Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Danh sách thực phẩm tốt nhất

Có nên tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ nguyên nhân do đâu?

5 bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt và cách xử lý

5 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt với 5 cách đơn giản

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và hướng điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện bệnh?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao?

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một trong những triệu chứng cảnh báo rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh cần phải sớm đề phòng để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay do đâu?

Theo thống kê, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người, trong đó có đến hơn 90% người bệnh nằm ở độ tuổi trên 80. Bệnh khiến xung quanh vùng xương bả vai và cánh tay yếu dần đi, cổ cứng, đau đầu, tê ngứa vai cổ, cánh tay và gây ra rất nhiều các triệu chứng nguy hiểm khác. Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh chính là tình trạng tê cánh tay.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là triệu chứng nhiều người bệnh gặp phải, thường có liên quan đến sự chèn ép của các dây thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chính là do tình trạng chèn ép dây thần kinh vùng cổ tay, phần lớn thường liên quan đến vô căn. Theo cấu tạo bình thường, các đốt sống cổ sẽ được liên kết với nhau bằng đĩa đệm. Ở giữa các đốt sống này có một lỗ liên hợp giúp cho các dây thần kinh đi ra và chi phối hoạt động tại các cơ quan như vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cổ tay và ngón tay.

Khi có dấu hiệu thoái hóa tại đây, các dây thần kinh liên hợp tại đây sẽ bị thu hẹp và chèn ép lên các dây thần kinh cánh tay khiến tay bị tê cứng và châm chích, việc cầm nắm mang vác lúc này có thể gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này còn được gọi với các tên khác là hội chứng ống cổ tay và thường gặp chủ yếu ở phụ nữ có thai hay những người thường xuyên làm các công việc văn phòng liên quan đến đánh máy hay phải vận động cổ tay nhiều.

Bên cạnh đó, với những người bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo thoát vị đĩa đệm tại cơ quan này cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng tê cứng cánh tay do chèn ép các dây thần kinh tủy sống. Những người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ nhưng nằm sai tư thế, thường nằm nghiêng về bên bên hay chèn ép vào tay cũng là một trong số những nguyên nhân khiến tình trạng tê tay kéo dài sau khi thức dậy.

Bệnh nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến khả năng cầm nắm, làm việc dần bị ảnh hưởng, tinh thần sa sút mệt mỏi rất nhiều. Người bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Các triệu chứng của bệnh khá rõ ràng với tình trạng tê cứng hai cánh tay, đặc biệt ở các vị trí như ngón cái, ngón trỏ hay phía nửa ngoài của ngón đeo nhẫn. Đặc biệt khi làm các công việc cần phải vận động cổ tay nhiều như đánh máy, giặt đông, chơi game hay khi cầm nắm cơn đau có xu hướng ngày càng tăng mạnh. Với những người lái xe đường dài thể mất cảm giác, tay tê cứng và phải dừng nghỉ một thời gian dài mới có thể giảm các triệu chứng này.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Triệu chứng chung của bệnh là tình trạng tê rần các ngón tay khiến khả năng hoạt động hay cầm nắm gặp ảnh hưởng

Cảm giác đau buốt có thể xuất hiện từ vùng xương trở ra và thường xuất hiện với tần suất lớn hơn khi thay đổi thời tiết, trời lạnh, về đêm đặc biệt là sáng sớm. Bệnh kéo dài lâu có thể gây ra hội chứng chèn ép tủy làm teo cơ, yếu chi, mất khả năng cầm nắm, thậm chí có thể dẫn tới bại liệt nếu không điều trị kịp thời.

Kèm theo đó, người bệnh có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng bất thường khác như đâu đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do bị chèn ép dây thần kinh khiến máy huyết kém lưu thông tuần hoàn.Kèm theo đó một số rối loạn xảy ra trên hệ thần kinh kèm theo như mất ngủ, ù tai, thay đổi tính khí, hay cáu gắt…

Các xét nghiệm kiểm tra thường được chỉ định

Để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể làm các xét nghiệm kiểm tra để có hướng điều trị chính xác nhất. Một số xét nghiệm thường được chỉ định để kiểm tra tình trạng bệnh bao gồm

  • Chụp X-quang vùng cổ: Mục đích của chụp X quang nằm phát hiện sớm nếu có sự xuất hiện của các gai xương đồng thời loại bỏ các nguy cơ có khối u hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, gãy xương có thể xảy ra.
  • CT scans: Nhằm đem đến hình ảnh chính xác về xương cột sống cổ
  • Chụp MRI: nhằm tìm hiểu chính xác vị trí các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
  • Chụp cắt lớp: nhằm chắc chắn kết quả chính xác từ chụp X-quang và chụp CT.
  • Kiểm tra Electromyography: người bệnh sẽ được chỉ định làm một số thí nghiệm để đo lường mức độ hoạt động cơ bắp thông qua kết quả điện tâm đồ trong tình trạng đang xuất hiện dấu hiệu co thắt hoặc thư giãn.
  • Thử nghiệm dẫn truyền của dây thần kinh: Lúc này bác sĩ sẽ gắn các điện cực tại các khu vực cần kiểm tra lên dây thần kinh. Thiết bị này có tác dụng dẫn truyền dòng điện với cường độ nhẹ đưa đến tay nhằm kiểm tra mức độ và tốc độ phản ứng của tín hiệu thần kinh tại tay.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra chính xác an toàn nhất, từ đó có thể đưa ra các hướng điều trị phù hợp để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Để điều trị tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ, cần phải điều trị thoái hóa đốt sống cổ sứt điểm đầu tiên. Người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất. Các phương pháp điều trị thường được chỉ định bao gồm

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng các loại thuốc Tây y sẽ là cách giúp giải quyết các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Tuy nhiên việc dùng thuốc chỉ có thể được chỉ định trong thời gian ngắn vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe có thể xảy ra

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc giảm đau để ức chế các triệu chứng tạm thời

Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm

  • Các thuốc giảm đau: thường chỉ định các Paracetamol để giảm đau vì ít tác dụng phụ và có thể mua phổ biến ngoài các hiệu thuốc. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với một số loại thuốc như (codein, dextropropoxyphen để tăng tác dụng điều trị. Một số loại thuốc khác cũng được chỉ định nếu dùng  Paracetamol không mang lại tác dụng như NSAIDS, tramadol, vitamin 3B,…
  • Các thuốc giãn cơ: chỉ định nhằm giúp cơ bắp được thư giãn, từ đó giảm tình trạng tê cứng nhức mỏi tay hiệu quả. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Tolperisone, Eperisone, Mephenesin, Methocarbamol,…
  • Các thuốc chống thoái hóa: nhằm làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc phổ biến thường được dùng như  piascledine, glucosamine sulfate
  • Thuốc có chứa ursultiamin: đây là nhóm chất có thể giúp giảm tình trạng tê tay và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động của cánh tay cực kỳ hiệu quả.

Tuy nhiên như đã nói, do các loại thuốc này da phần đều kèm theo khá nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần phải bảo tuân theo đúng toa thuốc được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều thuốc vì đều có thể khiến việc điều trị không còn đem lại kết quả như mong đợi.

Điều trị bằng Y học cổ truyền

Với các trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng, việc điều trị bằng y học cổ truyền cũng được rất nhiều người hướng tới vì vừa có hiệu quả, không gây tác dụng phụ đồng thời cực kỳ an toàn cho sức khỏe. Theo đó Đông y thường sử dụng các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt hay massage vào trong điều trị các triệu chứng tê cứng nhức mỏi tay có liên quan đến thoái hóa cột sống cổ.

Tuy nhiên người bệnh cần đảm bảo thực hiện điều trị tại các phòng bệnh uy tín, an toàn, có lương y giỏi để đảm bảo thực hiện đúng cách. Hiện nay hầu hết các bệnh viện lớn cũng đều có khoa y học cổ truyền, do đó người bệnh nên tham khảo thực hiện tại đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Vật lý trị liệu

Với các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay khiến khả năng cầm nắm hoạt động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định vật lý trị liệu để có thể phục hồi chức năng vận động nhanh chóng. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp trị liệu thần kinh cột sống nhằm đưa cấu trúc cột sống về đúng vị trí đồng thời kết hợp các bài tập giúp loại bỏ sự chèn ép tại các dây thần kinh liên hợp.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Vật lý trị liệu có thể được chỉ định nhằm nhanh chóng phục hồi chức năng của tay

Các bài tập này cần có sự giám sát đảm bảo từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng cách, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Ngoài ra một số phương pháp khác như dùng ti laser, sóng siêu âm hay dùng nhiệt cũng được áp dụng để kích thích khả năng phục hồi để đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất.

Điều trị ngoại khoa

Việc phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi điều trị bằng các phương pháp khác đã còn còn đem lại tác dụng khả quan. Người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa riêng, có đầy đủ cơ sở vật chất để hỗ trợ việc điều trị an toàn và đảm bảo kết quả tốt nhất.

Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay

Để phòng tránh các biến chứng bệnh có thể gây ra hiệu quả, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau đây

  • Điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh lý liên quan nếu có
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, chú ý làm nóng cơ thể xoay tròn các khớp cổ tay, cổ thân trước khi vận động
  • Chú ý tư thế ngủ đúng cách, hạn chế tính trạng chèn ép lên các cánh tay hay ngoẹo cổ
  • Với những người có tính chất công việc dễ gây tê mỏi tay hay cổ, nên chú ý thư giãn làm giãn cơ khoảng 30- 60 phút một lần.
  • Với những người làm công việc văn phòng cần đánh máy nhiều nên điều chỉnh sao cho mặt bàn vừa với vị trí tay, cổ tay, tránh để tay phải ưỡn quá nhiều
  • Giải lao và đi lại nhẹ nhàng khoảng ít nhất 2 tiếng/ lần
  • Ngâm tay với nước ấm mỗi ngày sẽ giúp tay thư giãn hơn
  • Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để phòng tránh bệnh tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay và các điều trị, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu thấy các triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành điều trị để có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Người thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?

Người thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối hay không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi chúng ta đều biết rằng căn bệnh thoái...

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh thường gặp và xảy ra phổ biến ở người trung niên, đứng tuổi được hình thành từ những...

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?

Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện bệnh?

Nhiều người nghĩ rằng những người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ cần nằm im một chỗ, hạn chế tối đa vận động và không làm gì cả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn