Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh có liên quan đến các yếu tố truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Thậm chí với những người có sức đề kháng kém nếu không điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong. Biết rõ các dấu hiệu sốt xuất huyết sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh lý nhiễm trùng do virus Dengue gây ra, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em với rất nhiều yếu tố nguy hiểm. Thống kê cho thấy, dù sức khỏe ở người lớn ổn định hơn nhưng đây lại là đối tượng có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em khi bị mắc sốt xuất huyết do các triệu chứng của bệnh này thường giống với một số bệnh lý liên quan nên dễ nhầm lẫn.

sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh lý nhiễm trùng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em rất nhiều

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn dù là bệnh có yếu tố lây nhiễm nhưng hầu hết chỉ lây  thông qua muỗi vằn. Theo đó loài muỗi Loài muỗi Aedes aegypti hay muỗi vằn mang mầm bệnh này sẽ truyền từ những người bệnh sang những người không mắc bệnh thông qua việc “chích” vào da.

Các virus từ cơ thể muỗi sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và nhân lên số lượng tại các tế bào của hệ thống mono và làm thoái hóa các tế bào bên trong cơ thể. Các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi là những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các virus này và làm sức khỏe suy nhược nhanh chóng.

Muỗi vằn thường xuất hiện tại những khu vực ẩm thấp, nhưng nơi ao tù nước đọng hay những nơi gần ao hồ sông suối. Những nơi có môi trường ô nhiễm, có nhiều lu, chậu đựng nước mưa không sử dụng hay những khu vườn cỏ rậm rạp cũng tạo điều kiện rất tốt cho loại côn trùng này sinh sôi và sinh trưởng nhanh chóng.

Virus Dengue thường có thời gian ủ bệnh trong vài ngày sau đó bùng phát cực kỳ nhanh chóng. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp mà còn gây tổn thương các cơ quan, phát ban, sốt cao làm hạ huyết áp và có thể gây tử vong cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp sốt xuất huyết vào nhóm bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cần phải điều trị sớm.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn

Nếu như với tình trạng Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em thường được đặc trưng bởi tình trạng sốt cao và phát ban bên trọng cổ họng thì các triệu chứng ở người lớn lại chưa xuất hiện ngay. Do đó người bệnh thường nhầm lẫn với các cơn sốt do cảm cúm hay sốt siêu vi thông thường nên không điều trị nhanh chóng khiến bệnh biến chứng nguy hiểm.

sốt xuất huyết ở người lớn
Các dấu hiệu sốt xuất huyết thường xuất hiieenj sau 2- 5 ngày ủ bệnh và cần điều trị nhanh chóng

Tùy vào từng cơ địa và thể trạng của người bệnh mà các dấu hiệu sốt xuất huyết xuất hiện sớm hay muộn. Thường bệnh có thời gian ủ bệnh trong 2- 5 ngày sau đó mới bùng phát với các triệu chứng rõ ràng hơn. Các triệu chứng phổ biến như sốt cao hay phát ban có thể kéo dài đến 10 ngày khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và không còn sức sống.

Giai đoạn nhẹ

Các triệu chứng trong giai đoạn nhẹ thường kéo dài từ 4- 7 ngày sau khi bị muỗi đốt tùy từng tình trạng cơ địa và cách chăm sóc của người bệnh.

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn trong giai đoạn nhẹ bao gồm

  • Sốt cao thường từ 39 độ trở lên thậm chí có thể lên tới 40,5 độ C, cả người nóng ran
  • Đau phía sau mắt
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Phát ban ngoài da, thường xuất hiện sau 2- 5 ngày
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Da khô nứt nẻ
  • Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi
  • Da dễ bầm tím

Như đã nói, nếu trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng phát ban ngay từ trong họng nhưng ở người lớn thường không có, mà chỉ có phát ban bên ngoài. Do đó người lớn thường rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng sốt virus, sốt siêu vi…nên thường điều trị khá muộn và dễ đến sốt cao cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Người bệnh thường có cảm giác da khô nứt nẻ, bong tróc do cơ thể mất nước, nôn ói nhiều. Cơ thể thiếu sức sống và năng lượng, tiêu chảy thường xuyên khiến việc ăn uống không được. Những người lớn bị sốt xuất huyết thường có xu hướng đau nhức tại các khớp, đau nhức các cơ và các triệu chứng này đôi khi có thể kéo dài đến cả tuần khiến người bệnh trông suy nhược nhanh chóng.

Giai đoạn nặng

Nếu sốt xuất huyết không được điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng hay hội chứng sốc dengue làm hạ huyết áp nhanh chóng. Do đó người lớn thường có nguy cơ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong cao.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng ở người lớn bao gồm

  • Dấu hiệu xuất huyết dưới da: Từ những vị trí phát ban dần chuyển thành những vết chấm huyết ngoài da, chân răng bị chảy máu nhiều, tại các vị trí tiêm (nếu có) trở nên bầm tím..
  • Dấu hiệu xuất huyết nội tạng: Ngoài ra người bệnh còn bị chảy máu cam, có thể nôn ra máu, khi đi ngoài nếu ra phân đen là dấu hiệu rất rõ ràng của việc xuất huyết. Ở phụ nữ còn có thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, đôi khi còn có thể chảy máu vùng âm đạo vô cùng nguy hiểm.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Khó thở.

Với giai đoạn nặng, các triệu chứng sốc sốt xuất huyết rất dễ có thể xảy ra với nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chân tay rã rời không còn sức sống. Nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị co giật cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để phòng tránh các triệu chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Biến chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Sốc dengue là một triệu chứng rất dễ có thể xảy nếu không kiểm soát kịp thời. Trong đó, Sốc là tình trạng đang bị sốt cao nhưng đột ngột hết sốt, tuy nhiên người bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn nguy hiểm hơn như co giật, choáng váng, chân tay lạnh ngắt và đi tiểu rất ít.

sốt xuất huyết ở người lớn
Hạ tiểu cầu máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở người lớn cadan phải xử lý nhanh chóng

Dấu hiệu sốc hội chứng sốc dengue lúc này người bệnh sẽ gặp hầu hết các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng, phía trên, ngoài ra chân tay tê bì, đau bụng nặng, suy tuần hoàn, tiểu ít, mạch nhanh nhỏ. Một số trường hợp còn có thể không đo được huyết áp.

Các biến chứng nguy hiểm khác người có thể gặp phải khác như

  • Tiểu cầu hạ: Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện ở người lớn bởi nó không hề làm sốt tăng cao. Người bệnh có thể mất máu, choáng váng, thần kinh yếu, mê sáng và cần nhanh chóng đi làm xét nghiệm tiểu cầu để kịp thời điều trị.
  • Cô đặc máu: Lúc này máu bị cô đặc sẽ gây ra hiện tượng như mệt mỏi, đau nhức toàn thân, người bệnh lên cơn sốt cao đột ngột, đầu óc không tỉnh táo
  • Xuất huyết não: Ban đầu người bị chỉ cảm thấy đau đầu mệt mỏi, choáng váng, có thể bị tụt huyết áp. Tuy nhiên nếu không nhanh chóng cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não với các triệu chứng như hôn mê, tê liệt chân tay, co giật, mất dần ý thức và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện trong 12- 24h liên tục. Vì vậy ngày khi thấy xuất hiện tình trạng đau bụng vùng hạ sườn phải, đầu óc lơ mơ choáng váng, không còn tỉnh táo, chân tay lạnh toát, ra mồ hôi lạnh nhiều, ói, đi tiểu ra máu thì cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Đặc biệt với các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp hay những người đang điều trị một bệnh lý nào đó cần đến bệnh viện ngay từ khi có các triệu chứng khởi phát để được xử lý kịp thời.

Chẩn đoán sốt xuất huyết ở người lớn

Để điều trị sốt xuất huyết ở người lớn, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết nhằm xác định thể trạng và mức độ bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chủ yếu trong sốt dengue người bệnh sẽ được làm test nhanh nồng độ huyết thanh, ngoài ra có thể kiểm tra các cơ quan nội tạng trong trường hợp có xuất huyết.

Trong đó các xét nghiệm bắt buộc cần thực hiện với bệnh này bao gồm

  • Xét nghiệm NS1: thường thực hiện trong 1 đến ngày thứ 3 của bệnh để kiểm tra chính xác kháng nguyên của virus.
  • Xét nghiệm ELISA: giúp tìm tìm chính xác kháng thể IgM, IgG
  • Xét nghiệm kháng thể IgM: thường được chỉ định neus người bệnh có triệu chứng sốt xuất huyết từ ngày thứ 6 trở đi nhằm kiểm tra chính xác mức độ kháng thể của cơ thể người bệnh trong giai đoạn cấp tính đã chống lại virus
  • Xét nghiệm kháng thể IgG: nhằm kiểm tra mức độ kháng thể của cơ thể người bệnh có thể bảo vệ lâu dài hay không.
  • Test chậm: thực hiện một số xét nghiệm như Xét nghiệm PCR, phân lập virus.

Nếu người bệnh đang mắc một số bệnh lý khác người bệnh cũng được tiến hành kiểm tra chính xác tình hình hoặc theo dõi chức năng cơ quan thận, gan, não trước khi tiến hành điều trị để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Điều trị sốt xuất huyết ở người lớn

Cần chú ý rằng, với các triệu chứng sốt người bệnh thường hay có thói quen truyền nước tại nhà, nhưng với bệnh sốt xuất huyết thì điều này nên cực kỳ hạn chế. Bởi việc này có thể dẫn tới ứ đọng nước trong cơ thể gây ra tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân chính thường dẫn đến tử vong ở người lớn.

Việc điều trị sốt xuất huyết cần phải thực hiện theo phác đồ đã được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà. Tốt nhất với các triệu chứng sốt cao kèm theo các dấu hiệu bất thường người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Điều trị với các giai đoạn nhẹ

Với các giai đoạn nhẹ mới chỉ xuất hiện trong 2- 5 ngày người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để hạ sốt tạm thời. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng paracetamol đơn chất với liều dùng từ 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 4-6 giờ. Tổng liều dùng paracetamol cho người lớn thường không quá 60 mg/kg cân nặng/24h.

sốt xuất huyết ở người lớn
Với các triệu chứng nhẹ bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng paracetamol để hạ sốt nhanh chóng

Bên cạnh đó, người sốt xuất còn nên lau người bằng nước ấm, mặc đồ rộng rãi thoải mái, ở trong phòng thoáng khí, hạn chế đóng kín cửa hay để điều hòa hay quạt thổi thẳng vào người. Nhất là khi có dấu hiệu đổ mồ hôi lạnh thì càng cần lau người nhanh chóng, tránh để cơ thể nhiễm lạnh gây ốm sốt nặng hơn.

Do người bệnh có thể tiêu chảy dẫn đến mất nước nên việc bù nước sẽ được thực hiện nhưng cần hạn chế truyền dịch. Thay vào đó bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp loãng, nước cơm đặc kết hợp với bù điện khoáng qua nước trái cây, nước oresol hoặc nước lọc.

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền dịch như người lờ đờ, nôn nhiều, không ăn uống được, chỉ số HCT tăng cao…thì việc truyền chỉ được thực hiện không quá 24- 48 giờ và càn có sự theo dõi, hỗ trợ của bác sĩ.

Điều trị sốc sốt xuất huyết

Với các dấu hiệu sốc sốt xuất huyết người bệnh có thể được chỉ định truyền dịch dưới sự theo dõi của bác sĩ. Hầu hết người bệnh sẽ ngưng truyền dịch sau 1 ngày cho đến khi các triệu chứng sốc thuyên giảm như mạch rõ, chi ấm, tiểu khá..

sốt xuất huyết ở người lớn
Việc truyền dịch cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ

Trong trường hợp bệnh nhân bị sốc dengue có đi kèm cả tình trạng xuất huyết,  bác sĩ chỉ định điều trị chống sốc bằng các dung dịch điện giải trong thời gian chờ hồng cầu lắng. Đa số bệnh nhân có các dấu hiệu này đều cần phải ở bệnh viện theo dõi điều trị để có thể xử lý kịp thời những biến chứng khác có thể xảy ra.

Điều trị xuất huyết thể não

Với các trường hợp người bệnh có dấu hiệu xuất huyết thể não với các triệu chứng như co giật, mất nhận thức, có thể ngất xỉu với rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, việc điều trị sẽ được thực hiện theo phác đồ như sau

  • Kê đầu bệnh nhân cao 30 độ
  • Cho thở bình oxy
  • Chống co giật cho bệnh nhân (nếu có)
  • Điều trị hạ đường huyết (nếu có)
  • Điều chỉnh rối loạn điện giải – toan kiềm;
  • Chống phù não được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng như tăng áp lực nội sọ, lúc này bác sĩ sẽ thực hiện đặt nội khí quản thở máy kết hợp với tăng thông khí giữ PaCO2 30 – 35 mmHg;
  • Thuốc hạ nhiệt sẽ được đặt tại hậu môn, thường dùng Paracetamol với liều lượng 10-15mg /kg/lần, dùng ngày 4 lần nếu có sốt.

Nếu điều trị đúng theo phác đồ, bệnh sẽ khỏi sau 7- 10 ngày tùy vào thể trạng. Lúc này người bệnh đã ăn ngon hơn, muốn đi tiểu nhiều hơn, các nốt phát ban cũng dần biến mất và có xu hướng thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Người bệnh cần phải nghỉ ngơi và nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng để bổ sung sức khỏe nhanh chóng nhất.

Phòng tránh sốt xuất huyết ở người lớn

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu có liên quan đến muỗi vằn nên thực chất không khó để có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này. Mỗi người cần luôn có tinh thần phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe luôn ở mức ổn định nhất, phòng tránh các nguy cơ làm sức khỏe nguy giảm nhanh chóng.

sốt xuất huyết ở người lớn
Dọn dẹp nhà cửa và các khu vực xung quanh nhà, mắc màn đi ngủ hay mặc đồ dài khi ra ngoài là cách tốt nhất để phòng tránh sốt xuất huyết ở người lớn

Do đó, những biện pháp để phòng tránh bệnh này ở người lớn và cả trẻ em bao gồm

  • Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực nhà ở
  • Không nên trữ nước tại trong các xô, chậu, lu nước trong nhà hay xung quanh nhà ở
  • Phát quang cỏ hay cây cối quá rậm rạp xung quanh nhà
  • Loại bỏ các khu vực muỗi có thể trú ngụ như trong chai lọ bỏ đi, lốp xe cũ, đồ phế liệu..
  • Nếu làm việc tại các khu vực ao hồ, nhiều cây cối nên mặc áo dài tay, trùm khăn để hạn chế muỗi cắn
  • Không treo quần áo ẩm ướt quá nhiều
  • Thường xuyên dọn dẹp lại tủ quần áo
  • Mặc quần áo dài khi ra ngoài
  • Nếu trong nhà có xuất hiện muỗi cần tiêu diệt nhanh chóng bằng các loại thảo dược hay nhang muỗi, máy bắt muỗi, các loại tinh dầu
  • Mắc màn khi đi ngủ, đặc biệt với trẻ em
  • Thực hiện đúng các quy định xịt khử trùng phòng chống muỗi của địa phương
  • Khi bị sốt cao kèm các triệu chứng bất thường cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Hiện tại, trên thế giới đã có vacxin phòng chống sốt xuất huyết tuy nhiên chi phí đưa về Việt Nam thường khá cao. Tuy nhiên Việt Nam đã hoàn thành chính thức nghiên cứu vacxin phòng chống sốt xuất huyết và đã đợi xét duyệt, do đó mỗi người vẫn luôn cần có tinh thần phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Sốt xuất huyết ở người lớn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan khi có các triệu chứng sốt cao bất thường. Đừng quên tăng cường sinh dưỡng để có sức đề kháng ổn định, hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe mỗi người.

Cùng chuyên mục

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa...

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

"Bị sốt xuất huyết có tắm được không?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những căn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn