Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyên

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không cần phải do bác sĩ xem xét và chỉ định. Thường chỉ khi tình trạng bệnh đã quá nguy hiểm mà việc điều trị bằng các phương pháp khác không còn đem lại hiệu quả thì bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật để hạn chế nguy cơ gây bại liệt. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ biến chứng khá cao.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Các thống kê cho thấy có đến 30% dân số mắc bệnh thoát bị đĩa đệm, nhiều nhất là trong độ tuổi từ 30- 60 và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh có nguyên nhân chủ yếu do chấn thương, tuổi tác hay do thói quen sinh hoạt làm tổn thương đĩa đệm cột sống trầm trọng. Người bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên bị các cơn đau nhức hành hạ đồng thời còn làm hạn chế khả năng vận động rất nhiều.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không cần phụ thuộc vào kết quả kiểm tra và chỉ định của bác sĩ

Để điều trị bệnh này cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, mức độ bệnh. Người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm kiểm tra, sau đó bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Chính các bác sĩ cũng chính là người quyết định thoát vị đĩa đệm có nên mổ không nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn nhất.

Trên thực tế, việc điều trị thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc hay vật lý trị liệu, điều trị Đông Y do phẫu thuật có thể tồn tại nhiều rủi ro mà không đảm bảo phục hồi sức khỏe 100%. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bắt buộc phải mổ để ngăn chặn các biến chứng như bại liệt có thể xảy ra.

Việc phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các bao xơ đã bị rách làm các nhân nhầy thoát ta ngoài đồng thời lúc này người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa trong thời gian dài nhưng không đem lại kết quả. Những bệnh nhân đang trong tình trạng cấp tính cũng được chỉ định mổ ngay để phục hồi chức năng vận động trong thời gian ngắn.

Với băn khoăn “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không” thì câu trả lời là nên hạn chế tối đa nhất. Cụ thể, phẫu thuật sẽ chỉ định cho những đối tượng sau

  • Bệnh nhân đã tiếp nhận điều trị trong 5-  8 tuần băng các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhưng không đem lại hiệu quả cải thiện.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh cấp tính
  • Kết quả xét nghiệm hình ảnh cho thấy các nhân nhầy đã thoát khỏi bao xơ và di trú đến các cơ quan lân cận hoặc thoát thoát vị đĩa đệm rách bao xơ
  • Người bị thoát vị đĩa đệm gặp phải các cơn đau nhức trầm trọng mà dùng thuốc giảm đau không còn tác dụng.
  • Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc có nguy cơ mắc hội chứng đuôi ngựa

Một lý do khác khiến việc phẫu thuật thường được hạn chế là do chưa thể giải quyết được hoàn toàn các yếu tố gây bệnh. Can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ các phần thoát vị gây chèn ép lên thần kinh hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Trong khi đó, yếu tố gây bệnh cốt lõi lại do các cơ bắp xung quanh đĩa đệm đã bị chèn ép và tạo áp lực lên cho các dây thần kinh và đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức tại đây.

Vì việc phẫu thuật chưa thể xử lý được hoàn toàn yếu tố này khiến con cơn đau vẫn có thể tái diễn, thậm chí còn đau nặng và nguy hiểm hơn. Hiệu quả sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường không đảm bảo hoàn toàn 100%, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh với những triệu chứng trầm trọng hơn.

Đồng thời việc phẫu thuật cũng cần thực hiện tại những bệnh viện lớn có đầy đủ cơ sở vật chất cùng các bác sĩ đầu ngành nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó mà chi phí phẫu thuật rất cao, hiệu quả lại không được đảm bảo nên các can thiệp ngoại khoa trong điều trị thoát vị đĩa đệm còn rất hạn chế.

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Trong trường hợp bắt thuộc phải mổ thoát vị đĩa đệm, tùy vào từng tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân và bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp mổ khác nhau. Bên cạnh các phẫu thuật để loại bỏ các nhân nhầy và đĩa đệm hư tổn thì người bệnh cũng có thể chỉ định thay thế đĩa đệm mới hoàn toàn để lấy lại khả năng vận động như ban đầu.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp

Các phương pháp thường được dùng chủ yếu trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường bao gồm

  • Mổ hở: đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống có thể tồn tại rất nhiều biến chứng, thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng khá lâu tuy nhiên vẫn bắt buộc thực hiện trong một số trường hợp.
  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng bao gồm thiết bị mổ và camera với kích thước siêu nhỏ đều đã được sát trùng qua một vết rạch nhỏ tại vùng vị thoát vị, sau đó tiến hành điều khiển thiết bị mổ qua hình ảnh được truyền về màn hình. Tuy có nhiều ưu điểm hơn nhưng phương pháp này vẫn có thể xảy ra các biến chứng tương tự mổ hở.
  • Tiêu hủy nhân nhầy bằng men Chymopapain: Phương pháp này nhằm loại bỏ phân tử proteoglycan và glycoprotein cấu tạo nên nhân nhầy đồng thời kháng viêm ở các rễ thần kinh. Tuy hạn chế việc xâm lấn nhưng vẫn tồn tại khả năng nhiễm trùng và dị ứng mới men này khá cao.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống mới: Trong trường hợp các đĩa đệm đã hư hỏng hoàn toàn không thể khắc phục vác sĩ có thể chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo để phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên nếu người bệnh có cơ địa nhạy cảm không thích ứng với đĩa đệm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số biến chứng nên những đối tượng sau đây cần hạn chế việc phẫu thuật để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người đang mắc các bệnh lý hoặc mới phẫu thuật điều trị các bệnh lỹ khác
  • Người bị rối loạn máu khó đông
  • Người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm thường không được khuyến khích mổ do có thể tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ  khiến bệnh có nguy cơ tái phát với những triệu chứng trầm trọng mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không có đủ kinh nghiệm để xử lý. Vì vậy không chỉ bác sĩ và người bệnh cũng nên cân nhắc và chuẩn bị tâm lý trước khi quyết định phẫu thuật.

Nhiễm trùng

Hầu hết các phương pháp phẫu thuật dù xâm lấn nhiều hay ít đều cần tạo một vết rạch trên da để có thể đưa các dụng cụ phẫu thuật hay các thiết bị cần thiết vào bên trong. Đây cũng chính là con đường để các vi khuẩn, virus xâm nhập nếu quy trình phẫu thuật và các dụng cụ, phòng mổ không đảm bảo được vấn đề sát trùng, sát khuẩn an toàn tuyệt đối.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Quy trình phẫu thuật không đảm bảo và chăm sóc hậu phẫu thiếu an toàn đều có thể gây nhiễm trùng trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Nếu tình trạng nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở miệng vết mổ do quá trình khâu vết mổ thiếu đảm bảo hoặc do cách chăm sóc của người bệnh thì chỉ cần thay băng gạc sát trùng hoặc ngày hoặc dùng một số loại thuốc là có thể giải quyết tình trạng này nhanh chóng. Việc điều trị nhiễm trùng trong trường hợp này thường chỉ khoảng 7- 10 ngày, khi vùng da phẫu thuật đã bắt đầu lành lại.

Tuy nhiên nếu tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn đã ăn sâu hoặc diễn ra tại bên trong đĩa đệm hoặc trong cột sống thì vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này có liên quan trực tiếp đến các sai sót trong quá trình hoặc do cơ địa bị dị ứng với các đĩa đệm mới và đào thải chúng gây nhiễm trùng.

Các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong như nhiễm trùng tủy sống, và các dây thần kinh xung quanh, hay có thể nhiễm trùng máu… Lúc này người bệnh bắt buộc phải tiếp tục phẫu thuật lại để xử lý các vấn đề bên trong. Thậm chí người bệnh còn có thể bị sốc nhiễm khuẩn nặng gây tử vong tại chỗ vô cùng nguy hiểm.

Tổn thương thần kinh

Các đĩa đệm và dây thần kinh ở cột sống luôn là một thể thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau. Tổn thương ở một bộ phận cũng sẽ gây ra những vấn đề bất thường ở bộ phận còn lại. Vì vậy nếu quá trình mổ thoát vị đĩa đệm không an toàn có thể gây ra tổn thương thần kinh tại đây.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương thần kinh bao gồm

  • Quá trình loại bỏ các nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ vô tình gây ra các tổn thương cho các dây thần kinh nằm lân cận.
  • Khối nhân nhầy trong khi thoát ra ngoài khiến các rễ thần kinh có liên quan bị tổn thương từ trước đó mà việc phẫu thuật không thể giải quyết được.
  • Sau phẫu thuật đĩa đệm vẫn không thể phục hồi mà còn gây ra các tổn thương cho dây thần kinh liên quan.

Khi bị tổn thương các dây thần kinh sẽ khiến các các cơn đau dai dẳng không dứt dù đã loại bỏ các được các nhân nhầy chèn ép. Trong một số trường hợp người bệnh còn có thể bị tê liệt chi dưới hay mất cảm giác, khả năng vận động và sức khỏe cũng do đó mà suy giảm trầm trọng.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý có thể gây thoát vị đĩa đệm nhưng cũng có thể là một trong những biến chứng sau phẫu thuật có thể gặp phải. Do việc phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ các nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh nhưng lại không thể tái tạo được các cấu trúc mô đĩa đệm. Các nhân nhầy còn lại không thể đảm bảo được vai trò hoạt động của đĩa đệm dẫn tới thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Người bệnh sau phẫu thuật có thể bị biến chứng gây thoái hóa cột sống gây đau nhức

Những người bị thoái hóa khớp cũng gây ra những cơn đau tại cột sống không kém thoát vị đĩa đệm. Chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh cũng từ đó mà sa sút vô cùng trầm trọng.

Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ

Thực tế sau khi mổ vẫn có khoảng 5-15% các bệnh nhân bị tái phát nếu không có chế độ dinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp. Các nhân nhầy còn lại không thể đảm bảo hoàn toàn chức năng của đĩa đệm cùng với các bao xơ rách không thể phục hồi khiến người bệnh đau nhức nghiêm trọng đồng thời khả năng linh hoạt của cột sống cũng bị hạn chế rất nhiều.

Người bệnh có khả năng phải phẫu thuật lần hai vừa tốn thêm nhiều chi phí vừa gây tổn hại đến sức khỏe do phải dùng các loại thuốc gây mê và thuốc giảm đau nhiều lần.

Phòng tránh các biến chứng sau phẫu thuật thoát bị đĩa đệm

Dù không được khuyến khích thực hiện nhưng với các trường hợp thoát vị đĩa đệm đã quá trầm trọng vẫn bắt buộc phải sử dụng phương pháp này để có thể sớm phục hồi chức năng vận động cũng như hỗ trợ quay trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bạn cần chú ý các cách thực hiện tốt các phương pháp chăm sóc sức khỏe hậu phẫu.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Sau khi mổ người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để sớm phục hồi sức khỏe

Các vấn đề mà người bệnh cần chú ý bao gồm

  • Nghỉ ngơi sau phẫu thuật, tốt nhất người bệnh nên nằm yên tại chỗ ít nhất sau phẫu thuật 1 ngày
  • Thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương, tránh để vết thương bị dính nước.
  • Nên nằm sấp, nơi nghiêng, tránh đè vào vết mổ
  • Vận động nhẹ nhàng trong ít nhất hai tháng đầu, có thể đeo nẹp để hỗ trợ cố định cột sống, hạn chế tối đa các động tác làm tăng áp lực lên cột sống như mang vác hay cúi người
  • Sang tháng thứ 3 có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để sớm phục hồi chức năng vận động
  • Uống nhiều nước
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học ổn định, tăng cường bổ sung canxi, vitamin qua thực phẩm hay các loại thuốc bổ
  • Khi sức khỏe đã dần ổn định nên giữ thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt các bài tập như yoga, thiền hay dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội..
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình chăm sóc và hồi phục tại nhà như vết thương mưng mủ, sốt cao, không kiểm soát được đại tiện hay tiểu tiện…
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không”. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn để hạn chế tối đa mắc căn bệnh nguy hiểm này cũng như các bệnh về xương khớp liên quan khác.

Cùng chuyên mục

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện tình trạng đau nhức, căng cứng cơ, duy trì khả năng vận động và hỗ trợ làm...

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy có những phương pháp nào và chi phí bao nhiêu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm,...

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp điều trị dân gian ít người biết đến nhưng mang lại kết quả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn