Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân, biểu hiện, hướng điều trị

Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì tốt?

9 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống đơn giản dễ tập tại nhà

Bài thuốc từ cây dền gai chữa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để điều trị bệnh tốt nhất là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng quan tâm tìm hiểu để có thể hết bệnh nhanh chóng. Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học này cũng với việc tập luyện sức khỏe và các loại thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tối ưu.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Triệu chứng của thoái hóa cột sống là những cơn đau từ âm ỉ đến trầm trọng tại các khu vực bị thoái hóa như lưng, cổ. Những cơn đau có thể kèm theo tê cứng khớp tại các cơ quan lân cận như tay, chân, đùi .. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở những người trên độ tuổi 30 và gặp chủ yếu ở những người trong độ tuổi 50, trong đó nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị thoái hóa cột sống

Việc điều trị thoái hóa cột sống cần kết hợp giữa các loại thuốc hay vật lý trị liệu theo phác đồ của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tại nhà của người bệnh. Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi, cải thiện và phòng tránh bệnh tái phát. Bởi dinh dưỡng cũng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn gây ra thoái hóa.

Theo đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp bổ sung canxi và hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể. Các dưỡng chất khác như protein, vitamin cũng vô cùng cần thiết để sức khỏe được ổn định, tránh bị các tác nhân khác xâm nhập. Vậy người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt nhất?

Sữa

Sữa là một trong những thực phẩm hàng đầu mà người bệnh thoái hóa không thể bỏ qua. Thay vì sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga, bia rượu sẽ làm phá hủy xương và ngăn cản sự hấp thụ canxi thì việc uống sữa sẽ mang lại tác dụng hoàn toàn ngược lại. Dùng sữa đúng cách có thể giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục các sụn khớp bị hư tổn và tăng cường sức khỏe đáng kể.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Trong sữa có chứa hàm lượng canxi rất cao cùng các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe người bệnh

Thành phần chính trong các loại sữa chủ yếu là canxi. Đây cũng là thành phần quan trọng nhất để cấu tạo và bảo vệ sự chắc khỏe xương. Chính vì vậy việc bổ sung sữa có thể hệ thống xương khớp được khỏe mạnh, dẻo dai và phục hồi đáng kể, đặc biệt với những người trẻ tuổi còn có khả năng tự phục hồi các mô sụn.

Ngoài ra, trong ki bị thóa hóa cột sống người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi không muốn ăn uống khiến cơ thể ngày càng suy nhược nhanh chóng hơn. Sữa có vị ngọt nên khá dễ uống, dễ tiêu hóa lại cũng có rất nhiều dưỡng chất nên rất phù hợp để dùng cho những người đang điều trị hoặc sau điều trị cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa với mức độ canxi khác nhau phù hợp với từng nhu cầu và đối tượng người dùng như sữa bò, sữa dê, các loại sữa công thức.. Với những người bị dị ứng đạm bò thì có thể dùng các loại sữa hạt có nguồn gốc thiên nhiên như sữa đậu nành, sữa óc chó.. Nếu đối tượng sử dụng là những người lớn tuổi thì nên dùng các loại sữa công thức để dễ hấp thụ vào cơ thể hơn.

Một lưu ý cần chú ý là không nên dùng sữa và các viên uống canxi cùng lúc để tránh gây ra quá trình tương tác giữa hai loại canxi. Thời gian sử dụng giữa sữa và canxi nên giãn cách khoảng 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo cơ thể hấp thụ được hết các chất cần thiết.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là chất không thể thiếu trong hệ thống xương khớp của mỗi người. Thiếu hụt các chất này chính là nguyên nhân khiến mật độ xương giảm dần làm tăng nguy cơ loãng xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra thoái hóa sớm ở nhiều người trẻ. Vì vậy cần tăng cường bổ sung thêm canxi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ xương khỏe mạnh và phục hồi nhanh hơn.

Các thực phẩm giàu canxi mà ai cũng biết như  hải sản, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, cá hồi.. Các chuyên gia cho biết nhu cầu canxi cần thiết mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe là khoảng 500mg canxi. Với những người bị thoái hóa cột sống thì hàm lượng này có thể tăng do xương phải bổ sung thêm canxi để bù đắp vào các hư tổn trước đó.

Chú ý rằng với những người nếu sau điều trị thoái hóa cột sống mà có phẫu thuật thì cần phải hạn chế một số thực phẩm trong nhóm này, đặc biệt là hải sản vì có thể gây để lại sẹo. Mặt khác mặc dù bổ sung nhiều canxi qua thực phẩm nhưng vẫn không thể cung cấp đủ nhu cầu cần thiết, vì vậy nên uống thêm sữa canxi hoặc các viên uống canxi để xương được phục hồi nhanh hơn.

Các loại cá béo giàu Omega 3

Nếu bạn vẫn chưa biết bị thoái hóa cột sống nên ăn gì các loại cá béo chính là một lựa chọn thông minh. Điều này cũng đã được các chuyên gia dinh dưỡng và khuyến khích tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày với những người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp nói cùng để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Hàm lượng omega 3 trong các nhóm cá béo có thể làm giảm tình trạng sưng viêm trong sụn khớp cột sống

Nghiên cứu cho thấy trong nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng Omega-3 khá cao. Hoạt chất này có khả năng ức chế tình trạng viêm, nhờ đó hạn chế các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp do thoái hóa cột sống gây ra hiệu quả. Quá trình điều trị bệnh cũng nhờ đó được đẩy nhanh tiến độ hơn hẳn.

Cần chú ý rằng dù là nhóm cá béo nhưng thực chất nó lại chứa nhóm acid béo không no nên sẽ không gây ra tình trạng béo phì tăng cân gây nguy hiểm cho những người đang cần kiểm soát cân nặng để cải thiện bệnh. Tuy nhiên vẫn nên duy trì ăn ở mức độ hợp lý. Bác sĩ khuyến khích người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn các loại cá béo khoảng 3 lần một tuần hoặc ít nhất 4 lạng 1 tuần.

Một số loại cá béo phổ biến có chứa hàm lượng omega3 cao như cá thu, cá hồi, cá trích hay cá trống.. Tuy nhiên với những người bị dị ứng hay không ăn được cá thì nên chuyển sang bổ sung các thực phẩm hay các loại thuốc tương đương để cải thiện bệnh.

Nước canh hầm xương

Hàn Quốc là một trong đất nước thường có rất nhiều món canh hầm xương, đặc biệt là xương bò bởi họ biết rằng trong thực phẩm này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho hệ thống xương khớp. Đây là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều canxi bởi trong quá trình hầm các dưỡng chất có trong xương động vật đã tiết ra nước khiến nó trở thành một món ăn vô cùng bổ dưỡng.

Bên cạnh đó, điều đã làm nên chất lượng của canh hầm xương chính là hàm lượng Glucosamine và Chondroitin rất lớn. Đây là hai hoạt chất tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo sụn khớp giữa các đốt cột sống. Đồng thời chất này cũng làm giảm tình trạng sưng viêm đáng kể tại các vùng bị tổn thương, từ đó giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra tại lưng cổ hay chân tay.

Nước hầm hương còn đem đến những tác dụng vô cùng hiệu quả như tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, bảo vệ chức năng thận và điều trị các triệu chứng cảm cúm. Đặc biệt với những người đang điều trị thoái hóa cột sống khiến cơ thể bị suy nhược nhanh càng nên bổ sung món ăn này để có thể phục hồi sức khỏe ổn định hơn và tiếp nhận các liệu pháp điều trị cần thiết được chỉ định.

Chú ý nên hầm xương bằng các loại xương như xương heo, bò hay xương gà là tốt nhất. Tùy vào lượng nấu mà căn chỉnh thời gian hầm phù hợp, hạn chế nêm nếm quá mặn hay để nước cạn nhiều lần. Với những người đang điều trị bệnh không muốn ăn uống có thể cho dùng nước hầm không hoặc nấu thành cháo loãng để bổ sung thêm năng lượng cho người bệnh.

Thực phẩm giàu vitamin D

Bổ sung canxi cần phải song song với bổ sung vitamin D bởi nếu thiếu chất này thì khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ không được tối ưu nhất. Đồng thời chất này cũng tham gia vào quá trình tái tạo và tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương nên cần phải bổ sung các thực phẩm có chứa chất này một cách hợp lý.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Vitamin D không chỉ tham gia vào quá trình phục hồi các sụn khớp mà còn giúp cơ thể được hấp thụ canxi tới ưu hơn

Vitamin D cùng hormon tuyến cận giáp PTH khi vào đến xương sẽ tham gia quá trình kích thích chuyển hoá canxi và phospho từ đó cải thiện quá trình lắng đọng canxi của xương giúp hai chất này được gắn trong mô xương chắc chắn hơn. Nhờ đó hệ thống cột sống cũng hoạt động vững chắc và linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau nhức đáng kể

Các thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá béo, gan cá, lòng đỏ trứng, phô mai, ngũ cốc.. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần cung cấp đủ dầu mỡ để cơ thể có thể hấp thụ chất này. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh cần kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên cột sống thì cần phải chú ý gia giảm dầu mỡ ổn định, có thể dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu sẽ tốt hơn.

Một cách khác để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, hỗ trợ chuyển hóa canxi chính là tắm nắng. Người bệnh nên tắm nắng khoảng 10- 15 phút mỗi ngày vào các khung giờ 7-9h sáng hay 4-5 h chiều để hạn chế các tác động của tia UV có hại khác.

Các loại hạt

Hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu nành đều là các thực phẩm có hàm lượng canxi vô cùng cao rất tốt cho những người đang điều trị thoái hóa cột sống. Các chuyên gia cũng khuyến khích, thay vì ăn vặt người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm này để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Các loại hạt như óc chó hay hạnh nhân không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo xương. Trong 100g hạnh nhân có đến 269 mg canxi tương đương với 1/4 nhu cầu cần thiết mỗi ngày, trong khi đó óc chó là 260mg còn 65 mg canxi.. Vì thế sử dụng các thực phẩm này sẽ giúp xương khớp khỏe lên nhanh chóng.

Tuy nhiên bạn nên chọn những loại hạt được chế biến dưới dạng nguyên chất, không tẩm ướp các phụ gia. Bởi các món ăn như hạt điều rang muối thường có chứa hàm lượng muối natri cao và có thể gây phá hủy xương nhiều hơn. Ngoài ra nếu ăn dưới dạng hạt trực tiếp do các loại hạt này khá cứng nên có thể không tốt cho tiêu hóa, vì vậy người bệnh nên kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp.

Bên cạnh việc ăn trực tiếp thì sử dụng các loại hạt dưới dạng sữa chính là gợi ý tuyệt vời cho những người đang băn khoăn thoái hóa cột sống nên ăn gì. Sữa hạt cũng khá dễ sử dụng, hấp thu chuyển hóa nhanh và cực kỳ thích hợp cho những người bị dị ứng đạm bò hay đang cần kiểm soát cân nặng.

Cà rốt

Cà rốt được đánh giá là một trong những thực phẩm rất tốt cho xương khớp, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch, duy trì và tái tạo các tế bào khỏe mạnh cho toàn bộ cơ thể. Đặc biệt với những người bị thoái hóa cột sống thì nên dùng cà rốt vì nó chứa khá ít calo, chỉ khoảng 25 calo nên có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả. Do có hàm lượng đến 88% là nước nên cà rốt cũng tạo cảm giác no nhanh hơn.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Trong cà rốt có hàm lượng vitamin A cao nhưng lượng calo thấp rất phù hợp cho những người đang cần kiểm soát cân nặng

Dù có hàm lượng canxi không cao nhưng trong thực phẩm này lại có chứa 2 thành phần thiết yếu là vitamin A và carotenoid . Đây cũng là hai hoạt chất vô cùng cần thiết để xương khỏe mạnh hơn đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ các loại canxi khác. Vitamin A và vitamin E còn giúp bảo vệ sụn khớp và các lớp xương phía dưới dưới sụn đáng kể nên có thể ngăn chặn tình trạng sưng viêm.

Nhờ hàm lượng vitamin A cao nên thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh toàn diện hơn, ngăn ngừa nguy cơ các yếu tố bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus gây bệnh trong lúc sức khỏe đang suy giảm. Hoạt chất này cũng làm đẩy lùi quá trình lão hóa của xương khớp, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đáng kể.

Với những người bị thoái hóa cột sống có thể kết hợp việc hầm nước dùng xương cùng với cà rốt để các dưỡng chất cần thiết cho việc trị bệnh hơn. Ngoài ra làm nước ép cà rốt cũng là phương pháp hiệu quả để cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm này nhất.

Các loại rau xanh

Không chỉ những người bệnh thoái hóa cột sống mà bất cứ ai cũng nên bổ sung rau xanh để tốt cho sức khỏe hơn. Vai trò chung của các loại rau chính là cung cấp các chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Đồng thời các loại rau xanh cũng chứa rất nhiều canxi và các vitamin cần thiết cho quá trịnh phục hồi lại các tổn thương trong hệ thống xương khớp sau khi bị tổn thương.

Có thể kể đến như trong 100g súp lơ có đến 47mg canxi, trong rau cải chip là 157mg canxi coa hơn cả một số loại sữa bò hay tôm cá.. Các vitamin D, A, E hay các chất chống oxy hóa hầu hết cũng có hầu hết trong các loại rau xanh nên tốt nhất bạn nên bổ sung thêm thực phẩm này vào trong khẩu phần ăn hằng ngày để có thể cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Thực phẩm giàu vitamin C

Mọi người thường biết đến vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch nhưng ít người biết rằng hoạt chất này cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình chắc khỏe xương. Vitamin C tham gia vào việc hình thành các collagen cần thiết để hình thành và tái tạo các sụn khớp bị hư tổn. Do đó bổ sung hoạt chất này sẽ giúp tăng cường khả năng chữa lành các cơ, gân hay dây chằng, đĩa đệm tại cột sống.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Viitamin c giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thê khỏe mạnh hơn đồng thời kích thích sản sinh các collagen để tái tạo sụn khớp

Đồng thời như đã nói vitamin C cũng giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn, phòng tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập khi sức đề kháng suy yếu và gây ra các bệnh trầm trọng hơn. Bổ sung vitamin C mỗi ngày cũng giúp tinh thần phấn chấn, giảm căng thẳng đáng kể.

Các thực phẩm giàu vitamin C như cam,quýt, kiwi, táo, khoai lang cùng một số loại rau xanh. Sử dụng nước ép trái cây này mỗi ngày thay cho các loại nước ngọt có ga sẽ vừa tốt cho xương lại vừa làm đẹp da hiệu quả. Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu người bệnh chưa biết bị thoái hóa cột sống nên ăn gì.

Thực phẩm nhiều sắt

Sắt cũng là các khoáng chất cần thiết giúp các duy trì ổn định các tế bào khỏe mạnh, tiếp nhận oxy và loại bỏ carbon tối ưu hơn. Sắt cũng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản xuất các myoglobin cần thiết để các cơ và cột sống được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp kích thích sản xuất các collagen và chuyển đổi vitamin D theo dạng hoạt động của nó trong xương.

Đặc biệt sắt tham gia chính trong quá trình tạo ra máu tốt. Máu được đưa đến các mô và tế bào đầy đủ dưỡng chất chính là tiền đề để các cơ quan, mô sụn bị hư hỏng được phục hồi nhanh hơn. Nhất là với những người bị thoái hóa cột sống cần phẫu thuật thì càng cần tăng cường chất lượng máu để sức khỏe nhanh trở lại như bình thường.

Một số thực phẩm được đánh giá có hàm lượng sắt dồi dào như vỏ tôm, cua, rau chân vịt, bông cải xanh, trứng gà..

Ngũ cốc

Ngũ cốc không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho những người bệnh hoạt động hiệu quả để có thể tiếp nhận các liệu pháp phục hồi đạt kết quả tốt hơn mà còn có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh khá hiệu quả. Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ, chất oxy và đặc biệt là Omega 3 có thể ngăn chặn những ảnh hưởng của các gốc tự do lên sụn khớp, từ đó đẩy lùi quá trình lão hóa nhanh chóng.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Ngũ cốc có chứa hàm lượng canxi, chất xơ, Omega3 mà calo lại khá thấp nên những người bị thoái hoái cột sống đang cần giảm cân nên tham khảo

Một số loại ngũ cốc quen thuộc như gạo lứt, bắp, đậu đỏ, đậu xanh.. Những người đang trong chế độ kiểm soát cân nặng cũng nên ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc như bắp hay gạo lứt thay cho các loại gạo thông thường để có thể giảm cân tốt hơn.

Một số lưu ý khi thực hiện dinh dưỡng cho người thoái hóa cột sống

Việc điều trị thoái hóa cột sống là một con đường dài, không phải ngày một ngày hai là có thể hết nên người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Việc bổ sung chất qua thực phẩm không chỉ giúp hỗ trợ việc điều trị các triệu chứng đau nhức và hư tổn tại xương mà còn giúp cơ thể luôn ở mức ổn định để có thể tiếp nhận các phương pháp điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Nếu sức khỏe người bệnh quá yếu thì các phương pháp điều trị có thể gặp một hạn chế để phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không nên chỉ tập trung vào bổ sung canxi mà quên mất các chất khác cũng quan trọng không kém.

Một số lưu ý người bệnh cũng cần chú ý khi thực hiện dinh dưỡng cho người thoái hóa cột sống bao gồm

  • Tránh nêm nếm quá mặn sẽ làm hủy hoại xương khiến việc điều trị không đem lại kết quả tốt
  • Hạn chế nêm nếm quá ngọt, quá nhiều đường
  • Hạn chế thực hiện các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay cần chiên đi chiên lại nhiều lần
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn hằng ngày để tạo hứng thú ăn uống hơn cho người bệnh
  • Ưu tiên các món ăn mềm, nêm nếm ít, các món hầm, canh, súp dễ ăn
  • Không ăn nội tạng động vật hay đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế ăn các món ăn vặt snack, bim bim..
  • Sử dụng trái cây, sữa chua, các loại hạt để làm món ăn vặt
  • Không sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga hay các chất kích thích khác trong suốt quá trình điều trị.
  • Uống đủ 2l nước mỗi ngày, tăng cường thêm các loại nước ép trái cây hay rau củ

Bên cạnh đó người bệnh còn cần kết hợp thay đổi một chế độ sinh hoạt khoa học hơn. Ngủ đủ giấc, tập luyện các bài thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, tránh mang vác vật nặng chính là cách để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi thoái hóa cột sống nhanh chóng nhất.

Trên thực tế thoái hóa cột sống vẫn có nguy cơ tái phát sau điều trị nếu người bệnh vẫn tiếp tục làm việc nặng, ăn uống thiếu chất hay bị các tác động chèn ép lên cột sống. Thậm chí bệnh còn có nhiều dấu hiệu trầm trọng hơn. Do đó người bệnh cần tạo thành một thói quen sinh hoạt ăn uống khoa học lành mạnh hơn để có thể phòng ngừa bệnh tái phát.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giải đáp băn khoăn “Thoái hóa cột sống nên ăn gì”. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen dinh dưỡng từ ngay bây giờ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về xương khớp này hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân, biểu hiện, hướng điều trị

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề này đang có xu hướng...

Thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoái hóa cột sống với các triệu chứng đặc trưng là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ tại cột sống khiến người bệnh gặp rất nhiều bất tiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn