Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh không chỉ làm việc nhai, cử động miệng bị hạn chế mà còn làm mặt bị sưng viêm, đau đầu, mỏi cổ, khó ăn uống hay nói chuyện nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì?

Thoái hóa khớp thái dương hàm là một dạng bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa khớp. Theo đó các sụn khớp thái dương hàm lúc này đang gặp phải tình trạng bị phá hủy, hư hao kèm theo đó là các phần mềm lân cận của khớp cũng bị tổn thương lâu ngày dẫn tới thoái hóa khớp thái dương hàm. Bệnh còn được biết với các tên khác như viêm khớp thái dương hàm hay rối loạn thái dương hàm.

thoái hóa khớp thái dương hàm
Thoái hóa khớp thái dương hàm là tình trạng tổn thương, sai lệch tại hai bên hàm gây đau nhức và hạn chế khả năng cử động miệng trầm trọng

Để hiểu rõ hơn về bệnh này cần phân tích về vai trò của khớp thái dương hàm. Khớp này có cấu trúc khá phức tạp gồm hai phần chính nằm ở hai bên mặt song song nhau ở gần tai  và có nhiệm vụ liên kết với các cơ, dây chằng để có thể đóng mở hàm một cách linh hoạt. Khớp này được bọc bởi sụn và được ngăn cách bởi các đĩa đệm để hỗ trợ quá trình chuyển động của khớp được trơn tru hơn.

Cụ thể cấu tạo của khớp thái dương hàm bao gồm

  • Diện khớp của xương thái dương
  • Diện khớp của xương hàm dưới
  • Bao khớp
  • Đĩa khớp
  • Dây chằng khớp

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, do đó các tổn thương tại đây sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác liên quan. Thường sự thoái hóa tại đây sẽ diễn ra chỉ một bên hàm, tuy nhiên trong một số trường hợp nó vẫn có thể xuất hiện ở cả hai bên và gây ra rất nhiều bất tiện khó khăn cho người bệnh.

Dù có liên quan đến yếu tố thoái hóa nhưng thực chất bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ em. Trong đó phụ nữ tiền mãn kinh là đối tượng được đánh giá có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn do các nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến cả sự thay đổi nội tiết tố.

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh không quá nguy hiểm vì thường được phát hiện và điều trị khá sớm. Tuy nhiên bệnh lại làm ảnh hưởng đến chức năng cử động của cơ miệng khiến việc ăn uống, nói chuyện gặp vấn đề nên có thể khiến sức khỏe và tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng trong thời gian dài.

Cách nhận biết thoái hóa khớp thái dương hàm

Các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp thái dương hàm thường bộc phát từ sớm nên có thể dễ dàng nhận biết và điều trị từ sớm. Tuy nhiên vẫn có những người chủ quan với các triệu chứng này và có thể nhầm lẫn với các bệnh khác tại đây như quai bị hay đau răng khiến việc điều trị chệch hướng nếu tự mua thuốc tại nhà và làm bệnh trầm trọng hơn.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Triệu chứng chung cuả thoái hóa khớp thái dương hàm chính là những cơn đau hai bên hàm kèm theo việc giảm khả năng cử động, nhai nuốt tại đây

Nhìn chung, người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm qua một số triệu chứng sau

  • Đau nhức ở hai bên hàm: Người bệnh sẽ dễ dàng bị những cơn đau nhức hai bên hàm vô cùng khó chịu và mệt mỏi, cơn đau thường chỉ xuất hiện ở một bên bị thoái hóa, tuy nhiên cũng có đau nhức ở cả hai bên. Các cơn đau ban đầu chỉ ở mức độ thoáng qua nhưng nếu không điều trị nhanh chóng làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn khiến các cơn đau tại đây cũng trầm trọng hơn.
  • Khó cử động khớp hàm: Cơn đau còn xuất hiện ở trước tai đồng thời việc cử động hàm cũng gặp rất nhiều khó khăn. người bệnh không thể mở đóng miệng hay nhai nuốt như bình thường. Bệnh nếu chuyển qua giai đoạn mãn tính có thể làm người bệnh không thể mở miệng ra đường, việc ăn uống theo đó cũng ảnh hưởng trầm trọng.
  • Đau mỏi hàm: Hầu hết người bệnh luôn cảm thấy đau mỏi hàm do việc việc há miệng dường như không còn sức lực. Những cử động đơn giản như hé miệng nhỏ cũng làm người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức. Ngoài ra ngay trong giai đoạn cấp tính người bệnh cũng không thể mở hàm hoàn toàn.
  • Khi nhai phát ra tiếng lục cục: Đây có thể là triệu chứng rõ ràng nhất để phân biệt thoái hóa khớp thái dương hàm với các bệnh khác trên phần sọ mặt. Với những giai đoạn cấp tính khi cử động miệng còn chưa ảnh hưởng nhiều người bệnh có thể nghe tiếng lục cục khá rõ ràng khi nhai nuốt. Tình trạng này xuất hiện do khớp đã bị lệch sang một bên.
  • Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, nóng sốt, ù tai: Những người mắc bệnh này hầu hết đều gặp các triệu chứng này kèm theo tình trạng đau nhức hàm. Nếu có liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng người bệnh còn có thể bị sốt cao vào chiều tối.
  • Nổi hạch ở cổ: trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị nổi hạch lớn trên cổ
  • Phì đại cơ nhai gây biến dạng khuôn mặt: Với những người bị nổi hạch rất có thể sau đó sẽ bị sưng phình hàm và cơ nhai, một bên mặt có thể sưng phù biến dạng mất thẩm mỹ. Bệnh lúc này có thể đã tiến triển đến những giai đoạn nguy hiểm cần phải điều trị ngay lập tức.

Người bệnh nếu phát hiện nhiều hơn 1 triệu chứng trên đây cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám kiểm tra để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp thái dương hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm mà người bệnh có thể vô tình mắc phải nhưng không hề hay biết. Cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra chính xác nguyên nhân để có phương hướng điều trị nhanh chóng hiệu quả nhất. Có thể chia nguyên nhân gây bệnh thành hai nhóm sau

Nguyên nhân cơ học

Các yếu tố cơ học gây bệnh thường có liên quan đến chấn thương hay các tác động đột ngột bên ngoài khiến khớp thái dương hàm bị tổn thương bất ngờ. Nếu không được nhanh chóng chữa trị sau đó sẽ làm cho cơ quan này bị bào mòn, hư hỏng nặng nề hơn và dẫn đến thoái hóa ngay sau đó.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Trật cơ hàm nếu không điều trị nhanh chóng chính là nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Trong đó các yếu tố cơ học có thể tác động gây thoái hóa khớp thái dương hàm bao gồm

  • Trật cơ hàm: Có thể xảy ra do các va chạm nhẹ hoặc đôi khi do người bệnh mở miệng to quá mức một cách đột ngột. thường nếu do nguyên nhân người bệnh có thể cảm thấy hơi đau mỏi cơ hàm trong vài ngày sau đó dần các cơn đau nặng nề hơn và cần rất nhiều thời gian để điều trị.
  • Cơ khớp thái dương hàm phải làm việc quá sức: Do là cơ quan động nên cơ quan này gần như đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như nhai, nuốt, chuyển động đưa lên hạ xuống khi nói chuyện… Nếu phải hoạt động quá công suất trong một thời gian dài tạo ra các áp lực lên cơ khớp này rất có thể sẽ diễn ra quá trình thoái hóa nguy hiểm.
  • Những thói quen sinh hoạt xấu: nhai một bên, nhai kẹo cao su, cắn bút, cắn ống hút, thói quen cắn móng tay hay nghiến răng khi ngủ… đều sẽ khiến các khớp quai làm dễ bị lệch khỏi cấu trúc ban đầu nếu thực hiện thường xuyên. Điều này không chỉ khiến cấu trúc quai hàm thay đổi mà còn gây áp lực lên khớp thái dương hàm và gây bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra các tiếng kêu lục cục khi nhai nuốt của người bệnh.
  • Chấn thương do va chạm: Một số  va chạm khiến mặt, cằm hay hàm của người bệnh bị chấn thương và gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng đau tại đây.
  • Tác dụng phụ khi tiểu phẫu răng: Trong một số trường hợp, nhổ răng thiếu an toàn cũng là nguyên nhân làm rối loạn khớp thái dương hàm. Nguyên nhân này thường liên quan đến răng số 7 và số 8. Ngoài ra những người  mọc răng lệch, chen chúc nhau cũng ảnh hưởng đến việc cắn, nhai, nuốt nếu không được điều chỉnh cũng sẽ gây ra bệnh này.
  • Cảm xúc tiêu cực: Dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng cảm xúc tiêu cực, căng thẳng stress lo âu kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn ở một số đối tượng.
  • Di truyền: Một số phân tích cho thấy viêm khớp thái dương hàm cũng có tính di truyền nên người bệnh cần chú ý.

Với các yếu tố cơ học nếu có thể phát hiện bệnh sớm hoàn toàn có tiên lượng điều trị bệnh rất tốt. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh một chút như niềng răng, thay đổi thói quen sống là có thể cải thiện bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp thái dương. Với các nguyên nhân này người bệnh phải cần rất nhiều thời gian để có thể điều trị bệnh nên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tiềm ẩn hơn nếu người bệnh phát hiện quá muộn. Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây bệnh bao gồm

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Viêm nhiễm hay thoái hóa khớp nếu không điều trị triệt để sẽ biến chứng gây ra thoái hóa khớp thái dương hàm

Nhiễm trùng khớp thái dương hàm

Đay là một trong những yếu tố kích hoạt tình trạng sưng viêm tại khớp thái dương hàm. Trong đó các vi khuẩn chính có thể gây bệnh này bao gồm nhóm tụ cầu khuẩn (tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu khuẩn vàng); nhóm liên cầu khuẩn gram âm, các loại thoi xoắn khuẩn, nhóm trực khuẩn (perfringens, clostridium oedematiens). nhóm liên cầu khuẩn …

Các vi khuẩn có thể xâm nhập qua tuyến bã nhờn trên da, lỗ chân lông hay các vết thương hở.. Chúng tích tụ lâu ngày và gây ra rất nhiều bệnh lý khác kèm theo khiến người bệnh suy giảm sức đề kháng nhanh chóng. Đây cũng là lý do một số người bị sốt cao khi bị thoái hóa khớp thái dương hàm.

Viêm khớp dạng thấp

Theo các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp chiếm đến hơn 50% nguyên gây rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh thường xuất hiện khi hệ miễn dịch vì một lý lo nào đó mà tấn công những vị trí nghi ngờ đang có các ổ viêm nhiễm và làm các khớp thái dương hàm nghiêm trong dù tại đây không có bất cứ mầm bệnh nào.

Khi bị tấn công, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê cứng hai quai hàm trong khoảng nửa tiếng, kèm theo đó là tình trạng sưng viêm nóng đỏ hai quên hàm rất khó chịu. Ngoài r người bệnh cũng có thể thể bị sốt cao, đau nhức, cơ thể xanh xao thiếu sức sống.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cũng làm gây ra các hư tổn ở đầu xương và sụn khớp của thái dương hàm nếu không được điều trị đúng cách. Với nguyên nhân này thường xuất hiện ở những người trên độ tuổi 50 do có liên quan đến các yếu tố lão hóa. Người bệnh có thể gặp tình trạng cứng hàm 15 phút vào mỗi buổi sáng, hay khi trời lạnh nhưng ít xảy ra tình trạng sưng đỏ và viêm nhiễm.

Chẩn đoán thoái hóa khớp thái dương hàm

Để hướng điều trị chính xác, người bệnh cần phải đến các bệnh viện có chuyên khoa răng làm mặt để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ khám sơ bộ và kiểm tra các khu vực xung quanh hàm để phán đoán sưng trạng sưng viêm hay hạch cổ nếu có. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen và tiền sử bệnh lý để có thể phán đoán chính chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh hơn.

Sau khi khám sơ bộ, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm sau

  • Chụp X quang nhằm kiểm tra các tổn thương của răng và hàm cho bệnh nhân
  • Chụp CT để có thể xem xét hình ảnh chi tiết của xương hàm thái dương và các tổn thương của nó.
  • Trong trường hợp nghi ngờ hoặc tiền sử bệnh lý bệnh nhân có liên quan đến các tổn thương tại đĩa sụn và mô mềm quanh khớp sẽ được yêu cầu chụp MRI.
  • Nội soi cũng được chỉ định để có thể thấy rõ hơn về các tổn thương bên trong khớp thái dương hàm.

Người bệnh nhất định phải đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và làm xét nghiệm, tránh việc tự mua thuốc điều trị tại nhà theo chẩn đoán cá nhân hay các nhà thuốc tư không đúng bệnh sẽ làm đẩy nhanh tiến độ thoái hóa hơn.

Thoái hóa khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Tuy thoái hóa khớp thái dương hàm không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó có thể là yếu tố tác động khiến sức khỏe bị suy giảm cực kỳ nhanh chóng. Khi cơ thể đang gặp các vấn đề nhiễm trùng nhưng việc ăn uống gặp khó khăn, cơ hàm đau mỏi khiến người bệnh không muốn ăn uống gì làm cơ thể càng suy nhược nhanh chóng hơn.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Thoái hóa khớp thái dương hàm có thể gây ra nhiều biến chứng làm suy giảm sức khỏe trầm trọng nên cần điều trị càng sớm càng tốt

Đồng thời bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ là làm lệch quỹ đạo sinh hoạt nghỉ ngơi của người bệnh. Do khớp thái dương hàm nằm ngay cạnh tai nên những tổn thương tại đây cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan lân cận, người bệnh có thể bị ù tại hoặc thậm chí mà mất thính giác vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách. Mắt cũng là cơ quan có thể bị ảnh hưởng khiến thị lực người bệnh nhanh chóng giảm sút.

Bệnh không chỉ gây ra tình trạng khóa hàm, trật khớp hàm khiến mặt bị lệch theo rất mất thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân có thể không há được miệng vĩnh viễn. Nguyên nhân là do các đầu xương và đĩa khớp dính vào nhau làm giãn khớp, đâm thủng đĩa khớp khiến hai bên hàm bị xơ cứng và không thể mở miệng. Do đó cần phải sớm phát hiện và điều trị triệt để căn bệnh này.

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm

Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh mà các phương pháp được sử dụng khác nhau. Nếu bệnh có liên quan đến các bệnh lý thì cần điều trị triệt để bệnh song song thì mới có thể giải quyết bệnh. Trong khi đó nếu rối loạn khớp thái dương có liên quan đến sự lệch lạc của răng người bệnh cần nắn chỉnh hay niềng răng để đảm bảo hàm có thể trở lại cấu trúc ban đầu.

Với các trường hợp bệnh cấp tính mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi trong vòng vài ngày bằng các dùng thuốc và một số liệu pháp điều trị tại nhà đơn giản. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây biến chứng lên tai, mắt thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức để kiểm soát bệnh kịp thời.

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm không can thiệp thực thể

Đây là các phương pháp không cần can thiệp quá sâu vào bên trong khớp thái dương hàm mà có thể điều trị bằng một số liệu pháp tự thân đơn giản bên ngoài. Thường phương pháp này phù hợp với các trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa quá trầm trọng để có thể kiểm soát bệnh không có tiến triển sâu hơn.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Dùng thuốc Tây y là phương pháp đơn giản nhất để kiểm soát các cơn đau và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra

Dùng thuốc Tây Y

Các loại thuốc được chỉ định nhằm làm giảm cơn đau và căng cứng tại khớp, hỗ trợ người bệnh có thể há miệng hay nhai nuốt như bình thường. Một số loại thuốc thường được dùng như

  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi có nghi ngờ liên quan đến các yếu tố viêm nhiễm để tiêu diệt và ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập đến các cơ quan khác, thường dùng các nhóm như oxacillin, penicillin G
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Thường dùng để giảm đau nhức, ngăn chặn tình trạng sưng viêm làm biến dạng mặt. Các nhóm thuốc này cũng ít tác dụng phụ nên thường được dùng nhiều hơn. Một số thuốc phổ biến như aspirin, corticoid, diclofenac, meloxicam…
  • Thuốc giảm đau: Kiểm soát cơn đau nhức tê cứng khớp, giúp người bệnh có thể cử động như bình thường. Các loại thuốc thường dùng như diclofenac, paracetamol, mobic…
  • Nhóm thuốc NSAIDs: Nhóm thuốc giảm đau mạnh dùng khi các trường hợp đau nhức dữ dội, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ nên ít đường sử dụng hơn. Bác sĩ có thể chỉ định dùng.. diclofenac, meloxicam
  • Thuốc giãn cơ eperisone: Dùng trong vài ngày hay vài tuần đầu có thể làm giảm tình trạng tê cứng ở hai bên hàm đáng kể hoặc dùng khi có triệu chứng co thắt cơ bắp
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa tình trạng nghiến răng mất kiểm soát khi ngủ đồng thời giúp ổn định tâm lý hơn cho người bệnh.
  • Độc tố botulinum: được bào chế từ vi khuẩn Clostridium botulinum có thể làm ngăn chặn luồng thần kinh đến cơ, từ đó làm liệt vận động cơ và giảm đau hiệu quả.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc, liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tránh việc tự ý mua thuốc hay sử dụng quá liều có thể khiến việc điều trị sau đó bị giảm tác dụng.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh mãn tính nhưng chưa quá trầm trong để tác động vào các kinh huyệt, tăng tuần hoàn vùng khớp, ức chế thần kinh từ đó có thể làm giảm đau và kích thích quá trình phục hồi tại khớp thái dương.

Một số phương pháp thường được dùng như

  • Châm cứu, bấm huyệt: tác động trực tiếp lên các kinh huyệt thái dương hàm để xoa dịu cơn đau, ức chế thần kinh, kích thích máu huyết lưu thông đồng thời giảm cảm giác lo âu mệt mỏi đáng kể.
  • Massage: Sử dụng các kỹ thuật massage nông và sâu để vừa làm giảm đau, vừa phục hồi chức năng của khớp thái dương hàm ngoài ra giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn rất nhiều.
  • Chiếu tia hồng ngoại: Dùng các tia sáng với năng lượng phù hợp để kích thích phục hồi các tổn thương từ bên trong rất nhanh chóng và hiệu quả.

Người bệnh cần tìm đến bệnh viện hay các cơ sở đông y có uy tín để thực hiện điều trị an toàn và có hiệu quả tốt nhất.

Nắn khớp thái dương hàm

Dùng khi bệnh nhân mắc bệnh do trật khớp thái dương hàm, có thể áp dụng với các trường hợp viêm khớp dưới 3 tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất. Thủ thuật này cần được các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao đảm nhận để hạn chế cơn đau cũng như không gây ra các nguy hiểm phát sinh khác cho người bệnh.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Bệnh nhân bị trật khớp dưới 3 tuần có thể áp dụng phương pháp nắn khớp để cải thiện bệnh

Điều trị bằng biện pháp can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai

Phương pháp này cũng bắt đầu can thiệp sâu hơn vào hệ thống răng hàm mặt của người bệnh, thường dùng cho các trường hợp hàm khớp bị lệch lạc để nhanh chóng cải thiện các nguồn gốc gây bệnh từ từ.

Chọc rửa khớp

Trong trường hợp phát hiện các ổ viêm nhiễm bên trong khớp thái dương hàm gây sưng viêm, người bệnh sẽ được tiến hành chọc rửa để ngăn ngừa các vi khuẩn phá hủy cơ quan này trầm trọng hơn. Theo đó bác sĩ sẽ đưa một đầu kim  chuyên dụng vào khớp thái dương rồi bơm chất lỏng bên trong nhằm loại bỏ các yếu tố phụ viêm và các mảnh vụn. Nhờ đó các tác nhân gây bệnh được loại bỏ nhanh chóng.

Phương pháp này được đánh giá mang đến hiệu quả rất cao nhưng người bệnh cần đến thực hiện tại bệnh viện dưới sự khám sát chỉ đạo của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không thực thực hiện tại nhà.

Đeo máng nhai

Mục đích của phương pháp này để khớp được thư giãn, giải tỏa áp lực trên hàm đồng thời hỗ trợ việc của động miệng cần trở lại như cũ. Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng nghiến răng khá hiệu quả,

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Đeo máng nhai có thể khắc phục tình trạng nghiến răng khá tốt

Tùy vào mục đích và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại máng nhau khác nhau như sau

  • Máng nhai thư giãn: giúp thư giãn các cơ, phục hồi tạm thời các chức năng nhai, cắn và cải thiện một số nguyên nhân gây bệnh tạm thời không quá nguy hiểm.
  • Máng nhai phía trước: Thiết bị này cũng đem đến khả năng làm thư giãn các cơ đồng thời chẩn đoán chính các tình trạng khớp cắn và khớp thái dương hàm.
  • Máng định vị hàm dưới ra trước: Trong trường hợp khi xét nghiệm hàm có tình trạng dời đĩa ra trước cần sử dụng thiết bị này để định vị hàm dưới ra trước.
  • Máng định vị lồi cầu: Có thể sử dụng cho một bên hoặc cả hai bên hàm nhằm định vị lồi cầu xuống dưới, hoặc ra trước.

Lưu ý người bệnh nên sử dụng các thiết bị máng nhai tại các bệnh viện lớn, được hướng dẫn khử trùng làm sạch hằng ngày để đảm bảo an toàn tối đa. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra.

Mài chỉnh khớp cắn

Phương pháp này thường được chỉ định sau khi bệnh nhân đã thực hiện đeo máng nhai khoảng 6 tuần – 3 tháng. Mục đích của kỹ thuật này là để việc nhai, nuốt, cắn hoạt động một cách trơn tru linh hoạt và nhịp nhàng ổn định hơn. Đặc biệt với những người đang bị sai lệch khớp cắn.

Tái tạo khớp cắn toàn bộ

Trong trường hợp các rối loạn thái dương hàm đã quá nghiệm trọng khó có thể phục hồi như ban đầu người bệnh có thể được chỉ định tái tạo hoàn toàn lại khớp cắn. Các phương pháp có thể được thực hiện như trồng răng giả, chỉnh nha ..

Phẫu thuật

Cũng như các phương pháp điều trị về xương khớp khác, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp còn lại không còn đem lại kết quả hoặc bệnh có thể biến chứng sang các triệu chứng trầm trọng bắt buộc phải tiến hành các can thiệp ngoại khoa.

Thoái hóa khớp thái dương hàm
Nếu các phương pháp trên không còn đem lại kết quả, người bệnh có thể sẽ phải thay khớp thái dương hàm hoàn toàn

Theo đó bệnh nhân sẽ được chỉ định sửa chữa hoặc loại bỏ, thay thế phần khớp bị hư tổn để ngăn ngừa tình trạng hư tổn tiếp diễn. Tuy nhiên do phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm nên người bệnh cần phải cân nhắc kỹ càng hơn.

Một số bài tập

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, người bệnh còn cần kết hợp với một số bài tập vận động để nhanh chóng có thể hoạt động cơ miệng lại như bình thường. Một số bài tập đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo như sau

  • Bài tập mở miệng: Bệnh nhân đặt ngón tay cái ngay dưới cằm, sau đó từ từ kéo nhẹ để miệng mở ra. Chú ý dùng lực nhẹ nhàng. Giữ tư thế trong giây rồi thực hiện lặp lại nhiều lần mỗi ngày.
  • Bài tập khép miệng: Đặt ngón cái và ngón trỏ ngay ở sống hàm rồi bóp nhẹ đồng thời khép miệng nhẹ nhàng. Chú ý dùng một lực nhẹ vừa đủ, không bóp quá mạnh.
  • Bài tập nén cằm: Ngửa cổ về phía sau trong khi ngực ưỡn ra trước. Đồng thời gập cằm sắt xuống cổ như đang tạo nọng cằm. Duy trì tư thế trong khoảng 10s rồi lặp lại vài lần liên tục.

Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm

Các tổn thương ở khớp thái dương hàm không chỉ làm ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt, nói chuyện mà còn liên quan đến cả tín thẩm mỹ của khuôn mặt, do đó người bệnh cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể chú ý các phương pháp sau

  • Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa không cần phải nhai nhiều như cháo, súp, canh….
  • Không sử dụng các món ăn dai, cứng, khó tiêu hóa trong suốt quá trình điều trị như kẹo cao su, kẹo cứng, đồ ăn khô..
  • Uống nhiều nước hơn, đặc biệt là nước trái cây
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích
  • Thay đổi thói quen nhai nuốt, cố gắng nhai đều hai bên, nhai chậm
  • Thay đổi thói quen cắn bún, cắn móng tay hay kiểm soát việc nghiến răng khi ngủ.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc giảm đau, thay vào đó có thể chườm lạnh nếu cơn đau xuất hiện bất ngờ
  • Không ăn miếng quá to hay ngáp ngoác rộng mồm đột ngột
  • Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ quy trình theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị ngay nếu mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn hay viêm khớp có liên quan
  • Tập luyện các bài tập để nhanh chóng lấy lại chức năng hoạt động của khớp thái dương như bình thường.

Để phòng tránh thoái hóa khớp thái dương hàm, mỗi người hãy luôn quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn và điều trị tận gốc các bệnh lý trước đó đã từng gặp phải. Hy vọng những thông tin trên đây đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có thể phát hiện và điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp...

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan...

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Hẹp khe khớp gối là một dạng tổn thương thực thể của bệnh thoái hóa khớp gối, đặc trưng bởi sự thu hẹp của khoảng cách giữa 2 đầu xương....

Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Mòn sụn khớp gối là tình trạng mô sụn bị bào mòn, dẫn đến hiện tượng khớp đau nhức và giảm khả năng vận động. Đây là dấu hiệu ban...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn