Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bài thuốc từ lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm ít người biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Giải đáp

“Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng. Đi bộ là một trong những bộ môn vận động nhẹ nhàng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ nhưng vẫn cần lưu ý một số vấn đề nhằm tránh tình trạng phản tác dụng.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Giải đáp
“Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Giải đáp

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ dùng để chỉ thương tổn và căng thẳng quá mức ở đĩa đệm cột sống. Tình trạng có thể khiến những đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây khởi phát cơn đau nhức, ngứa râm rang, tê mỏi ở khu vực ảnh hưởng hoặc một số bộ phận lân cận bị thay đổi chức năng vận động.

Hiện tượng thoát vị đĩa đệm có thể tác động đến bất kỳ đĩa đệm nào ở cột sống. Tuy nhiên, các biểu hiện này thường có xu hướng khởi phát ở đĩa đệm cột sống lưng và có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở đùi, lưng dưới, bàn chân, đầu gối hoặc đau dây thần kinh tọa.

Tình trạng đau nhức khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra khiến nhiều người bệnh cho rằng bộ môn vận động đi bộ sẽ không phù hợp, thay vào đó dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, tránh vận động. Tuy nhiên, những biện pháp này có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, lúc này cột sống sẽ tăng áp lực. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý liên quan đến tim mạch, quá trình chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bị hạn chế.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, đi bộ là bộ môn vận động nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, đây còn là phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện các biểu hiện thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, góp phần ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nghiêm trọng.

Việc đi bộ đúng cách sẽ kích thích cơ thể tiết Endorphin, đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau, khắc phục các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra hiệu quả. Ngoài bộ môn đi bộ, người bệnh có thể lựa chọn một số bộ môn vận động hỗ trợ quá trình điều trị như bơi lội hay đi xe đạp sẽ giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn máu đến các cơ mô, làm giảm áp lực cũng như hiện tượng thoái hóa.

Đi bộ có tác dụng gì với người bị thoát vị đĩa đệm?

Đi bộ được xem là một trong những bài tập vật lý trị liệu được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích. Bên cạnh nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cột sống thì bộ môn này còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:

Đi bộ có tác dụng gì với người bị thoát vị đĩa đệm?
Bên cạnh nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cột sống thì bộ môn này còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm
  • Tăng cường sức khỏe ở cột sống, cơ bắp, từ đó góp phần cải thiện các cơn đau nhức ảnh hưởng đến vùng lưng dưới
  • Giúp các khớp xương trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn và tăng độ đàn hồi của đĩa đệm
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở những cơ mô diễn ra nhanh chóng, cải thiện cấu trúc của cột sống. Từ đó cải thiện các biểu hiện của thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề liên quan đến xương khớp
  • Kiểm soát chỉ số cân nặng phù hợp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên các đĩa đệm, cột sống và phòng ngừa bệnh viêm khớp
  • Tăng cường sức đề kháng ở các khớp xương, hạn chế tình trạng loãng xương
  • Đi bộ thường xuyên sẽ giúp cột sống linh hoạt hơn, đồng thời tránh được hiện tượng vôi cột sống và cứng khớp
  • Nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe, đi bộ là bộ môn vận động có sự kết hợp giữa lưng, chân, cột sống và hông

Đi bộ đúng cách sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến xương khớp và giúp cột sốt khỏe hơn. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cải thiện bệnh lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Một số lưu ý trong quá trình đi bộ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Đa số các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng thường có xu hướng thuyên giảm sau 4 – 6 tuần, ngay cả khi không can thiệp y tế. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý có thể bùng phát nhiều lần và kéo dài dai dẳng. Nếu không được thăm khám và điều trị đúng phương pháp có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Bên cạnh áp dụng thuốc Tây và các phương pháp xâm lấn, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa các bộ môn vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện bệnh lý, nâng cao thể trạng mà điển hình là bộ môn đi bộ.

Theo các chuyên gia, trường hợp bị thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 10 phút ở lần đầu và tăng thời gian dần lên trong quá trình luyện tập. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cũng như cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời giảm nguy cơ phát sinh rủi ro, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Nguyên tắc chung 

Đi bộ là bộ môn vận độ nhẹ nhàng, thoải mái và là bản năng của con người. Do đó, trong quá trình đi bộ bạn chỉ cần bước đi một cách thoải mái nhất. Đối với trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng, cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm hạn chế phát sinh rủi ro trong quá trình tập luyện.

Một số lưu ý trong quá trình đi bộ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Trước khi đi bộ, bạn nên chọn loại giày chuyên dụng, có đệm chân và vừa vặn. Tránh mang những loại giày ôm chặt cổ chân, quá chật vì có thể gây khó chịu và đau chân
  • Luôn giữ thẳng lưng khi đi bộ, đồng thời mắt hướng về phía trước. Tránh những động tác ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như cúi gặp người, khom lưng hay ưỡn ngực về phía trước. Bởi những hành động này có thể tác động đến cột sống lưng, làm tăng áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nguyên tắc chung khi thực hiện đi bộ là để gót chân xương trước. Kế đến nhún nhẹ bước lên. Lúc này cánh tay và vai cần thả lỏng, kết hợp đánh nhịp nhàng theo bước chân tự nhiên hoặc xuôi theo cơ thể.
  • Trước khi đi bộ, bạn nên chọn loại giày chuyên dụng, có đệm chân và vừa vặn. Tránh mang những loại giày ôm chặt cổ chân, quá chật vì có thể gây khó chịu và đau chân.
  • Chọn mặc những bộ quần áo rộng rãi, phù hợp, có chất liệu thấm hút tốt. Bởi những quần áo quá chật hoặc chất liệu dày có thể gây bí bách, khó chịu.

2. Lựa chọn thời gian phù hợp đi bộ

Với những người có thể trạng bình thường có thể đi bộ có thể lựa chọn thời gian phù hợp với thể trạng của mình. Tuy nhiên, ở những người bị thóa vị đĩa đệm, thời gian đi bộ mỗi lần không quá 30 phút nhằm hạn chế áp lực cũng như ma sát ảnh hưởng lên các đĩa đệm. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, người bệnh chỉ nên đi bộ từ 3 – 4 lần/ tuần.

Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn chỉ nên đi bộ có khoảng cách bước chân nhỏ và từ 5 – 10 phút/ lần. Điều này sẽ giúp tăng dần khả năng chịu đựng áp lực ở các đĩa đệm và cột sống, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lý tái phát lại.

Chỉ nên luyện tập vừa với tình trạng sức khỏe, việc đi bộ quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp và một số bệnh lý như tắt nghẽn phổi, bệnh tim mạch. Trong trường hợp cần thiết, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

3. Một số lưu ý khác

Ngoài các lưu ý trên, trong quá trình đi bộ, người bệnh chú ý một số điều sau:

Một số lưu ý khác
Không trò chuyện, sử dụng điện thoại hoặc nghe nhạc khi đi bộ
  • Tránh ăn uống khi đang tập luyện đi bộ
  • Không trò chuyện, sử dụng điện thoại hoặc nghe nhạc khi đi bộ
  • Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt hoặc cơn đau do thoát vị đĩa đệm kích thích, người bệnh cần dừng lại nghỉ ngơi đến khi khở hẳn rồi tiếp tục. Hoặc có thể uống một ít nước lọc giúp bổ sung nước
  • Khi đi bộ, người bệnh nên mang theo thiết bị liên lạc (trong những trường hợp cần thiết) và nước uống
  • Trong quá trình luyện tập, nên hút thở đều đặn giúp tăng cường hàm lượng oxy lên não, hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức do bệnh lý gây ra và nuôi dưỡng tế bào.

Đi bộ đúng phương pháp với cường độ phù hợp không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, đồng thời tăng sự linh hoạt cho cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình tập luyện, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Cùng chuyên mục

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

"Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?" là thắc mắc được nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị bệnh lý. Bởi tình dục được xem...

Rách vòng xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rách vòng xơ đĩa đệm là một dạng của thoát vị đĩa đệm và gần như là giai đoạn cuối của bệnh với rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Lúc...

Lương y Đỗ Minh Tuấn được Vinh danh, nhận danh hiệu Thầy thuốc Nam tiêu biểu

Lương y Đỗ Minh Tuấn nổi tiếng chữa thoát vị đĩa đệm: Xứng danh thầy thuốc nam tiêu biểu 2020

Lương y Đỗ Minh Tuấn chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người dân cả nước biết đến. Anh là giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ...

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biểu hiện và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm những bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh tuy...

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Cách chữa trị và phòng ngừa

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh về xương khớp khiến người bệnh không chỉ đau nhức tê bì ở vùng vai gáy mà còn có thể lan...

13 bài tập cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, cải thiện bệnh

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến xương khớp tiềm ẩn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Với các tình trạng bệnh cấp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn