Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng và những biến chứng cực nguy hiểm

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, một bệnh lý dạ dày bị gây ra bởi sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công niêm mạc đường tiêu hóa. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng nằm trong nhóm bệnh thủng tạng rỗng, là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có tỷ lệ tỷ vong cao. Do đó người bệnh cần nắm được các triệu chứng của tình trạng này để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng chủ yếu xảy ra ở bờ cong nhỏ dạ dày, tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng cao hơn thủng dạ dày
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng chủ yếu xảy ra ở bờ cong nhỏ dạ dày, tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng cao hơn thủng dạ dày

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là gì?

Thủng tạng rỗng bao gồm vỡ tiểu tràng, vỡ đại tràng và thường gặp nhất là thủng dạ dày – tá tràng chiếm 90%. Bệnh lý này xếp thứ 2 – 4 trong các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa sau tắc ruột, viêm ruột thừa cấp, viêm tụy cấp. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như khối u, dị vật ăn phải, chấn thương bụng kín và thường gặp nhất là biến chứng của viêm ổ loét dạ dày – tá tràng.

Viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 26%, có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thường gặp nhất là những người ở lứa tuổi lao động từ 30 – 50 tuổi. Theo thống kê, tình trạng này thường gặp ở nam giới, chiếm tỷ lệ 90%. Thủng dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào trong ngày, tuy nhiên phổ biến nhất là sau khi ăn vài giờ, bệnh cần được sớm chẩn đoán và điều trị nếu không biến chứng này sẽ đe dọa đến tính mạng. Nếu không được sớm phẫu thuật thì tỷ lệ tử vong đến khoảng 2,5 – 10%. 

Đặc điểm của thủng ổ loét dạ dày tá tràng khi giải phẫu bệnh là:

  • Thường là 1 lỗ thủng, hiếm khi có 2 hoặc nhiều lỗ thủng, lỗ thủng này hay xuất hiện trên ổ loét xơ chai, khối u dạ dày, ở ổ loét non
  • Chủ yếu thủng ở bờ cong nhỏ dạ dày, mặt trước hành tá tràng, ở mặt sau thường ít bị thủng hơn nhưng nếu thủng ở mặt sau thì thường được tụy và các tạng lân cận bít lại.
  • Thông thường, tỷ lệ thủng loét tá tràng thường cao hơn thủng dạ dày, tuy nhiên, do sự phát triển của y khoa nên hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được nâng cao, tỷ lệ thủng cũng có chiều hướng giảm
  • Lỗ thủng ở dạ dày thường lớn hơn lỗ thủng ở tá tràng, ở khối u lỗ thủng có kích thước lớn, đôi khi lên đến 3cm, bờ lỗ thủng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương, vị trí của ổ loét thủng. 
  • Lỗ thủng ở tá tràng do ổ loét bị bào mòn thường có hình tròn hoặc hình Oval, bờ nhẵn.
  • Khi bị thủng dạ dày tá tràng, tình trạng ổ bụng bẩn hay sạch phụ thuộc vào việc bệnh nhân thủng gần hay xa bữa ăn, bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào kích thước, tình trạng, vị trí lỗ thủng. 

Triệu chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Khi bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau đây:

Đau dữ dội, đột ngột ở vùng thượng vị, cảm giác như dao đâm, cứng ở vùng bụng là triệu chứng đặc trưng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Đau dữ dội, đột ngột ở vùng thượng vị, cảm giác như dao đâm, cứng ở vùng bụng là triệu chứng đặc trưng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau dữ dội, đột ngột vùng thượng vị như dao đâm do dịch dạ dày là dịch toan chảy ra từ ổ bụng
  • Bỏng phục mạc do dịch dạ dày gây, đôi khi kèm theo các triệu chứng như tụt huyết áp, nhịp thở nhanh nông, mặt tái nhợt, vã mồ hôi
  • Đau đến mức người bệnh không giám hít thở mạnh, không có lúc nào dễ chịu, phải gập người lại cho đỡ đau.
  • Cơn đau xuất hiện liên tục, kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm

Triệu chứng thực thể:

  • Thấy bụng co cứng, ban đầu thấy nổi các mũi cơ thẳng ơ vùng thượng vị, các cơ co cứng liên tục ngoài ý muốn, khi sờ nắn có cảm giác cứng như khi sờ vào gỗ
  • Có dấu hiệu cảm ứng với phúc mạc ở hố chậu, mất vùng đục trước gan do dạ dày thoát hơi chiếm chỗ. 

Triệu chứng toàn thân:

  • Khi thủng ổ loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân thường có triệu chứng của shock kéo dài từ ít phút đến 1 giờ
  • Khi dịch axit dạ dày tràn ra ổ bụng sẽ gây kích thích các nhánh thần kinh phế vị ở tận cùng trên diện rộng khiến mạch lúc đầu chậm, thân nhiệt giảm, sau vài giờ thì trở lại bình thường, thân nhiệt tăng. 

Dấu hiệu cận lâm sàng:

  • Chụp X-quang thấy dấu hiệu liềm hơi ở dưới cơ hoành, tỷ lệ thủng ổ loét dạ dày tá tràng có liềm hơi chiếm khoảng 65 – 80% các trường hợp
  • Thế nhưng cũng có 8 – 15% các trường hợp không có liềm hơi, được coi là thủng bít với cơn đau chủ yếu ở vùng thượng vị,  ít lan tỏa các vùng khác, rất khó chẩn đoán nếu không có tiền sử loét dạ dày tá tràng. 
  • Để tăng tỷ lệ liềm hơi có thể tiến hành bơm hơi sonde dạ dày, nếu X-quang không thấy thì phải dùng phương pháp nội soi ổ bụng để chẩn đoán.

Biến chứng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, loét dạ dày – tá tràng là biến chứng nguy hiểm của bệnh loét dạ dày – tá tràng, là bệnh lý phổ biến có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Nếu không được sớm thăm khám, xử trí và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra:

  • Viêm phúc mạc toàn thể: Đa số các trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng sẽ gây viêm phúc mạc toàn thể trong vòng 12 – 24 giờ, tiếp đó các dấu hiệu nhiễm trùng bắt đầu tăng dần khiến toàn thân suy sụp do rối loạn điện giải, nhiễm độc, ure huyết tăng, suy thận, người bệnh sẽ rơi vào hôn mê.
  • Viêm phúc mạc khu trú: Tình trạng này hiếm gặp ở bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày tá tràng nhưng vẫn xảy ra, thường xảy ra sau khi thủng 4 – 5 ngày, các dấu hiệu giảm dần khu trú vào một vùng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao dao động, chán ăn, khó chịu đặc biệt là khi hít thở mạnh, khám thấy đau vùng dưới hoành, ấn vào thấy đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng như nôn, nấc do kích thích cơ hoành, thần kinh hoành. Khi chụp X-quang thấy ổ bụng có mức nước – hơi, khi siêu âm thấy có hình ảnh của áp xe tồn dư. 

Phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể điều trị bảo tồn thế nhưng thủng ổ loét dạ dày tá tràng không có chỉ định điều trị bảo tồn, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp hút liên tục hay không. Phương pháp này thực hiện như sau đặt sonde mũi – dạ dày hút ngắt quãng liên tục song song với truyền dịch, kháng sinh, giảm đau, giảm tiết, chống sock với các trường hợp bệnh nhân quá yếu, ở vùng sâu vùng xa, không đủ điều kiện mổ.

Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất cho người bị thủng tạng rỗng
Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất cho người bị thủng tạng rỗng

Với bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày, được mổ càng sớm sẽ càng tốt, những bệnh nhân được mổ trước 12 giờ có tỷ lệ tử vong khoảng 0 – 0.5%, sau 12 giờ khoảng 15%, nếu sau 24 giờ cộng thêm già yếu thì tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Phẫu thuật được chỉ định để không cho dịch tiêu hóa chảy ra ổ bụng, có thể điều trị biến chứng, triệt căn. Các phương pháp phẫu thuật thường là:

  • Khâu lỗ thủng đơn thuần: Chỉ định cho bệnh nhân mới bị loét, không có tiền sử loét, có triệu chứng viêm phúc mạc, vào viện muộn. Tỷ lệ loét tái phát sau khâu khoảng 20 – 65% do ổ loét còn tồn tại. Hiện nay, để loại bỏ nhược điểm này, sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc đặc trị phù hợp.
  • Khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng qua nội soi ổ bụng: Được chỉ định cho bệnh nhân thủng dưới 24 giờ, không có bệnh lý nội khoa nặng, không có shock trước mổ.
  • Khâu lỗ thủng + nối vị tràng: Được chỉ định với trường hợp sau khi khâu bệnh nhân có nguy cơ hẹp môn vị hoặc trước khi thủng đã có hẹp môn vị. Đây là kỹ thuật đơn giản tuy nhiên tỷ lệ loét miệng nối cao, khu mổ lại phẫu thuật tích cắt đoạn dạ dày sẽ khó khăn hơn.
  • Khâu lỗ thủng kết hợp với tạo hình môn vị: Chỉ định khi lỗ thủng nằm trên ổ loét xơ hai, có nguy cơ gây hẹp môn vị. Tạo hình môn vị có khoảng 20 phương pháp nhưng phổ biến là phương pháp Jaboulay, Finney, Heinecke – Mikulicz
  • Khâu lỗ thủng kết hợp với cắt dây X: Được chỉ định khi người bệnh đến sớm, có chỉ định cắt dây X
  • Cắt đoạn dạ dày cấp cứu: Là phương pháp điều trị biến chứng dành cho bệnh nhân có nhiều tai biến trong mổ, được chỉ định khi bệnh nhân đến trước 8 giờ tính từ khi thủng, ổ bụng sạch.Dẫn lưu lỗ thủng: Phù hợp với bệnh nhân viêm phúc mạc nặng, đến viện muộn, ổ bụng bẩn, lỗ thủng lớn xơ chai.

Với một bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng thì cần được sớm chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa nên điều trị bắt buộc là phẫu thuật và không có điều trị bảo tồn.

Những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng

Để tránh thủng dạ dày tá tràng tốt nhất người bệnh nên sớm điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các biến chứng của các bệnh này nếu không được sớm phát hiện và điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng là:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Chảy máu hay xuất huyết dạ dày trên ổ loét thường xảy ra một cách rầm rộ và đột ngột, đặc biệt là ngay sau khi người bệnh sử dụng các chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa có thể kể đến như sử dụng thuốc chống viêm, uống rượu bia, các biểu hiện thường gặp là tụt huyết áp, nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen…
  • Thủng dạ dày – tá tràng: Là biến chứng nghiêm trọng, nặng nề của viêm loét dạ dày tá tràng, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là độ tuổi lao động do chế độ ăn uống, sinh hoạt không đều đặn hoặc do uống thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài, do sử dụng rượu bia, thuốc lá. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ, đau như dao đâm, vã mồ hôi, mạch nhanh, nôn, tay chân lạnh…
  • Hẹp môn vị: Là một biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, các biểu hiện thường gặp là đau bụng, nôn ra thức ăn trước bữa ăn do ăn uống chậm tiêu.
  • Ung thư hóa: Loét dạ dày tá tràng không chỉ gây xuất huyết, thủng dạ dày mà còn có thể dẫn đến ung thư nếu người bệnh không kịp thời thăm khám và điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh cần được điều trị ổn định bằng các loại thuốc đặc trị kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Để phòng ngừa các biến chứng đáng tiếc, tốt nhất nên:

Xây dựng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm loét dạ dày
Xây dựng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm loét dạ dày
  • Ngay khi có các triệu chứng của bệnh, nên thăm khám và điều trị ở các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín, có độ ngũ bác sĩ tay nghề, trình độ chuyên môn cao, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
  • Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm tiết acid dịch vị, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng sinh diệt HP theo phác đồ của bộ y tế… Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa được hướng dẫn, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều lượng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn uống điều độ, không ăn khi quá đói hoặc quá no, không ăn các thức ăn chua cay, tránh sử dụng thức uống có tính kích thích dạ dày như rượu, bia, nước ngọt có ga… 
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá giàu Omega – 3 để hỗ trợ quá trình điều trị
  • Xây dựng lối sống khoa học, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc lao lực, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi
  • Thăm khám định kỳ để nắm được tình trạng bệnh, mức độ hồi phục của cơ thể.

Tóm lại, có thể khẳng định thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ thủng tạng rỗng thì cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở uy tín thăm để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên lơ là, chủ quan trước những biểu hiện bệnh để tráng xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là bệnh gì?

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Theo một thống kê gần đây cho thấy trong tổng số các trường hợp bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ người bệnh do nhiễm khuẩn HP chiếm đến...

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc bờ cong nhỏ bị viêm, loét do tăng tiết axit dịch vị quá mức. Nguyên nhân...

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm hang dị dạ dày đang là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Mắc phải bệnh này người bệnh cần nắm rõ về...

Chán ăn, nhức đầu, đau thắt bụng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc (lớp lót) đường tiêu hóa bị viêm do các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh...

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột cấp là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, buồn nôn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn