Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học còn giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá làm lành các mô xương bị tổn thương.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua dung nạp các thực phẩm lành mạnh hàng ngày sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối như giảm sưng viêm, đau nhức khó chịu.

Bên cạnh đó, thiết lập và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ góp phần tăng cường sức khỏe của các khớp xương, đồng thời tăng khả năng dẻo dai, ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề và nâng cao thể trạng.

Đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm vào chế độ ăn uống hàng ngày như:

1. Các loại rau củ

Để tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bạn cần bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bởi nhóm thực phẩm này có chứa các loại vitamin dồi dào như vitamin C, A, E, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ quá trình phục hồi xương được diễn ra tốt hơn, từ đó nâng cao thể trạng và ức chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm.

Dưới đây là một số loại rau củ mà người bệnh cần bổ sung:

  • Các loại rau có màu xanh đậm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau có màu xanh đậm thường chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin, canxi, magie. Các thành phần dưỡng chất này rất có lợi cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng, đồng thời hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai của xương khớp và chậm quá trình thoái hóa khớp. Tỏi tây, cải xoăn, rau diếp cá,… là các loại rau có màu xanh đậm dành cho người bị thoái hóa khớp gối.
  • Bông cải xanh: Trong bông cải xanh có chứa thành phần  Sulforaphane, hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả, đồng thời ức chế quá trình thoái hóa xương khớp và ngăn chặn quá trình sản sinh các chất gây viêm. Nhờ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối cũng như các vấn đề liên quan đến xương khớp.
  • Rau bina: Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi. Loại rau này chứa các thành phần dưỡng chất dồi dào rất tốt cho cơ thể. Hoạt chất flavonoid có trong rau chân vịt có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi, viêm khớp và thoái hóa khớp gối. Bên cạnh đó, thành phần này còn có giúp làm giảm đau, chống viêm hiệu quả và cải thiện khả năng vận động ở người bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, một số thành phần hoạt chất được tìm thấy trong loại rau này như arotenoid, vitamin K, canxi, sắt, folate… không chỉ có lợi cho các khớp xương mà còn hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa và năng cao thị lực.
  • Các loại rau củ có màu cam: Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi dồi dào nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Những thành phần hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong cà rốt, bí ngô,… Hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương ở khớp gối do bệnh lý gây ra, chống viêm, cải thiện tình trạng đau nhức. Đồng thời kích thích quá trình sản sinh collagen và ức chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm.

2. Các loại nấm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trường bị thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối cần bổ sung các loại nấm vào chế độ ăn uống thường xuyên. Bởi các thành phần dưỡng chất có trong nhóm thực phẩm này có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, co cứng khớp do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Từ đó, cải thiện chức năng vận động, di chuyển ở người bệnh.

Các loại nấm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trường bị thoái hóa khớp và thoái hóa khớp gối cần bổ sung các loại nấm vào chế độ ăn uống thường xuyên

Việc bổ sung các loại nấm vào khẩu phần ăn thường xuyên còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ức chế quá trình thoái hóa, chống lão hóa, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và ung thư. Trong các loại nấm có chứa hoạt chất polysaccharide dồi dào có khả năng ức chế quá trình phát triển những khối u ác tính và tăng hệ miễn dịch.

Người bị thoái hóa khớp gối nên ưu tiên bổ sung những loại nấm sau vào chế độ ăn uống:

  • Nấm mộc nhĩ: Các thành phần hoạt chất trong nấm có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tụt huyết áp,…
  • Nấm hương: Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối, cơ thể suy nhược, tê bại chân tay, chống viêm.

Để tăng cường hiệu quả điều trị cũng như giúp bữa ăn phong phú, đa dạng hơn, người bệnh có thể kết hợp các loại nấm cùng với một số loại rau củ khác.

3. Thực phẩm chứa Beta carotene

Beta carotene thực chất là tiền chất của vitamin A. Hoạt chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch, giúp chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa xương khớp, bảo vệ mô cơ trước sự tấn công của các gốc tự do và chống mù lòa.

Nhờ khả năng trên mà các loại thực phẩm chứa thành phần Beta carotene dồi dào được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho những trường hợp bị thoái hóa khớp gối, các vấn đề liên quan đến xương khớp, tăng huyết áp, bệnh lý về tụy, gan, xơ nang,…

Một số thực phẩm chứa Beta carotene dồi dào như:

  • Khoai lang
  • Đu đủ
  • Quả anh đào
  • Mận
  • Củ cải
  • Đậu hà lan
  • Cà rốt
  • Bí ngô
  • Xoài
  • Các loại rau có màu xanh đậm,…

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, nhất là những người bị thoái hóa khớp gối. Vitamin C là dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo các tế bào xương khớp, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, nhất là những người bị thoái hóa khớp gối

Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo của mô sụn. Tình trạng thiếu hụt thành phần dưỡng chất này có thể khiến sụn khớp dần suy yếu, các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, vitamin C còn có khả năng chống oxy hóa cao, nhờ đó giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình chữa trị một số căn bệnh liên quan đến thoái hóa.

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như:

  • Cải xoăn
  • Đu đủ
  • Ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, ớt
  • Cải xanh
  • Dâu tây
  • Bông cải xanh
  • Chanh
  • Cam, quýt
  • Bưởi…

5. Các loại quả mọng

Những loại quả mọng như anh đào, dưa hấu, chuối, mâm xôi, dâu tây, dâu tằm, việt quất, kỷ tử, nho,… Chứa các thành phần dinh dưỡng dồi dào như mangan, vitamin C, magie, folate, chất xơ, kali,… Mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng.

Các vitamin và chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này giúp làm chậm quá trình thoái hóa các khớp xương, chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da, hỗ trợ chức năng hoạt động của xương khớp và tim mạch.

Bên cạnh đó, các thành phần dưỡng chất có trong các loại quả mọng còn có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, điều hòa huyết áp, tăng nồng độ cholesterol HDL.

6. Thực phẩm giàu canxi

Đây được xem là nhóm thực phẩm rất cần thiết cho những người bị thoái hóa khớp gối hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp. Bởi khi bổ sung lượng canxi cần thiết sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời tăng cường sức khỏe các khớp xương, ức chế quá trình lão hóa diễn ra sớm.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống thường xuyên còn thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi những tế bào và mô cơ bị thương tổn do thoái hóa gây ra. Từ đó cải thiện chức năng vận động, di chuyển, đồng thời hỗ trợ hệ thần kinh, tim mạch hoạt động tốt hơn.

Dưới đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào phù hợp với người bị thoái hóa xương khớp:

Thực phẩm giàu canxi
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống thường xuyên còn thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi những tế bào và mô cơ bị thương tổn do thoái hóa gây ra
  • Hạt hướng dương
  • Bông cải xanh
  • Nghêu, sò
  • Cam
  • Khoai lang
  • Hải sản
  • Hạt hạnh nhân
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Những loại đậu non nguyên vỏ (đậu que, đậu xanh, đậu đen),…

7. Thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và phục hồi xương khớp. Việc bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống thường xuyên còn tăng khả năng hấp thụ phốt pho, canxi, duy trì cấu trúc của xương khớp và cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin D còn hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, thúc đẩy quá trình phục hồi các mô và tế bào bị tổn thương, giảm nguy cơ hẹp khớp xương và ngăn ngừa tổn thương ở sụn khớp do bệnh lý gây ra.

Biện pháp đơn giản giúp bổ sung vitamin D là bạn phơi nắng sáng từ 6 – 7, thời gian phơi nắng từ 10 – 20 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày như:

  • Hàu
  • Cá ngừ đóng hộp
  • Trứng gà
  • Cá hồi
  • Cá trích, cá mòi
  • Dầu gan cá tuyết
  • Tôm
  • Nấm
  • Nước cam
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc, bột yến mạch,…

8. Bơ và đậu nành

Đậu nành và bơ là những thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho gân, sụn và xương khớp diễn ra hiệu quả, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và một số vấn đề liên quan đến xương khớp. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin, khoáng chất, canxi dồi dào có tronh đậu nành và quả bơ giúp bảo vệ, sửa chữa sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Bơ và đậu nành 
Đậu nành và bơ là những thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho gân, sụn và xương khớp diễn ra hiệu quả

9. Thực phẩm giàu omega-3

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào thường có nhiều ở các loại cá có tác dụng tích cực trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề. Thành phần dưỡng chất omega-3 có nhiều trong một số loại thực phẩm có khả năng ức chế sản sinh các chất gây viêm, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, cứng cơ.

Bên cạnh đó, việc bổ sung nhóm thực phẩm chứa axit béo omega-3 dồi dào vào chế độ sinh dưỡng thường xuyên còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cải thiện các bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh, chống lại các gốc tự do, tăng cường chức năng của não bộ và thị lực, giảm lượng mỡ thừa trong gan và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào như:

  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Hàu
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá cơm
  • Trứng cá muối…

10. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trong sữa có chứa các thành phần dưỡng chất dồi dào như viatmin, canxi, magie, protein giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và xương khớp. Góp phần cải thiện các triệu chứng đau nhức, co cứng, sưng viêm do thoái hóa khớp gối gây ra. Bên cạnh đó, các thành phần có trong sữa còn hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương ở ổ khớp do bệnh lý gây ra, đồng thời cải thiện khả năng vận động, di chuyển.

Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh thoái hóa xương khớp nên lựa chọn những loại sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo hoặc tách béo nhằm duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực lên khớp gối dẫn đến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

11. Các loại gia vị

Những loại gia vị có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương sụn khớp, cải thiện triệu chứng sưng viêm ở khớp gối và làm dịu cơn đau nhức hiệu quả. Cụ thể:

  • Tỏi: Hoạt chất diallyl disulfide có trong gia vị này có tác dụng chống lại những enzyme gây tổn thương và làm hư hỏng sụn khớp. Bên cạnh đó, việc sử dụng tỏi thường xuyên còn giúp cải thiện tình tranh đau nhức, sưng viêm nhẹ do bệnh lý gây ra.
  • Gừng: Các thành phần hoạt chất có trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình di chuyển, vận động của người bệnh.
  • Hạt tiêu, ớt: Các nguyên liệu này có tác dụng giảm sưng, chống viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ ở khớp gối.
Các loại gia vị 
Những loại gia vị có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương sụn khớp, cải thiện triệu chứng sưng viêm ở khớp gối

12. Nước hầm xương

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước hầm xương có chứa thành phần glucosamine và chondroitin dồi dào. Đây là các hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển cũng như làm lành các sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa khớp và giúp xương chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, collagen và các dưỡng chất khác trong nước hầm xương còn giúp tăng cường sức khỏe ở các sụn và xương khớp, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp, bệnh loãng xương và một số bệnh lý khác. Để cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối, bạn có thể sử dụng các loại xương ống, xương sườn lợn, sụn xường bò để hầm.

Thoái hóa khớp gối kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi?

Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Người bệnh cần lưu ý hạn chế hoặc tránh xa các thực phẩm có hại, có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh, khiến các triệu chứng đau nhức, sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Để đảm bảo kết quả chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:

1. Các loại thịt đỏ

Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng cholesterol và protein khá cao. Tuy nhiên, đối với người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp chỉ cần tiêu thụ một lượng protein vừa đủ. Việc dung nạp các thành phần dưỡng chất này quá nhiều có thể tác động gây kích thích phản ứng đau nhức, sưng viêm khiến các triệu chứng thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Để đảm ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng nề và đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ những loại thịt đỏ như thịt dê, thịt cừu, thịt bò,… Bạn có thể bổ sung protein có nguồn gốc từ thực vật hay một số nguồn dinh dưỡng khác.

2. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào

Hầu hết các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ đều chứa chất béo bão hòa với hàm lượng lớn, không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, việc dung nạp nhóm thực phẩm này thường xuyên còn có thể làm tăng nồng độ  cholesterol trong cơ thể, gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đối với người bị thoái hóa khớp gối và các bệnh lý liên quan đến xương khớp thường xuyên sử dụng các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng đau nhức, sưng viêm trở nên nặng nề hơn.

Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ mà người bệnh cần tránh xa như cá viên chiên, chả giò, bánh rán, khoai tây chiên, gà rán,…

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào
Hầu hết các món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ đều chứa chất béo bão hòa với hàm lượng lớn, không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

3. Thực phẩm nhiều carbohydrate và đường

Nhóm thực phẩm này có thể kích thích hoạt động giải gióng cytokine dẫn đến sản sinh những sản phẩm của glycation, gây ra tình trạng đau nhức nặng nề, sưng viêm ở khớp gối. Do đó, người đang bị thoái hóa khớp cũng như thoái hóa khớp gối cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng đường tổng hợp cao như cà phê, nước ngọt có gas, các loại kẹo,…

4. Các món ăn quá mặn

Những món ăn chứa nhiều muối có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn gây đau nhức, sưng viêm dữ dội. Do đó, người bị thoái hóa khớp gối cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày, đồng thời tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn nhằm bảo vệ sức khỏe tổng thể và xương khớp.

5. Thực phẩm chứa chất bảo quản

Các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản như thức ăn được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thịt nguội, xúc xích,… có thể kích thích các phản ứng viêm, từ đó làm hư hỏng các sụn khớp gối.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng đau nhức khớp gối, sưng viêm trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm chế biến sẵn có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

6. Bột mì trắng

Bột mì trắng, bột mì tinh chế có thể phát sinh các phản ứng viêm bên trong cơ thể. Đối với người đang bị thoái hóa khớp gối tiêu thụ quá nhiều bột mì trắng có thể khiến các triệu chứng đau nhức, sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể thay thế bột mì trắng, bột mì tinh bằng các loại bột ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ cải thiện các biểu hiện bệnh lý.

7. Bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích

Để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể, người bị thoái hóa khớp gối cần kiên sử dụng bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác. Theo các chuyên gia, những thành phần nicotine, cồn, chất kích thích tác động tiêu trực đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và có thể làm suy giảm chức năng thận, gan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
Để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể, người bị thoái hóa khớp gối cần kiên sử dụng bia rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác

Bên cạnh đó, việc lạm dụng bia rượu, thuốc lá còn ảnh hưởng đến hệ thống các khớp xương, sụn khớp sẽ bị bào mòn và hư tổn nhanh chóng. Từ đó, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh chóng, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng.

8. Dầu ngô và dầu cọ

Trong dầu cọ và dầu ngô có chứa hàm lượng axit béo omega-6 dồi dào. Đối với người đang bị thoái hóa khớp gối, việc tiêu thụ dầu ngô và dầu cọ quá nhiều có khiến tình trạng sưng viêm, đau nhức ở khớp gối trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Do đó, thay vì sử dụng dầu cọ, dầu ngô và những thực phẩm chứa hàm lượng axit béo omega-6 cao, bạn có thể sử dụng những loại dầu cá và thực phẩm  giàu axit béo omega-3.

Bài viết trên đây đã giải đáp “Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi”. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, hãy tham vấn chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Cùng chuyên mục

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì để tăng dịch nhờn cho khớp

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng lượng dịch...

Thoái hóa khớp gối ở người già: Cách phòng ngừa, điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến ở người già. Bệnh thường gây đau nhức ổ khớp đi kèm với tình trạng cứng khớp, khớp phát ra...

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối và cách luyện tập phục hồi

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu...

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn...

Chế độ ăn cho người thoái hoá khớp

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị. Kết hợp...

thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm được đặc trưng bởi các triệu chứng như đau nhức ở thái dương hàm, khi há hay ngậm miệng đều nghe thấy lục.. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn