Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Thai mấy tuần thì hết nghén? 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Thai mấy tuần thì hết nghén sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể trạng và cơ địa của mẹ bầu. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần từ tuần thứ 12 nhưng cũng có thể kéo dài đến hết thai kì. Bà bầu cần chú ý quan sát biểu hiện của cơ thể và nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khi các triệu chứng ốm nghén diễn ra nặng và kéo dài.

Thai mấy tuần thì hết nghén?

Ốm nghén là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào với tần suất nhiều ít tùy thuộc thể trạng và cơ địa của từng mẹ bầu. Thông thường, ốm nghén có thể xuất hiện sớm nhất vào khoảng tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kì và giảm dần khi bà bầu bước sang tuần thứ 12 đến tuần 16.

Thai mấy tuần thì hết nghén
Thông thường, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu có thể giảm từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 16 của thai kì

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 90% mẹ bầu hết ốm nghén hoặc giảm dần các triệu chứng sau 3 tháng đầu thai kì. Và có khoảng 10% sản phụ phải chịu tình trạng này trong suốt quá trình mang thai đến khi sinh.

Về cơ bản, ốm nghén không gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy buồn nôn và có thể nôn mọi lúc mọi nơi, bụng sẽ hay trong thái khó chịu khiến cho cơ thể mệt mỏi rã rời.

Nhưng trong một số trường hợp, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng kéo dài có thể dẫn đến non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân. Tốt nhất lúc này sản phụ nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp.

Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác định chính xác nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai. Nhưng theo một số chuyên gia phụ sản thì hiện tượng này có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Hormone tăng đột ngột: Bao gồm hormone hCG, estrogen và progesterone, trong đó nồng độ estrogen có thể tăng gấp 100 lần so với bình thường. Điều này có thể tác động trực tiếp đến dạ dày và ruột làm dư thừa acid trong dịch vị, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày, dẫn đến hiện tượng ốm nghén khi mang thai.
  • Khứu giác trở nên nhạy cảm: Khứu giác phụ nữ khi mang thai đều trở nên nhạy cảm hơn gấp nhiều lần hơn so với bình thường. Đặc biệt khi ngửi thấy các mùi đồ ăn, nước hoa, xăng dầu,… thì dạ dày lập tức nhộn nhạo mà muốn nôn ngay
  • Hệ tiêu hóa thay đổi: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều biến đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Trong đó, hệ tiêu hóa cũng thay đổi nhạy cảm hơn nên nếu lúc đó ăn phải một số món ăn không tương thích có thể sẽ gây ốm nghén.
  • Tiền sử gia đình: Theo thống kê, những phụ nữ thuộc gia đình có tiền sử ốm nghén khi mang thai sẽ dễ gặp tình trạng buồn nôn và nôn khi mang bầu. Đây là do gen di truyền.
  • Một số yếu tố khác: Bên cạnh những yếu tố trên thì mẹ bầu bị ốm nghén còn có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng, có tiền sử bị say tàu xe hoặc từng buồn nôn khi uống thuốc tránh thai, mang thai đôi hoặc thai ba,…
Thai mấy tuần thì hết nghén
Khứu giác trở nên nhạy cảm là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai

10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Làm thế nào để giảm ốm nghén mà vẫn an toàn cho sức khỏe mẹ và bé là điều mà bà bầu nào cũng quan tâm và muốn tìm hiểu để áp dụng. Dưới đây 10 mẹo cực hay mà mẹ bầu có thể tham khảo!

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một trong những mẹo giảm ốm nghén cực hay mà mẹ bầu nên áp dụng. Điều này được lí giải là trong suốt quá trình mang thai, các tuyến nước bọt trong khoang miệng của sản phụ phải hoạt động nhiều và mạnh mẽ hơn bình thường nên sẽ bị khô và sinh ra cảm giác buồn nôn.

Theo các chuyên gia thì lượng nước mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể là khoảng 2 lít/ngày. Thời điểm uống tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, tránh uống trong khi ăn để đạt được hiệu quả giảm ốm nghén như mong muốn.

Thai mấy tuần thì hết nghén
Uống nhiều nước là một trong những mẹo giảm ốm nghén cực hay mà mẹ bầu nên áp dụng

2. Uống trà bạc hà

Uống trà bạc hà là phương pháp giảm ốm nghén đơn giản, an toàn và cho hiệu quả cao. Mẹ bầu có thể áp dụng mỗi ngày tại nhà để cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn hoặc khó chịu trong người.

Bên cạnh uống trà bạc hà, phụ nữ mang thai còn có thể ăn kẹo bạc hà hoặc gửi tinh dầu bạc hà để giúp cổ họng và khứu giác trở nên dễ chịu hơn. Từ đó kiểm soát tốt hơn tình trạng ốm nghén và giúp cơ thể xua tan được mệt mỏi.

3. Ngửi hương chanh hoặc hương thảo

Giống như bạc hà, hương chanh hoặc hương hương thảo có tác dụng làm dịu sự nhạy cảm ở khứu giác, giúp tinh thần được thư giãn và thoải mái nên sẽ giảm được các triệu chứng ốm nghén.

Mẹ bầu có thể sử dụng đơn thuần một mùi hương để ngửi hoặc thay đổi đan xen trong suốt thời gian thai nghén để cải thiện tình trạng buồn nôn và khó chịu.

4. Dùng gừng trong chế độ ăn uống

Gừng được xem là vị khắc tinh của ốm nghén vì chỉ cần dung nạp một ít gừng vào cơ thể là có thể giảm ngay được tình trạng buồn nôn và nôn. Nhưng đừng vì thế mà lạm dụng nó, vì nếu ăn quá nhiều gừng cùng một lúc sẽ rất nóng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Mẹ bầu có thể dùng gừng trong chế độ ăn uống một cách đa dạng như: nhai vài lát rừng tươi, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc cho gừng vào các món ăn hàng ngày.

Thai mấy tuần thì hết nghén
Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một ít gừng trong chế độ ăn hàng ngày thì sẽ giảm được ốm nghén

5. Ăn ngay sau khi thức dậy

Theo các chuyên gia, phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai nên bắt đầu ngày mới bằng một ít ngũ cốc khô, bánh quy hay bánh mì nướng ngay khi vừa thức dậy. Cách này sẽ giúp dạ dày trở nên êm ái và dễ chịu hơn, hạn chế được tình trạng buồn nôn và nôn vào sáng sớm.

Sau đó, mẹ bầu có thể ăn thêm một số thực phẩm giàu protein như sữa tươi, sữa chua, bơ đậu phộng,… để cải thiện các triệu chứng ốm nghén tốt hơn.

6. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Thay vì duy trì thói quen chỉ ăn 3 bữa chính thì mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Cách này sẽ giúp dạ dày luôn trong trạng thái ổn định, không bị quá đói hoặc quá no nên sẽ giảm được cơn ốm nghén.

Một mẹo nhỏ là mẹ bầu nên thủ sẵn bên mình nhiều món ăn vặt để có thể dùng ngay khi thèm hoặc khi có dấu hiệu ốm nghén. Một số loại thực phẩm như ô mai, bánh quy, hoa quả khô, đậu phộng,… sẽ giúp giảm nhanh tình trạng buồn nôn.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đối với các mẹ bầu khi bị nghén trong thai kì phải chú ý chế độ dinh dưỡng và xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý để có thể giảm tối đa các triệu chứng ốm nghén. Hãy bổ sung cho cơ thể những loại rau củ, trái cây giàu canxi và vitamin như salad trộn, sữa chua, thịt gà,…

Đặc biệt, thai phụ nên tránh xa hoặc hạn chế ăn các thực phẩm nhiều caffeine, chất béo hoặc những món có vị nặng và cay nồng. Bởi lẽ đây là những thực phẩm có thể khiến mẹ bầu buồn nôn và ốm nghén nặng hơn.

Thai mấy tuần thì hết nghén
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu cải thiện tối đa các triệu chứng ốm nghén

8. Dành thời gian nghỉ ngơi

Đa số các mẹ bầu khi bị ốm nghén đều thường sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu và cần được nghỉ ngơi. Vì vậy, khi bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thì mẹ bầu nên ngã lưng lên giường và chợp mắt một chút để có thể đẩy lùi tình trạng này.

Khi nghỉ ngơi, hãy thả lỏng cơ thể và hít thật sâu để tinh thần thoải mái. Sau khi thức dậy, đừng vội rời khỏi giường ngay mà hãy từ từ ngồi dậy và kiếm gì đó tựa lưng trong vài phút. Cách này sẽ giúp mẹ bầu giảm được cơn ốm nghén một cách hiệu quả.

9. Vận động nhẹ

Hầu hết các mẹ bầu đều được chuyên gia y tế khuyên là nên vận động nhẹ trong suốt quá trình thai nghén. Điều này không chỉ giúp thai phụ giảm được các triệu chứng ốm nghén mà còn giúp hỗ trợ quá trình sinh con diễn ra dễ dàng hơn.

Các mẹ bầu có thể tạo cho mình thói quen luyện tập 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày bằng cách đi bộ. Nó sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe khắn và nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt là đẩy lùi được tình trạng buồn nôn và nôn một cách nhanh chóng.

10. Bấm huyệt cổ tay

Đây là mẹo giảm ốm nghén hiệu quả mà các mẹ bầu nên áp dụng thử. Theo như một vài nghiên cứu thì khi chúng ta tác động đến huyệt cổ tay thì não bộ sẽ giải phóng một số chất hóa học có tác dụng giảm khó chịu, buồn nôn và nôn.

Tuy nhiên, phương pháp này lại có một nhược điểm là mẹ bầu không thể tự thực hiện mà cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để bấm huyệt một cách chính xác và đạt được hiệu quả cao.

Khi nào thì thai phụ bị ốm nghén cần đến gặp bác sĩ?

Thai phụ cần đến gặp bác sĩ khi tình trạng ốm nghén diễn ra nặng và kéo dài đến giữa hoặc cuối thai kì với các triệu chứng như: nôn ói nhiều và liên tục, không ăn uống được gì hoặc ăn vào là ói ra hết,…

Thai mấy tuần thì hết nghén
Thai phụ cần đến gặp bác sĩ khi tình trạng ốm nghén diễn ra nặng và kéo dài đến giữa hoặc cuối thai kì

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có biện pháp phù hợp hỗ trợ mẹ bầu giảm cơn ốm nghén hiệu quả. Tránh tình trạng không can thiệp kịp thời làm cho mẹ bầu sinh non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Trong trường hợp bác sĩ đã dùng các biện pháp hỗ trợ thông thường mà mẹ bầu vẫn tiếp tục nôn ói, không ăn uống được hoặc bị mất nước thì có thể cần thêm các biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Truyền dịch: Trong trường hợp thai phụ bị mất nhiều nước do nôn ói liên tục và kéo dài thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu truyền muối, điện giải hoặc vitamin để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Nuôi ăn bằng ống: Thường được áp dụng khi mẹ bầu không thể ăn uống được để truyền các chất dinh dưỡng vào nuôi cơ thể. Với trường hợp nhẹ, ống sẽ truyền từ mũi để đi vào dạ dày, còn trường hợp nặng sẽ nối ống trực tiếp đến ruột non hoặc dạ dày.
  • Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn: Trong trường hợp nuôi ăn bằng ống vẫn không có hiệu quả thì mẹ bầu sẽ được chỉ định chuyển sang nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn để đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể nuôi bản thân và thai nhi.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi thai mấy tuần thì hết nghén cũng như là những mẹo giảm ốm nghén cực hay. Hi vọng sẽ giúp mẹ bầu chủ động được trong việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Chúc cho các chị bầu mẹ tròn con vuông!

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối: Thường gặp nhưng chớ chủ quan

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng bị yếu kém hơn...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của cơ thể khi tử cung bắt đầu phải chịu áp lực. Tuy nhiên,...

10 cách giảm đau lưng cho bà bầu đơn giản an toàn tại nhà

Khi mang thai, người phụ nữ thường bị đau lưng kèm theo rất nhiều triệu chứng mệt mỏi do sự thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt càng về những...

Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm

Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có...

15 bài tập Yoga cho bà bầu đơn giản giúp dễ sinh và khỏe mạnh

Bài tập Yoga cho bà bầu là những bài tập được các chuyên gia thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp thai phụ nâng cao sức...

5 Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe, an thai

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau từ chế độ ăn uống hằng ngày. Một trong những món ăn được khuyên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn