấn công từ các tác nhân khác

Để cải thiện tình trạng này bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nhằm hạn chế sự tấn công của các tác nhân trên đồng thời kích thích phục hồi nhanh những tổn thương. Theo đó dưới đây một số loại thuốc phổ biến thường được dùng.

Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng Misoprostol

Misoprostol là thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến được chỉ định trong rất nhiều trường hợp. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam với tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa mau khôi phục, đồng thời cũng dùng trong một số trường hợp phòng ngừa bệnh tái phát.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Misoprostol giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời phòng ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại

Thành phần chính

  • Misoprostol 200mg
  • Các tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Hỗ trợ điều trị & ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng do dùng các loại thuốc chống viêm NSAID quá mức
  • Kiểm soát tự tiết acid dịch vị ở dạ dày
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương do vi khuẩn hay acid
  • Phòng tránh nguy cơ tái phát sau điều trị

Liều dùng

  • Ðiều trị viêm loét dạ dày tá tràng: sử dụng 200 mcrg x 4 lần/ngày trong 4 – 8 tuần liên tiếp
  • Ngăn ngừa và phòng bệnh tái phát: Dùng 400 mcrg – 800 mcrg/ ngày, chia làm nhiều lần.
  • Dùng trong hoặc sau bữa ăn
  • Để giảm nguy cơ tiêu chảy có thể chia nhỏ liều dùng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ

Thận trọng

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Misoprostol, Prostaglandin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
  • Người đang dự định có thai

Tác dụng phụ

  • Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Rong kinh và chảy máu giữa kỳ kinh
  • Phát ban da
  • Đau đầu, chóng mặt

Dung dịch uống Sucrate gel

Với dạng gel dễ uống, Sucrate cũng là loại thuốc được chỉ định nhiều nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hạn chế nguy cơ biến chứng. Thành phần sucralfate gel có khả năng bám dính chắc chắn vào niêm mạc, đồng thời bao phủ vết loét nhờ một phức hợp với protein. Nhờ đó sử dụng loại thuốc này giúp bảo vệ tối đa niêm mạc dạ dày đang có các vết loét nguy hiểm.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Dung dịch uống Sucrate với dạng gel giúp tạo ra lớp màng bám trên niêm mạc dạ dày để chống lại những tác nhân tấn công

Thành phần

  •  Sucralfat
  • Các tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Bao bọc vết loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng
  • Ức chế hoạt tính pepsin đồng thời tăng khả năng tiết các dịch nhầy và prostaglandin E2 để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Kích thích quá trình hồi phục các tổn thương trên niêm mạc nhanh chóng
  • Hỗ trợ điều và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng do stress
  • Dùng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

Liều dùng

  • Liều điều trị: Dùng 1 gói/lần, 2 lần/ngày khi bụng đói. Dùng trong  4 đến 8 tuần để thấy kết quả tốt nhất
  • Liều duy trì: uống 1 gói/ngày vào buổi tối hoặc trước bữa sáng 1h, không dùng kéo dài quá 6 tháng
  • Dùng cho bệnh nhân trào ngược: dùng 1 gói/ lần, 4 lần/ ngày trước 3 bữa ăn 1h hoặc trước khi đi ngủ.

Thận trọng

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
  • Người đang dùng thuốc có thành phần Tetrecyclin
  • Bệnh nhân suy thận cần cần trọng khi sử dụng

Tác dụng phụ

  • Khô miệng
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón khó tiêu
  • Đau đầu
  • Mỏi lưng
  • Nổi mày đay

Thuốc Mucosta Rebamipide điều trị viêm loét dạ dày

Thuốc Mucosta có chứa thành phần chính quan trọng là Rebamipide, đây là một chất nhầy có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày cực kỳ hiệu quả. Hoạt chất này có thể làm tăng khả năng sản sinh các Prostaglandin giúp giảm tiết axit dạ dày đồng thời bảo vệ thành dạ dày khỏi những tác động bên ngoài.  Bởi vậy mà bác sĩ thường chỉ định loại thuốc này trong phòng ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày tái phát.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc Mucosta bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế quá trình tiết acid dịch vị quá mức

Thành phần

  • Rebamipide
  • Các tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Bảo vệ dạ dày bị viêm loét khỏi những tác động để kích thích quá trình phục hồi nhanh chóng hơn
  • Phòng tránh nguy cơ viêm loét dạ day tái phát trở lại
  • Hỗ trợ đau dạ dày giai đoạn cấp và mãn tính
  • Điều trị các tổn thương trên niêm mạc dạ dày như chảy máu, ăn mòn hay phù nề

Liều dùng

  • Liều điều trị: 100mg/ lần x 3 lần/ ngày
  • Uống vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ

Thận trọng

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
  • Người mắc các bệnh lý về gan nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng
  • Trẻ em và người cao tuổi cần trao đổi thêm với bác sĩ

Tác dụng phụ

  • Giảm sự tỉnh táo
  • Ngứa và phát ban da
  • Khô miệng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chóng mặt, nhìn mờ
  • Ăn không ngon ngon
  • Nhìn mờ
  • Bệnh tiêu chảy hay táo bón

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfat

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfat có dạng bột dùng để pha với nước hoặc uống trực tiếp. Thuốc có thành phần chính là Sucralfate tạo phức hợp với fribinogen và albumin có thể nhanh chóng làm lành những tổn thương trên niêm mạc, phòng tránh nguy cơ để lại sẹo. Đồng thời Sucralfate cũng giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày và ngăn cản tác dụng của pensin, acit và muối mật nhờ đó hạn chế tối đa sự tấn công từ bên ngoài với hệ tiêu hóa đang bị yếu.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfat giúp hạn chế nguy cơ để loại sẹo trên những vết loét ở niêm mạc

Thành phần

  • Sucralfate
  • Tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Làm lành nhanh những tổn thương trên niêm mạc dạ dày
  • Bảo vệ niêm mạc đang bị tổn thương để phòng tránh nguy cơ tái phát
  • Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Liều dùng

  • Liều điều trị: Uống 2g/lần x 2 lần/ngày. Dùng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Liều duy trì: Uống 1g/lần x 4 lần/ ngày. Chỉ dùng trong 6-8 tuần.

Thận trọng

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị suy thận hay tiểu đường

Tác dụng phụ

  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Nổi mẩn ngứa
  • Đau lưng.

Thuốc dạ dày Gastropulgite dạng bột

Thuốc dạ dày Gastropulgite thuộc nhóm thuốc tiêu hóa có tác dụng kháng axit và chống loét. Thuốc thường được dùng cho bệnh tiêu chảy nhưng có chứa một số thành phần đặc biệt nên có thể dùng cả trong bảo vệ niêm mạc dạ dày. Theo đó thành phần Attapulgite hay nhôm hydrat, magie silicat có trong thuốc có khả năng hấp phụ độc tố và tạo ra lớp màng bao phủ mạnh trên niêm mạc dạ dày, nhờ đó ức chế được một số tác nhân tấn công tại đây.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc dạ dày Gastropulgite hỗ trợ dạ dày hoạt động ổn định hơn, ngăn chặn nguy cơ các vết loét lan rộng

Thành phần

  • Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa
  • Gel Aluminium hydroxide và magnesium carbonate được sấy khô
  • Các tá dược khác vừa đủ

Tác dụng

  • Giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu
  • Kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy cấp
  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
  • Cải thiện các cơn đau thượng vị
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa ổn định trong trường hợp đã phẫu thuật cắt dạ dày

Liều dùng

  • Người lớn: Dùng từ 2 đến 4 gói/ngày, pha với nửa cốc nước sôi để nguội
  • Trẻ em: Dùng uống 3 lần/ngày; mỗi lần uống từ ⅓ gói đến 1 gói hoặc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không dùng thuốc cùng với sữa, các loại nước trái cây hay bất cứ loại nước nào khác

Thận trọng

  • Người có dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú
  • Bệnh nhân bị suy thận
  • Những người đang bị mất nước
  • Người có dấu hiệu táo bón
  • Bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật

Tác dụng phụ

  • Giảm phốt-pho và tăng aluminium trong máu;
  • Táo bón
  • Gây ra chứng đãng trí
  • Mất nước
  • Trĩ

Thuốc Smecta  bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thực tế thuốc Smecta đều được biết đến với tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính nhưng thực tế nó còn được ứng dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân là do hoạt chất Dioctahedral smectite có trong thuốc là chất có độ nhầy cao và có cấu trúc từng lớp. Hoạt chất này có khả năng tạo ra lớp màng bao phủ dạ dày, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Chất này cũng không được hấp thu trực tiếp vào cơ thể mà chỉ bám vào bề mặt niêm mạc và đào thải qua đường phân.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc Smecta  là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em

Thành phần

  • Dioctahedral smectite
  • Các tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định hơn
  • Điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính
  • Phù hợp dùng trên những người đang gặp các vấn đề về thực quản, dạ dày và đường ruột

Liều dùng

  • Người lớn: dùng 3- 6 gói/ ngày tùy tình trạng
  • Liều dùng cho trẻ nhỏ:
    • Trẻ dưới 1 tuổi: Dùng 1 gói/ ngày
    • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Dùng 1 – 2 gói/ ngày
    • Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 2 – 3 gói/ ngày
  • Hòa tan thuốc với 50ml nước sôi để nguội hay hòa với một số thức ăn có dạng sệt như cháo hay súp

Thận trọng

  • Không dùng cho người dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú
  • Người lớn tuổi

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn,
  • Đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi
  • Khô miệng.
  • Hoa mắt, chóng mặt,
  • Mất ngủ hoặc buồn ngủ

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Trymo

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Trymo dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt với các trường hợp có liên quan đến vi khuẩn HP. Hoạt chất Bismuth subcitrat có trong thuốc có tác dụng kết tủa thành vi tinh thể bismuth oxychloride trong khi thành phần bismuth citrate giúp tạo kết nối bền vững để tạo ra lớp màng bảo vệ trên những vị trí niêm mạc bị tổn thương.

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc Trymo vừa giúp bảo vệ niêm mạc vừa ức chế được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn HP hiệu quả

Thành phần

  • Colloidal bismuth subcitrate.
  • Các tá dược vừa đủ

Tác dụng

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi những tổn thương trầm trọng hơn
  • Ức chế sự tấn công của các vi khuẩn HP
  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng cùng một số bệnh lý ở đường tiêu hóa

Liều dùng

  • Dùng 2 viên lần x  2 lần/ ngày
  • Dùng trước bữa ăn 30 phút
  • Không sử dụng thuốc quá 8 tuần liên tiếp

Thận trọng

  • Không dùng cho người dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh thận

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn.
  • Ói mửa.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Lưỡi đen.
  • Làm phân đen do bài tiết  bismuth sulfite.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương trầm trọng hơn đồng thời giúp bệnh mau chóng khỏi nhất nhưng không phải cứ dùng là tốt. Những loại thuốc này đa phần đều đi kèm nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vì vậy cần hết sức chú ý.

Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả các đơn thuốc cũ của bản thân nếu chưa được bác sĩ chỉ định
  • Không tự ý tăng/ giảm liều thuốc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến việc điều trị khó khăn hơn
  • Không dừng thuốc sớm hơn toa thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm
  • Nếu đang điều trị bất cứ bệnh lý nào có dùng thuốc khác cần thông báo chi tiết cho bác sĩ
  • Nếu có ý định dùng thêm bất cứ loại thuốc nào cũng cần thông báo cho bác sĩ
  • Tuyệt đối không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vì một số thuốc có thể gây sảy thai
  • Không dùng thuốc cùng lúc với thuốc Đông y vì có thể gây tương tác giữa các chất
  • Uống nhiều nước khi đang dùng thuốc. Nước sẽ tăng tác dụng đào thải các độc tố dư thừa từ thuốc ra khỏi cơ thể
  • Dành thờ gian nghỉ ngơi hơn, tránh làm những công việc cần sự tập trung cao độ hay cần độ chính xác
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng phù hợp để bồi bổ sức khỏe

Trên đây là những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến có thể đem lại tác dụng cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng vì có thể gây tác dụng ngược lại cho chính bản thân.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột...

Đang bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? [Giải đáp]

Nhân sâm là một loại thảo dược quý đem đến công dụng vô cùng tuyệt vời trong bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não và hệ miễn dịch đồng...

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày đặc trưng bởi tình trạng vùng niêm mạc hang vị bị viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh lý có các triệu chứng nhận biết...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bên cạnh chức năng cung cấp các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng bảo vệ, hỗ trợ...

8+ Loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất được đánh giá cao

Thuốc kháng axit, ức chế bơm proton (PPI), kháng histamine H2, kháng sinh,... là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay. Các loại thuốc...

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc bờ cong nhỏ bị viêm, loét do tăng tiết axit dịch vị quá mức. Nguyên nhân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn