Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? 12 trái cây tốt cho người bị trĩ

Có nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su? Chi phí thắt là bao nhiêu?

Có nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su, có đau không, chi phí thế nào là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Tốt nhất nếu có nhu cầu này người bệnh nên thực hiện tại các bệnh uy lớn, có chuyên khoa về tiêu hóa, đại tràng – trực tràng để và có đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Thắt trĩ bằng vòng cao su là gì?

Triệu chứng của bệnh trĩ là tình trạng khó chịu đau rát, ngứa ngáy khó chịu tại hậu môn đặc biệt là khi đi đại tiện. Nếu không nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng, hậu môn có thể bị nứt, các mạch máu bên trong bị căng cứng gây chảy máu kèm theo phân. Tình trạng xuất huyết kéo dài khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng.

thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là phương pháp được chỉ định nhiều hiện nay, phù hợp với các tình trạng trĩ nội

Thường nếu trĩ được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa bằng các loại thuốc để giảm nhẹ các tác dụng phụ cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu có xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài nhiều, búi trĩ có kích thước sưng to làm cản trở hậu môn hay có dấu hiệu viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ bắt buộc thực hiện một số can thiệp ngoại khoa. Trong đó thắt trĩ bằng vòng cao su là phương pháp được dùng nhiều hiện nay.

Thắt trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật gần như đơn giản nhất, theo đó bác sĩ sẽ dùng một vòng/ sợi cao su để thắt đáy búi trĩ. Mục đích của phương pháp này nhằm cắt nguồn máu nuôi búi trĩ, nhờ đó búi trĩ dần thu nhỏ kích thước lại, tạo thành mô sẹo xơ cứng nằm phía dưới lớp dưới niêm mạc. Điều này giúp cố định búi trĩ vào vùng hậu môn và tạo thành lớp đệm bảo vệ thành hậu môn hiệu quả hơn.

Các đối tượng thường được chỉ định phương pháp này bao gồm

  • Người bị bệnh trĩ nội cấp độ 2, 3 nhưng không đáp ứng các phương pháp nội khoa
  • Bệnh nhân có búi trĩ nội độ 1 có búi trĩ sa xuống đường lược nhưng còn trong ống hậu môn hoặc giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội độ 2, có búi trĩ sa xuống dưới nhưng vẫn có thể tự tụt vào trong
  • Bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tại hậu môn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng không phù hợp với các đối tượng sau

  • Người bị bệnh trĩ đang sử dụng một số loại thuốc kháng đông.
  • Bệnh nhân có búi trĩ cấp độ 3, có búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự tụt được mà phải dùng tay đẩy vào trong khi đi nặng
  • Người bịtrĩ cấp độ 4 có búi trĩ sa ra ngoài vĩnh viễn.
  • Bệnh nhân đang có dấu hiệu nhiễm khuẩn trực tràng – hậu môn
  • Trĩ nội kèm nứt hậu môn mãn tính.
  • Trĩ nội có thuyên tắc cấp.
  • Người mắc bệnh trĩ ngoại.

Như vậy có thể thấy phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng trĩ nội dưới cấp độ 4, không phù hợp cho người có trĩ ngoại hay đang có dấu hiệu nhiễm trùng.

Có nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su không?

Hầu hết bất cứ phương pháp pháp điều trị nào cũng luôn đi kèm các ưu – nhược điểm riêng, không có phương pháp nào hoàn hảo tuyệt đối nên rất khó để nói nên hay không nên thực hiện. Tuy nhiên để giải đáp băn khoăn “thắt búi trĩ bằng vòng cao su” hãy cùng tìm hiểu chính xác ưu nhược điểm của phương pháp này là gì để có hướng lựa chọn phù hợp.

thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín và kiểm tra để xác định có nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su hay không

Ưu điểm

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su hiện được đánh giá là một trong những phương pháp tốt nhất hiện nay, có thể cải thiện đến 80% bệnh với các tình trạng trĩ nội độ 3 trở xuống. Đồng thời nó còn được đánh giá cao bởi các ưu điểm sau đây

  • Có phi phí không quá cao nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng trị bệnh
  • Đem lại kết quả tuyệt vời cho những người có búi trĩ với kích thước trung bình, đặc biệt là trĩ nội độ 1, 2.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát
  • Duy trì được kết quả lâu dài hơn hẳn so với các phương pháp như chích  xơ (injection sclerotherapy)  hay quang đông bằng tia hồng ngoại (infrared photocoagulation therapy).
  • Hạn chế sự xâm lấn, không cần dùng dùng đến các loại thuốc mê hay thuốc tê nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh lâu dài
  • Có thể phù hợp với nhiều đối tượng trị bệnh
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng, sau 4- 5 ngày bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và sau 7- 10 ngày búi trĩ rụng có thể tham gia vận động như bình thường
  • Thời gian phẫu thuật khá nhanh chóng,

Với những ưu điểm này nên thắt trĩ bằng vòng cao su hiện đang được rất nhiều người lựa chọn để loại bỏ bệnh nhanh nhất, nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường.

Nhược điểm

Như đã nói, không có bất cứ phương pháp nào có thể hoàn hảo 100%. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su dù có rất nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng có một số hạn chế mà người bệnh cần phải chú ý như như sau

  • Hầu hết chỉ phù hợp cho các búi trĩ nhỉ, với những bệnh nhân có trĩ nội độ 3 hay độ 4 có kích thước quá to hầu như không đem lại tác dụng khả quan
  • Có thể bị tụt do vòng cao su không thắt được toàn bộ mô trĩ, tuy nhiên hầu hết chỉ xảy ra nếu cố gắng thực hiện với các búi trĩ quá to.
  • Thắt búi trĩ quá sát với hậu môn có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau nặng nề trong ống hậu môn, đặc biệt là sau khi phẫu thuật từ 2- 3 ngày đầu. Những cơn đau này có thể không đáp ứng với cả các loại thuốc giảm đau được chỉ định
  • Hầu như không dùng gây mê hay gây tê nên người bệnh sẽ chịu cảm giác khá đau đớn khó chịu trong lúc phẫu thuật
  • Một số biến chứng có thể xảy ra trong khi phẫu thuật như nhiễm trùng hậu môn, bí tiểu, sốt cao sau phẫu thuật do cảm giác đau nhức
  • Thông kê cho thấy có khoảng  5% bệnh nhân sau phẫu thuật có hình thành cục máu đông và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lần nữa
  • 1% nứt hậu môn do nứt búi trĩ.
  • Loét sau khi thắt hậu môn do bác sĩ có tay nghề kém hoặc do chế độ chăm sóc không đảm bảo gây nhiễm trùng tại hậu môn. Với trường hợp nhẹ có thể tiến hành điều trị bằng kháng sinh nhưng với triệu chứng nguy hiểm hơn có thể phải tiến hành can thiệp ngoại khoa tiếp tục.
  • Có thể để lại sẹo sau khi phẫu thuật

Tuy nhiên hầu hết các biến chứng nguy hiểm chỉ xảy ra do bác sĩ có tay nghề kém, kết quả kiểm tra chuẩn đoán thiếu chính xác, quá trình thực hiện phẫu thuật không đảm bảo các yếu tố vô cùng sát khuẩn hoặc cũng có thể do chế độ chăm sóc hậu phẫu không được đảm bảo. Tỷ lệ xảy ra các biến chứng thường không quá cao nên biện pháp này vẫn đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Nói chung để giải đáp băn khoăn “Có nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su không” còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, dạng trĩ hay kích thước búi trĩ. Người bệnh không thể tự chẩn đoán được đâu là phương pháp phù hợp mà cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn. Do đó bạn nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra và giải đáp chính xác nhất câu hỏi này.

Chi phí thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Chi phí thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su tại mỗi bệnh viện khác nhau, thường giao động từ 200.000 – 400.000đ/ búi trĩ. Ngoài ra chi phí tổng thể còn có thể bao gồm thêm các chi phí kiểm tra xét nghiệm, chi phí nằm viện chăm sóc hoặc một số loại thuốc được chỉ định, nếu có bảo hiểm thì chi phí này có thể được giảm một phần.

Người bệnh sau khi đến thăm khám của bệnh viện các bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình thăm khám, chi phí chính xác. Người bệnh sẽ thanh toán một phần chi phí trước khi phẫu thuật và thanh toán phần còn lại sau khi xuất viện.

Quy trình thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Sau khi làm đầy đủ các kiểm tra chẩn đoán để đảm bảo người bệnh hoàn toàn phù hợp để tiến hành thắt búi trĩ bằng vòng cao su, bác sĩ sẽ đưa người bệnh vào phòng mổ đã được vô trùng đúng quy chuẩn để tiến hành thực hiện. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn mặc trang phục phẫu thuật phù hợp để mổ trĩ.

thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Quy trình thắt búi trĩ bằng vòng cao su cần thực hiện đảm bảo an toàn để ngăn ngừa biến chứng

Quy trình phẫu thuật như sau

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hàng vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và nằm theo đúng tư thế được bác sĩ chỉ định. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi khử khuẩn Betadine để vệ sinh,  nếu có ít phân có thể sử dụng thêm đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng để ngăn phân dinh vào, sau đó sẽ lấy ra sau khi xong thủ thuật.
  • Bước 2: Bác sĩ  bắt đầu đưa ống nội soi vào bên trong nhằm xác định kiểm tra lại chính xác tình trạng và vị trí búi trĩ cần thắt lại.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ đưa những dụng cụ chuyên dụng như kìm hoặc là máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trục, đồng thời kết hợp bật lẫy cho vòng cao su vào đến gốc búi trĩ va thắt lại. Có thể tiến hành thắt 1- 3 búi trĩ cùng lúc. Bác sĩ sẽ tiến thành hắt trên đường lược ít nhất 5mm để tránh gây đau đớn chp người bệnh.
  • Bước 4: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chích xơ thêm ở trên và ở dưới vòng cao su nhằm giúp siết chặt vòng cao su hơn.
  • Bước 5: Kiểm tra lại tình trạng và đưa người bệnh đến phòng hồi sức để tiện theo dõi.

Trong trường hợp người bệnh có nhiều búi trĩ và không thể thắt lại cùng lúc có thể chỉ định quay lại sau 3 tuần để  thắt các búi trĩ còn lại.

Chăm sóc sau thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng hay để lại sẹo sau khi thắt búi trĩ, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc phù hợp. Tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi trong vài ngày để cơ thể dần phục hồi, sức khỏe dần ổn định rồi mới tiến hành làm việc hoạt động lại như bình thường.

thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Sau thắt búi trĩ bằng vòng cao su nếu cảm thấy đau nhức người bệnh nên ngâm hậu môn với nước ấm để dễ chịu hơn

Một số chú ý sau hậu phẫu mà người bệnh cần chú ý như sau

  • Sau 2- 3 ngày phẫu thuật người bệnh có thể cảm thấy đau nhức tại hậu môn, tuy nhiên không nên cọ xát quá nhiều vào vết thương sẽ dễ gây xước hay nhiễm trùng. Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc ngâm hậu môn với nước ấm hoặc pha với cồn Iod Betadin 15 phút để giảm sự khó chịu. Nếu có cảm giác buồn rặn cũng thực hiện tương tự
  • Nếu cảm thấy đau nhiều có thê dùng propoxyphen nhưng không nên lạm dụng quá nhiều
  • Không nên tự ý sử dụng Aspirin, Warfarin…trong khoảng từ 4 – 5 ngày trước và sau thắt trĩ để hạn chế nguy cơ chảy máu.
  • Hạn chế vận động quá mạnh sau khi cắt trĩ, nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 3- 5 ngày đầu
  • Sau 7- 10 ngày trĩ sẽ rụng và phục hồi ổn định, người bệnh có thể tham gia các hoạt động như bình thường
  • Ưu tiên ăn các món ăn mềm lỏng như cháo súp tuy nhiên nên hạn chế nêm nếm nhiều, chỉ nên cho một chút muối để bổ sung các khoáng chất
  • Hạn chế ăn các đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày gây khó tiêu
  • Uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân, đại tiện dễ dàng hơn và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định
  • Mặc đồ thoải mái thông thoáng, tránh mặc các đồ quá bó sát dễ gây kích ứng tai vị trí phẫu thuật
  • Đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát tình trạng hồi phục và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là một trong những phương pháp được đánh giá cao với những tình trạng trĩ nội nhẹ. Người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và liên hệ với bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.

Cùng chuyên mục

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục

Sa búi trĩ là tình trạng thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân trĩ ở cấp độ 2 trở lên. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn không chỉ ảnh...

Có nhiều cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng

10 cách làm co búi trĩ ngoại đơn giản hiệu quả tại nhà

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành phía dưới đường lược, được phủ bởi một lớp biểu mô vảy và thường nằm dưới lớp da bao quanh hậu...

Bà bầu bị sa búi trĩ

Bà bầu bị sa búi trĩ và các biện pháp khắc phục an toàn

Bà bầu bị sa búi trĩ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng như khó đẻ thường, tâm lý, sức khỏe cũng suy giảm nhiều. Cần nhanh chóng phát...

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trĩ có lây không? Có di truyền không?

"Bệnh trĩ có lây không, có di truyền không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các triệu chứng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn