Những tác hại của việc nâng mũi có thể gặp khi về già
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Những tác hại của việc nâng mũi có thể gặp khi về già được rất người nhiều đã và có ý định phẫu thuật mũi băn khoăn lo lắng. Thực tế việc can thiệp vào cấu trúc của bất cứ bộ phận nào trên cơ thể đều gây ảnh hưởng và dù ít hay nhiều cũng làm tổn hại đến sức khỏe khi về già.
Những tác hại của việc nâng mũi có thể gặp khi về già
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp cực kỳ phổ biến hiện nay để cải thiện lại các khiếm khuyết trước đó của mũi như quá thấp, quá to bè khiến gương mặt quá thanh thoát. Có rất nhiều phương pháp để chỉnh sửa mũi hiện nay như nâng mũi cấu trúc, tiêm filler hay cấy chỉ. Tùy từng phương pháp và cơ địa mà thời gian duy trì dáng mũi khác nhau.
Một trong những điều mà những người đã và đang có nhu cầu nâng mũi cực kỳ quan tâm chính là tác hại của việc nâng mũi có thể xảy ra khi về già. Mặc dù các cơ sở thẩm mỹ luôn quảng cáo rằng nâng mũi cực kỳ an toàn, có thể duy trì vĩnh viễn hay không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng trên thực tế đều không hề chính xác.
Bởi khi có bất cứ tác động nào khác trên cơ thể hay sử dụng các loại thuốc tây y đều sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nhiều ngay cả thời điểm hiện tại lẫn khi về già. Tìm hiểu về những tác hại của việc nâng mũi khi tuổi cao như sau
Suy giảm trí nhớ
Trong quá trình nâng mũi bằng các phương pháp can thiệp sâu vào bên trong cấu trúc mũi, đặc biệt là các phương pháp nâng mũi sụn sườn hay sụn tai thì cần phải tiến hành ít nhất 2 lần phẫu thuật. Kèm theo đó một lượng lớn thuốc mê hay thuốc gây tê để làm giảm cảm giác đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.
trong đó các loại thuốc mê hay thuốc gây tê là một trong số những loại thuốc gây ra nhiều ảnh hưởng nhất đến sức khoẻ người dùng. Tiếp nhận các loại thuốc gây mê thường xuyên vào cơ thể sẽ khiến sức khoẻ suy giảm, đặc biệt là nguy cơ suy giảm trí nhớ khi về già. Mức độ dùng thuốc gây mê càng nhiều thì khả năng suy giảm trí nhớ càng cao.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người đã từng trải qua gây mê có thường có những suy giảm nhẹ đối với trí nhớ tạm thời trong khoảng 4 năm so với những người dùng thuốc này. Tuy nhiên hầu hết tình trạng suy giảm trí nhớ sẽ không xuất hiện ngay sau khi thực hiện mà thường xuất hiện khi về già nhiều hơn.
Dễ mắc nhiều bệnh lý
Đây cũng có thể là một tác động do viêm tiêm các loại thuốc hay filler vào người mà rất nhiều đối tượng sau khi nâng mũi thường dễ gặp phải. Theo các chuyên gia, cơ thể tiếp nhận nhiều thuốc mê hay thuốc tê dễ gặp các triệu chứng bệnh lý như béo phì, hạ huyết áp, tiểu đường, thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch nhiều hơn.
Dù có thể không liên quan trực tiếp đến việc nâng, sửa mũi nhưng trên thực tế những người nâng mũi nói riêng và những người đã tham gia phẫu thuật thẩm mỹ nói chung thường có sức khoẻ suy yếu hơn hẳn những người chưa từng tham gia phẫu thuật. Có thể nguyên nhân cũng là do việc dùng các loại thuốc trong quá trình phẫu thuật hay cơ địa của từng người.
Bởi thế bạn cần phải thực sự suy nghĩ kỹ với việc nâng mũi hay thay đổi bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Vẻ đẹp được tăng cao nhưng cũng đồng nghĩa với sức khoẻ suy giảm nhanh chóng hơn. Đây cũng là những tác hại của việc nâng mũi mà bạn không nên chủ quan.
Quá trình lão hoá có thể diễn ra nhanh hơn
Tình trạng sức khoẻ suy yếu và mắc nhiều bệnh lý hơn sẽ thể hiện rõ khi tuổi ngày càng cao. Quá trình lão hoá cũng có xu hướng diễn ra nhanh hơn. Do đó bạn cần phải tốn rất nhiều chi phí để thực hiện các phương pháp làm đẹp khác, có thể là trực tiếp can thiệp sâu và cấu trúc các cơ quan hoặc chỉ đơn giản là sử dụng tiêm filler bên ngoài.
Có thể biến dạng mũi
Nhiều người luôn băn khoăn nâng mũi có được bền vĩnh viễn không thì chắc chắc câu trả lời là không, kể cả khi bạn dùng các loại sụn tự thân. dù khả năng bám dính vào cấu trúc mô bên trong để hình thành sụn mũi tự nhiên của sụn tai, sụn sườn được đánh giá khá tốt nhưng không không thể đảm bảo nó có thể duy trì dáng mũi “nhân tạo” này đến suốt đời.
Tuổi càng cao kèm theo quá trình lão hoá diễn ra tự nhiên cũng khiến do vùng da quanh mặt, quanh mũi bị chảy xệ. Đặc biệt khi bước qua tuổi 55 là lúc quá trình lão hoá diễn ra mạnh mẽ nhất khiến cho các sụn ngày càng bị lỏng lẻo, rời rạc so với cấu trúc ban đầu khiến mũi có nguy cơ bị tụt xuống, thấp xuống nhìn rất kỳ cục.
Trong một số trường hợp còn có thể xuất hiện tình trạng chảy dịch, hoại tử, nhiễm trùng xảy ra tại đây nhưng rất khó để điều trị do các mô ở mũi đã bị xơ hoá không thể giữ được sụn mũi lạ được đưa vào. Do đó bạn có thể phải giữ chiếc mũi bị biến dạng ấy nếu tình trạng xơ hoá đã diễn ra quá mạnh.
Đặc biệt với những loại sụn nhân tạo bạn có thể sẽ được gặp tình trạng này sớm hơn. Nguyên nhân là sụn nhân tạo không thể bám dính hoàn toàn vào cấu trúc mũi như sụn tự thân. Độ tương thích khá thấp kể cả với các dụng sụn nhân tạo cao cấp nên thường chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể gặp phải tình trạng sụn mũi trở nên lỏng lẻo, rời rạc, đầu mũi bóng đỏ, thậm chí lòi hẳn sụn mũi ra ngoài.
Đau nhức kéo dài
Đau nhức là cảm giác mà bất cứ ai cũng phải gặp ngay sau khi phẫu thuật mũi. Tuy nhiên thường nó sẽ chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau khi mũi đã lành hẳn. Tình trạng này có thể xuất hiện cả ở các dạng nâng mũi có phẫu thuật và không phẫu thuật.
Tuy nhiên vẫn có những người gặp phải tình trạng đau nhức sau nâng mũi trong một thời gian dài. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ khiến bạn cảm giác có cảm giác tê nhức ở khu vực mũi và kéo dài lên hai hốc mắt, mũi căng cứng và một một vài trường hợp còn có thể làm nụ cười trở nên méo mó.
Hầu hết không có quá nhiều trường hợp cơn đau nhức ở mũi kéo dài khiến khi về già, tuy nhiên nó vẫn xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết hoặc khi trời lạnh. Mũi cũng có thể chảy dịch khá khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống khác. Tuy tác hại của việc nâng mũi này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật sớm để có cách xử lý phù hợp.
Thở khó khăn
Thực tế việc nâng mũi chưa can thiệp đến đường khí thở của bạn tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt khi về già. Nguyên nhân có thể là do khi các tế bào mũi bị xơ hoá không thể bám giữ sụn mũi khiến nó bị lỏng lẻo, rời rạc, tụt ra và chèn ép vào đường khí thở.
Bạn sẽ không cảm thấy khó thở khi đi lại sinh hoạt bình thường nhưng sẽ cảm thấy khó thở khi lao động nặng hay leo cầu thang. Kết hợp cùng sự hoạt động suy yếu của các cơ quan khi về già sẽ làm tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần đáng kể.
Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của nâng mũi khi về già
Mặc dù phẫu thuật nâng mũi có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ khi về già nhưng mặt khác nó cũng đem đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong cuộc sống hiện tại. Khi sắc đẹp được cải thiện sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn. Rất nhiều cơ hội về cả công việc, tình yêu, hạnh phúc cũng đến nhiều hơn và làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người, nhất là những người có ngoại hình kém hoàn hảo trước đó.
Hơn nữa, với các công nghệ hiện đại như ngày nay, ngày càng có thêm nhiều phương pháp nâng mũi ra đời và được cải tiến để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng có thể xảy ra. Vì thế số lượng người nâng mũi ngày cũng càng tăng, đồng thời nguy cơ biến chứng cũng được hạ xuống rất nhiều.
Tuy nhiên để hạn chế thấp nhất nhưng tác hại của nâng mũi khi về già, bạn cần chú ý những vấn đề sau
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc phẫu thuật có thật sự hoàn hảo cũng như hạn chế biến chứng có thể xảy ra hay không. Bạn cần thật sự cẩn trọng khi lựa chọn các cơ sở thực hiện thẩm mỹ, không chỉ để bảo nhan sắc mà còn để bảo vệ cho sức khoẻ của chính bản thân.
Mặc dù hiện nay việc tìm kiếm các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ không hề khó nhưng bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông qya website, fanpage hay các review từ khách hàng trước đó. Tuyệt đối không thực hiện nâng mũi tại các cơ sở thẩm mỹ chui, không có đầy đủ thiết bị máy móc, không có giấy phép hoạt động hay có mức giá rẻ quá bất thường.
Quy trình thẩm mỹ đạt chuẩn luôn cần có hệ thống phòng ốc cùng các thiết bị đạt chuẩn, bác sĩ phải đảm bảo trình độ. Đồng thời với các cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ luôn chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tình hình sức khoẻ có đạt chuẩn để phẫu thuật hay không. Nếu thiếu các bước này trong quá tình nâng mũi bạn nên thực sự cần phải xem xét kỹ lại để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.
Lựa chọn thời điểm nâng mũi
Theo các chuyên gia, thời điểm nâng mũi hay thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nên đảm bảo trên 15 tuổi tuổi, tốt nhất là trên 18 tuổi và trước 55 tuổi. Bởi trước 18 tuổi, sự phát triển về các cơ quan, đường nét cơ thể và khuôn mặt còn chưa thực sự hoàn thiện. Trong khi đó, qua tuổi 55 khả năng sản sinh ra các collagen và elastin của cơ thể diễn ra rất chậm và không thể đảm bảo được việc bám dính của các sụn mũi.
Ngoài ra, việc nâng mũi cần đảm bảo thực hiện khi sức khoẻ ổn định, không mắc bất cứ bệnh lý nào. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới mũi như viêm xoang hay viêm mũi dị ứng cần được điều trị khỏi trước khi tiến hành nâng mũi. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.
Lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp
Cần chú ý răng, không phải cứ nâng mũi cao là sẽ đẹp, bởi mỗi người có một đường nét hay dáng mặt riêng. í dụ như những người có gương mặt vline sắc sảo, nâng mũi cao sẽ làm khuôn mặt Tây và sang trọng hơn. Trong khi những người có gương mặt Á Đông bầu bình hiền hoà nếu lựa chọn nâng mũi quá cao sẽ khiến mặt thiếu sự hài hoà cân đối.
Ngoài ra với những người có da mũi mỏng cũng không nên lựa chọn nâng mũi quá cao vì có thể làm mũi dễ bị bóng đỏ và tụt sụn nhanh hơn. Bởi thế mà phương pháp lựa chọn để nâng mũi thường có mối liên can mật thiết để sắc đẹp và thời gian duy trì dáng mũi cho mỗi người.
Lựa chọn nâng mũi bằng sụn tự thân
Nâng mũi bằng sụn tự thân là phương pháp thay đổi cấu trúc mũi có độ bền lâu nhất hiện nay và có độ an toàn cực kỳ cao. Mặc dù cần phải tiến hành phẫu thuật với hai lần để lấy sụn từ tai hay sụn sườn nhưng xét về mặt thời gian duy trì và độ an toàn cho sức khoẻ thì đây vẫn là phương pháp tốt nhất hiện nay.
Do sử dụng chính sụn tự thân nên hầu như sẽ không gây ra bất cứ tình trạng dị ứng nào, mặt khác lại giúp sụn này có thể bám dính vào thành mũi để trở thành một kết cấu hoàn chỉnh lâu bền. Thời gian duy trì dáng mũi từ sụn tự thân có thể kéo dài đến 20- 30 năm ma không gặp bất cứ vấn đề nào nếu có chế độ chăm sóc tốt.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo với mức giá khá phù hợp, cam kết duy trì lâu dài và không gây ra biến chứng nhưng nếu đủ điều kiện và sức khoẻ bạn vẫn nên chọn sụn tự thân để tránh trường hợp phải tiến hành sửa mũi lại nhiều lần.
Có chế độ chăm sóc hậu phẫu đảm bảo
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau nâng mũi cũng có mối liên kết chặt sẽ với độ hoàn hảo, thời gian duy trì và sức khoẻ về già sau khi nâng mũi. Tốt nhất bạn nên ăn kiêng các món ăn quá cứng hay các món có thể để lại sẹo như thịt bò, rau muống, chất kích thích từ 2 tháng trở nên để cấu trúc mũi được ổn định hoàn hảo.
Bên cạnh đó, chú ý không tác động quá mạnh vào cấu trúc mũi vì có thể khiến mũi bị cong, vẹo, biến dạng xấu xấu xí. Mặc dù các công nghệ nâng mũi hiện nay hầu như đều cho phép bạn có thể vận động như bình thường, thậm chỉ có thể tác động đẩy mũi lên hay văn vẹo qua lại với một lực nhỏ nhưng tốt nhất bạn vẫn không nên thực hiện.
Tham khảo kỹ chế độ chăm sóc theo hậu phẫu được bác sĩ chỉ định sẽ giúp đảm bảo an toàn về sức khoẻ, hạn chế các ảnh hưởng khi về già. Trong trường hợp thấy có dấu hiệu bất thường nào, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
Hầu hết sau nâng mũi bạn sẽ luôn có các lịch hẹn tái khám hay chăm sóc định kỳ tại các cơ sở thẩm mỹ. Bạn nên thường xuyên đến khám đúng hẹn để được bác sĩ kiểm tra tình trạng mũi từ đó có các phương pháp kiểm tra khắc phục phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các tác hại của việc nâng mũi khi về già. Mặc dù mức độ xảy ra các biến chứng khi về già này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, phương pháp nâng mũi và thay nghề của bác sĩ nhưng bạn vẫn không nên chủ quan. Đừng quên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!