Mòn sụn khớp gối: Cách phòng ngừa và điều trị phục hồi

Hẹp khe khớp gối là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Thoái hóa khớp thái dương hàm là gì? Cách nhận biết

Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp phòng bệnh hiệu quả

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Bác sĩ giải đáp

Rách sụn chêm khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và cách khắc phục

Khô khớp gối ở người trẻ: Cách điều trị, ăn uống giúp hồi phục

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Bệnh chớ xem thường

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Giải đáp

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, sưng đỏ ở ổ khớp,… Bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. “Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi đây là một trong những bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Giải đáp
“Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi đây là một trong những bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Giải đáp

Các biểu hiện thoái hóa khớp gối không chỉ xuất hiện ở những người trung niên và cao tuổi mà ở những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các mô sụn ở khớp đầu gối bị tổn thương. Lâu dần, sụn khớp sẽ bị hủy hoại, trở nên mỏng dần, độ đàn hồi bị giảm đi và mất đi khả năng bảo vệ xương. Lúc này sẽ xuất hiện những biến đổi trên bề mặt xương hoặc dẫn đến hiện tượng lắng đọng canxi. Thậm chí khiến ổ khớp bị biến dạng, hư hỏng.

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối gây đau nhức âm ỉ, cơn đau có xu hướng trở nên nặng nề hơn, nhất là khi người bệnh di chuyển, vận động mạnh. Do đó, không ít người bệnh lo lắng việc đi bộ hay chạy bộ có ảnh hưởng đến bệnh lý, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng không.

Theo các chuyên gia đầu ngành, trường hợp bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể đi bộ mỗi ngày, tuy nhiên nên hạn chế bộ môn chạy bộ. Bởi việc chạy bộ, nhất là với cường độ mạnh sẽ gia tăng áp lực lên ổ khớp gối, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Trong khi đó, đi bộ đúng cách sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể cũng như tăng cường sức đề kháng cho xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số lợi ích của việc đi bộ trong quá trình điều trị bệnh lý như sau:

1. Đi bộ giúp phục hồi lại khớp xương

Tình trạng thoái hóa khớp gối dẫn đến các mô sụn bị ăn mòn và có xu hướng bị hủy hoại nhanh chóng. Khi chức năng của mô sụn bị suy giảm sẽ dễ gây đau nhức khớp và co cứng. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động hàng ngày.

Đi bộ là bộ môn vận động nhẹ nhàng có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất ở sụn khớp diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, việc đi bộ đúng cách còn hỗ trợ quá trình phục hồi khả năng vận động ở khớp gối bị thoái hóa.

Bộ môn này còn mang lại lợi ích cho các đốt sống lưng, nên thường được khuyến khích áp dụng với những trường hợp bị thoái hóa cột sống, thoái vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa.

2. Kiểm soát và duy trì cân nặng

Tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Việc kiểm soát và duy trì chỉ số cân nặng phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Kiểm soát và duy trì cân nặng
Các trường hợp bị thừa cân, béo phì bên cạnh việc vận động đi bộ, cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt xấu

Các trường hợp bị thừa cân, béo phì bên cạnh việc vận động đi bộ, cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt xấu. Duy trì chỉ số cân nặng hợp lý sẽ làm giảm áp lực lên đầu đối, đặc biệt là những người vận động, di chuyển nhiều.

3. Củng cố đôi chân vững chắc

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc hỗ trợ phục hồi các khớp xương thì bộ môn đi bộ còn mang lại các lợi ích khác như tác động đến cơ bắp xung quanh khớp khối. Khi cơ bắp vững chắc sẽ tạo điểm tựa chắc chắn, từ đó làm giảm áp lực lên khớp ở đầu gối. Thông qua đó, đôi chân của người bệnh sẽ vững chắc và khỏe mạnh hơn trong quá trình di chuyển, vận động.

4. Tăng cường hoạt động lưu thông máu

Việc đi bộ đúng cách còn tác động, giúp tăng cường hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ môn này còn kích thích hệ thống cơ bắp giãn ra, nóng lên và hạn chế chèn ép lên mạch máu.

Khi hoạt động lưu thông máu diễn ra thuận lợi lợi sẽ cải thiện các triệu chứng đau nhức hoặc co cứng ở khớp gối. Đồng thời đưa các dưỡng chất và oxy đến nuôi dưỡng và hỗ trợ làm lành các thương tổn ở mô sụn.

Người bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể đi bộ vận động giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đi bộ đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất, tránh phát sinh rủi ro.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách dành cho người bị thoái hóa khớp gối

Đi bộ thường xuyên sẽ giúp nâng cao thể trạng, cũng như tăng cường sức khỏe, góp phần hỗ trợ bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần áp dụng đúng cách dựa vào mức độ các triệu chứng bệnh lý và thể trạng.

1. Trước khi đi bộ cần chuẩn bị kỹ

Đi bộ là bộ môn vận động nhẹ nhàng, do đó người có thể trạng và sức khỏe tốt có thể không cần chuẩn bị kỹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị thoái hóa khớp gối cần chú trọng bước chuẩn bị nhằm tránh phát sinh rủi ro trong quá trình tập luyện.

Trước khi đi bộ cần chuẩn bị kỹ
Nên lựa chọn một đôi giày thể thao vừa với chân, ưu tiên chọn loại giày dành cho mục đích đi bộ

Dưới đây là một số lưu ý trước khi đi bộ:

  • Nên lựa chọn một đôi giày thể thao vừa với chân, ưu tiên chọn loại giày dành cho mục đích đi bộ
  • Chọn mặc trang phục thoải mát, rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt giúp cơ thể thoải mái hơn trong quá trình tập luyện
  • Chọn địa điểm luyện tập bằng phẳng, thoáng mát rộng rãi
  • Bạn nên ăn nhẹ trước khi luyện tập khoảng 45 phút giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để việc đi bộ diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị nước uống trong khi tập luyện

2. Khởi động trước khi đi bộ

Các bài khởi động được xem là bước quan trọng đối với các bộ môn vận động. Nhất là với các trường hợp mắc các bệnh lý về xương khớp không nên bỏ qua bước khởi động trước khi thực hiện các bài tập luyện, bao gồm đi bộ.

Đối với bài tập đi bộ, người bệnh nên dành khoảng 10 phút để khởi động giúp làm nóng cơ thể. Đặc biệt, bạn nên chú ý khởi động kỹ ở động tác xoay cổ chân và xoay gối.

Bên cạnh đó, việc khởi động trước khi bộ còn giúp các gân cơ được giãn ra, làm giảm nguy cơ gặp các chấn thương trong suốt quá trình luyện tập.

3. Chú ý kỹ thuật và cường độ đi bộ

Đối với các trường hợp bị thoái hóa khớp gối, người bệnh cần lưu ý đến kỹ thuật cũng như cường độ đi bộ. Việc áp dụng đúng cách không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị mà còn hạn chế phát sinh những rủi ro đáng tiếc.

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tư thế đi bộ: Giữ thẳng cột sống lưng, đồng thời hướng đầu về phía trước, kết hợp đánh nhịp 2 cánh tay ở 2 bên hông.
Chú ý kỹ thuật và cường độ đi bộ
Đối với các trường hợp bị thoái hóa khớp gối cần duy trì cường độ đi bộ khoảng 50 – 60 bước/ phút
  • Kỹ thuật đi bộ: Bạn nên chú ý đảm khoảng cách giữa các bước đi, khoảng cách bước đi phù hợp được khoảng 2 bàn chân. Trong quá trình đi bộ bạn cần bước thật đều, tránh di chuyển với tốc độ nhanh và sải bước dài.
  • Cường độ đi bộ: Đối với các trường hợp bị thoái hóa khớp gối cần duy trì cường độ đi bộ khoảng 50 – 60 bước/ phút. Khi khả năng vận động của khớp được cải thiện, bạn có thể tăng dần cường độ sao cho phù hợp với thể trạng.

4. Vấn đề về thời gian

Đối với những người có sức khỏe và thể trạng bình thường có thể đi bộ trong vòng 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị thoái hóa khớp gối, bên chú ý thời gian tập luyện phù hợp với sức khỏe. Đây tuy là bộ môn vận động nhẹ nhàng nhưng nếu áp dụng không đúng cách có thể phát sinh rủi ro, đặc biệt là các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.

Dưới đây là một số lưu ý về thời gian đi bộ:

  • Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên duy trì đi bộ từ 20 – 30 phút. Tùy thuộc vào khả năng vận động mà bạn có thể điều chỉnh thời gian luyện tập phù hợp.
  • Mỗi tuần, người bệnh nên đi bộ từ 4 – 5 buổi giúp tăng nâng cao thể trạng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả.
  • Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để đi bộ là buổi sáng và buổi tối.
  • Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt bạn có thể nghỉ ngơi vài phút rồi tiếp tục đi.
  • Khi đi bộ lâu dần, bạn có thể tăng thời gian sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng.
  • Nên dừng lại khi tình trạng đau nhức khớp gối bị kích hoạt trong quá trình tập luyện.

Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?” cũng như hướng dẫn cách đi bộ đúng cách và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thời gian luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Cùng chuyên mục

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi gây đau nhức khó và khó khăn trong vận động. Bệnh có xu hướng tiến triển...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn - Ưu và nhược điểm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – Ưu và nhược điểm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn giúp cải thiện chức năng vận động của khớp gối, giảm đau nhức, làm chậm quá trình gây viêm xương khớp....

Top 9 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất

Tác dụng chính của các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối là kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm, đồng thời hỗ trợ phục...

thuốc tăng chất nhờn cho khớp

Top 8 Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp, tái tạo sụn tốt nhất

Thuốc tăng chất nhờn cho khớp sẽ cải thiện tình trạng khớp bị khô quá mức, nhờ đó làm giảm tình trạng ma sát và làm giảm những cơn đau...

bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối

7 bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối đơn giản nhất

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được khuyến khích luyện tập đơn giản tại nhà để giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Mục...

Dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối và cách luyện tập phục hồi

Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này biểu hiện qua các dấu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn