Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa của năm. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn khởi phát bệnh luôn được nhiều người quan tâm. Bởi nếu bệnh lý được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh. Đồng thời tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa của năm

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết 

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn tiến âm thầm và kéo dài, không có những biểu hiện lâm sàng cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người nhiễm bệnh và vô tình phát tán virus vào cộng đồng khiến dịch bệnh bùng phát mạnh. Việc hiểu rõ thời gian ủ bệnh đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế những rủi ro mà sốt xuất huyết gây ra.

Trong giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết, lúc này hệ thống miễn dịch sẽ có xu hướng tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Khi những kháng thể không có khả năng chống lại thì lúc này các biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết dần khởi phát.

Theo các chuyên gia đầu ngành, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 4 – 7 ngày, trong một số trường hợp có thể kéo dài lên đến 14 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, khả năng hoạt động miễn dịch, yếu tố tuổi tác, chủng virus gây bệnh,…

Trường hợp mang mầm bệnh lý do bệnh muỗi đốt, sinh sống trong môi trường có người lây nhiễm bệnh sắp khỏi, đã khỏi hoặc lây cho người thân thì người bị lây sẽ có hiện tượng sốt. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, việc tiến hành làm xét nghiệm vẫn không thể xác định được bệnh sốt xuất huyết hoặc những bệnh lý khác.

Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết và những biểu hiện nhận biết

Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, các giai đoạn của bệnh lý sẽ khởi phát kèm theo những biểu hiện nhận biết khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn khởi phát sau thời gian ủ bệnh. Các biểu hiện bệnh lý trong giai đoạn này thường xuất hiện vào ngày thứ 2 bị nhiễm virus và có xu hướng kéo dài trong 1 tuần. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao liên tục, đôi lúc có thể lên đến 39 – 40 độ C và rất khó hạ sốt.

Tình trạng sốt cao có thể đi kèm với các biểu hiện như đau hốc mắt, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi,… Những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với bệnh sốt thông thường nên có rất nhiều người bệnh chủ quan không tiến hành thăm khám hoặc điều trị không đúng cách. Điều này sẽ khiến các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết và những biểu hiện nhận biết
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao liên tục, đôi lúc có thể lên đến 39 – 40 độ C và rất khó hạ sốt

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu người bệnh sốt xuất huyết sẽ cảm thấy đau nhức đầu dữ dội, nhất là vùng hốc mắt và có thể phát ban rải rác trên da.

Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn đầu, tuy khởi phát những cơn sốt cao kéo dài nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, đến khi chuyển sang giai đoạn hết sốt – đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh lý.

Theo các chuyên gia đầu ngành, trong giai đoạn này cơ thể của người bệnh còn yếu, hệ miễn dịch suy giảm do virus tấn công khiến số lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm. Lúc này, nếu người bệnh không được theo dõi và chăm sóc đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết não, xuất huyết dạ dày, tràn dịch dẫn đến tổn thương những cơ quan nội tạng,…

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu cam, phù nề mi mắt, người lạnh toát,… Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần mất vài ngày để phục hồi sức khỏe. Ở giai đoạn phục hồi, biểu hiện sốt và các triệu chứng đi kèm thuyên giảm hẳn, tâm trạng của người bệnh dần tốt hơn, huyết áp ổn định, thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn.

Trong thời gian phục hồi, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, uống nhiều nước giúp tăng cường sức đề kháng, thanh lọc, bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bởi bệnh sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ tái phát do virus Dengue gồm 4 típ D1, D2, D3, D4.

Bệnh sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao

Theo nhận định của các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao với mức độ nguy hiểm cao. Các triệu chứng của bệnh lý nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây tử vong bởi những nguyên nhân sau:

  • Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Các phương pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm. Bên cạnh đó, vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Bệnh sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao
Theo nhận định của các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao với mức độ nguy hiểm cao
  • Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết bùng phát muộn sau thời gian ủ bệnh kéo dài hoặc khi cơ thể trong tình trạng mất nước quá nhiều.
  • Những biến chứng do bệnh sốt xuất huyết gây ra thường gây ra tình trạng xuất huyết bất thường. Điều này có thể làm giảm khả năng đông máu, số lượng tiểu cầu suy giảm. Lúc này chức năng của tạng phủ cũng có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp sốc do thoát huyết tương có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp đột ngột hoặc không đo được huyết áp.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Bên cạnh việc nhận biết thời gian ủ bệnh và các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của chính mình mà còn ngăn chặn bệnh lây lan cho những người xung quanh. Muỗi vằn là một trong những tác nhân trung gian gây ra bệnh sốt xuất huyết. Do đó, các biện pháp phòng ngừa chủ yếu loại trừ và ngăn muỗi đốt.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực:

1. Tiêu diệt muỗi bằng vợt điện

Một số thiết bị tiêu diệt mũi như vợt điện được nhiều người sử dụng và đánh giá cao. Vợt có kết cấu phần lưới ở giữa tích nguồn điện đủ tiêu diệt muỗi. Bên cạnh đó, thiết bị này có thể sạc điện và dùng cho những lần kế tiếp, rất tiện dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý để vợt điện tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi vì có thể gây nguy hiểm.

2. Sử dụng vỏ quýt, vỏ cam khô

Sau khi dùng cam, quýt bạn có thể tận dụng vỏ của những loại trái cây này để xua đuổi muỗi vằn. Bởi hàm lượng tinh dầu có trong vỏ cam, vỏ quýt sẽ khiến mũi tránh xa.

Bạn có thể sử dụng vài mẩu vỏ quýt, vỏ cam đã được phơi khô đốt dưới ngọn lửa để xua muỗi. Tuy nhiên, mẹo này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Sử dụng vỏ quýt, vỏ cam khô
Bạn có thể sử dụng vài mẩu vỏ quýt, vỏ cam đã được phơi khô đốt dưới ngọn lửa để xua muỗi

3. Trồng cây đuổi muỗi

Một số nhóm thực vật có khả năng đuổi muỗi như cây bạc hà, húng quế, sả,… Do đó, bạn có thể trồng những loại cây này xung quanh nhà ngăn muỗi tấn công gây bệnh. Biện pháp này cũng giúp thân thiện với môi trường, bên cạnh đó những loại cây này không chứa thành phần độc hại như các hóa chất tiêu diệt muỗi. Tinh dầu từ những loại cây này sẽ khiến mũi tránh xa.

4. Dùng nước rửa chén đuổi muỗi

Dùng nước rửa chén để đuổi muỗi là một trong những cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, đơn giản. Bạn chỉ cần pha một ít nước rửa chén với nước rồi đặt ở những nơi có nhiều muỗi. Lúc này, những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết này sẽ tránh xa khu vực nhà bạn mà chỉ tập trung vào đĩa nước rửa chén. Bên cạnh đó, nhờ hoạt tính kiềm của nước rửa chén có khả năng tiêu trừ trứng muỗi, do đó muỗi sẽ không thể sinh sôi, phát triển gây bệnh.

5. Dùng dầu gió tránh muỗi hiệu quả

Thói quen sử dụng dầu gió có thể giúp xua đuổi muỗi hiệu quả. Bạn có thể dùng dầu gió thoa trực tiếp lên cơ thể hoặc tẩm vào màn, rèm cửa, bôi những vị trí muỗi có thể ẩn nấp như chân bàn, góc tối trong nhà,…

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những không gian có diện tích nhỏ hoặc phòng kín và người xung quanh không bị dị ứng với mùi dầu gió.

6. Đuổi muỗi bằng sáp thơm

Những loại nến, sáp thơm không chỉ có tác dụng khử mùi, trang trí cho ngôi nhà mà còn có thể xua đuổi muỗi tránh xa, ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Một số loại sáp thơm có chiết xuất từ tinh dầu sả, oải hương, vỏ cam,… Sẽ giúp ngăn muỗi, gián và một số loại côn trùng khác đến gần. Bên cạnh đó, những loại sáp có chiết xuất tự nhiên còn mang lại mùi thơm dễ chịu, giúp bạn thư giãn tốt hơn.

Đuổi muỗi bằng sáp thơm
Một số loại sáp thơm có chiết xuất từ tinh dầu sả, oải hương, vỏ cam,… Sẽ giúp ngăn muỗi, gián và một số loại côn trùng khác đến gần

7. Tiêu diệt môi trường sinh sôi của muỗi, vệ sinh không gian sống

Vệ sinh không gian sống, môi trường xung quanh là một trong những biện pháp xua đuổi muỗi và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Bạn cần chú ý làm sạch những khu vực muỗi có thể sinh sản và phát triển như vật chứa nước, các góc tối trong nhà, cạnh tủ, bụi cỏ ẩm ướt,…

Mỗi tuần nên vệ sinh các vật chứa nước ít nhất 1 lần. Ngoài ra, bạn cần đậy kín những vật đựng nước tránh để muỗi để trứng. Thường xuyên thu gom những phế liệu trong nhà hạn chế muỗi sinh sống và đẻ trứng.

Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể lắp đặt lưới chống muỗi tại cửa chính và các cửa sổ. Ưu điểm của dụng cụ này là chống muỗi xâm nhập, côn trùng và hạn chế khói bụi hiệu quả.

Trên đây là thời gian ủ bệnh, những giai đoạn bệnh sốt xuất huyết và một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh lý. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Do đó, bạn cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa và sớm nhận biết bệnh. Điều này không chỉ ngăn ngừa các biến chứng phát sinh mà còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến thân nhiệt tăng cao đột ngột và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Tham khảo...

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?

Sốt xuất huyết có ngứa không? Bị ngứa khi nào?

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh lý này đi kèm các biểu hiện chóng mặt, sốt cao, xuất huyết dưới da, ngứa ngáy và phát ban....

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh có liên quan đến các yếu tố truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Thậm chí với những người có sức đề...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn