Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

“Bị sốt xuất huyết có tắm được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những căn bệnh lây nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm cao. Do đó, bên cạnh việc phòng bệnh thì chế độ chăm sóc đối với người bệnh sốt xuất huyết đóng vai trò quan trọng.

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp
“Bị sốt xuất huyết có tắm được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính được xác định là do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian mang mầm bệnh lây lan trong cộng đồng. Chúng hoạt động theo cơ chế hút máu của người bệnh và truyền sau cơ thể bình thường thông qua vết đốt.

Về vấn đề “Bị sốt xuất huyết có tắm được không?” các chuyên gia giải đáp như sau: Trong thời gian mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp bị hạ tiểu cầu, lưu ý tránh chà xát mạnh lên da, hành động này có thể gây xuất huyết dưới da hoặc cơ, khiến bệnh lý trở nên nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người bệnh xuất huyết huyết tránh tắm nước lạnh, bởi nhiệt độ của nước có thể gây giãn mạch trong nội tạng và co mạch ngoài da. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, người bệnh cũng tránh dùng nước quá nóng hay xông hơi vì điều này có thể khiến các triệu chứng sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian phát bệnh, bạn cần tránh những yếu tố gây giãn thành mạch, bởi các triệu chứng bệnh lý khiến cơ quan này sẽ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ xuất huyết, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Việc tắm gội còn tùy thuộc vào những trường hợp bệnh lý, mức độ các triệu chứng cũng như giai đoạn khởi phát. Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết đúng cách

Thực tế, không phải tất cả những trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đều phải nhập viện điều trị. Những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc hạ sốt, bù dịch tại nhà, khoảng 1 tuần sau các triệu chứng bệnh lý sẽ dần cải thiện. Thời gian này, người bệnh cần được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao cũng như khám lại hoặc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu.

Dưới đây là một số cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

Hạ sốt đúng cách cho người bệnh

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết đúng cách
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của người bệnh, nếu sốt cao trên 38 độ C thì nhanh chóng sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
  • Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của người bệnh, nếu sốt cao trên 38 độ C thì nhanh chóng sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, liều lượng uống đối với người lớn tối đa là 4000mg/ ngày và trẻ em là không quá 60mg/kg/ngày.
  • Chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoát máu, thấm hút tốt cho người bệnh. Tránh nằm những nơi bí bách, đắp kín chăn.
  • Vệ sinh cơ thể bằng cách dùng nước ấm lau toàn thân, vùng bẹn, nách,… khi người bệnh sốt cao
  • Không dùng thuốc hạ sốt giảm đau Aspirin, Ibuprophen vì có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, chuyển hóa toan máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bù dịch cho người bệnh

Bệnh sốt xuất huyết khiến người bệnh mất đi lượng nước lớn trong cơ thể, điều này sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược. Do đó, người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh bổ sung nhiều nước và bù nước oresol. Hoặc có thể thay thế những dung dịch khác như nước chanh, nước cam, nước dừa,… Những loại nước ép hoa quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bền thành mạch. Từ đó làm giảm nguy cơ thoát huyết tương trong máu.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Do đó, người chăm sóc nên ưu tiên một số món ăn có kết cấu mềm, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như cháo lươn, cháo thịt bò, cháo thịt lợn, cháo gà, các món súp, canh,… Bên cạnh đó, nên chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A, chất đạm, chất sắt dồi dào,… Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện bệnh lý.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa những món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, những gia vị như mù tạt, ớt, gừng,… sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến thời gian phục hồi bệnh. Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần kiêng các loại đồ uống như bia rượu, nước có gas, chứa caffeine và các chất kích thích khác.

Một số sai lầm trong chăm sóc người bệnh

Việc chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết không đúng cách có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Dưới đây là một số sai lầm trong chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết:

1. Hạ sốt dồn dập

Hầu hết các trường hợp bị sốt cao, người chăm sóc đều muốn hạ sốt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên sau khi hạ sốt vẫn có thể tái lại. Do đó, việc hạ sốt cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi ngày tiến hành hạ sốt từ 4 – 5 lần, mỗi lần cách nhau từ 5 -6 giờ. Đồng thời không được tự ý tăng giảm liều dùng, hoặc dùng với tần suất gần nhau. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá liều và gây tổn thương gan.

Một số sai lầm trong chăm sóc người bệnh
Việc sử dụng thuốc hạ sốt không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là thuốc giảm đau, hạ sốt aspirin và ibuprofen có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng

2. Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt

Việc sử dụng thuốc hạ sốt không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là thuốc giảm đau, hạ sốt aspirin và ibuprofen có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Thay vào đó, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol đối với người bệnh sốt xuất huyết, bởi những thành phần trong thuốc tương đối an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng.

3. Sốt xuất huyết sẽ không tái lại

Nhiều người đều rằng, sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ không tái lại. Tuy nhiên, Theo các chuyên gia đầu ngành, hiện có 4 tuýp virus gây sốt xuất huyết nên người bệnh sau khi mắc bệnh vẫn có thể tái phát, thậm chí là nghiêm trọng hơn so với lần trước đó. Theo thống kê cho thấy, mỗi người có thể mắc căn bệnh này 4 lần trong đời. Do đó, với những trường hợp đã mắc bệnh sốt xuất huyết không nên chủ quan, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng cách.

4. Không tiếp xúc với bệnh nhân vì sợ lây

Bệnh sốt xuất huyết không có khả năng lây nhiễm qua dịch tiết, đường hô hấp hoặc tiếp xúc với người bệnh. Do đó, bạn không cần lo lắng khi tiếp xúc với người mắc bệnh sốt xuất huyết. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý lây nhiễm chủ yếu từ muỗi vằn mang mầm bệnh truyền sang người bình thường qua vết đốt.

5. Truyền dịch tại nhà

Sốt xuất huyết đặc trưng bởi tình trạng mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên, người chăm sóc bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Bởi điều này có thể gây phù nề, bị suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng. Thay vào đó, hãy khuyến khích người bệnh bổ sung nhiều nước giúp bù lại lượng nước đã mất, thanh lọc cơ thể.

6. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh không đúng cách có thể không mang lại tác dụng điều trị. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu gây sốt xuất huyết là do muỗi vằn mang mầm bệnh đốt người khỏe mạnh. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn cần tiêu diệt muỗi và bảo vệ cơ thể tránh bị muỗi đốt. Cụ thể:

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả
Áp dụng một số phương pháp diệt muỗi, xua muỗi an toàn như trồng cây xua muỗi, vợt bắt muỗi, thuốc xịt muỗi,…
  • Mặc quần áo dài tay, ngủ màn ngay cả ban ngày để tránh bị muỗi đốt
  • Áp dụng một số phương pháp diệt muỗi, xua muỗi an toàn như trồng cây xua muỗi, vợt bắt muỗi, thuốc xịt muỗi, bôi kem chống muỗi,….
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng mát giúp loại bỏ những khu vực muỗi sinh sống
  • Đậy kín những vật dụng chứa nước, không để muỗi sinh sôi và phát triển
  • Chủ động thu gom các phế thải xung quanh nhà, loại bỏ những vật chứa nước thải và những vật dụng chứa nước không dùng đến
  • Bạn có thể thả cá vào những dụng cụ chứa nước lớn nhằm tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy, ngăn ngừa muỗi vằn hình thành
  • Với những trường hợp sốt xuất huyết, cần nghỉ ngơi trong màn, tránh bị muỗi đốt và lây sang những người xung quanh

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị sốt xuất huyết có tắm được không?” và một số lưu ý về cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Với những người hợp mắc bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thì có thể tắm rửa bình thường, tuy nhiên chỉ nên tắm với nước ấm và hạn chế chà xát mạnh. Tuy nhiên, bệnh ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Cùng chuyên mục

sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn là căn bệnh có liên quan đến các yếu tố truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Thậm chí với những người có sức đề...

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh luôn cảm thấy người mệt mỏi, khô khốc, không muốn ăn uống gì, tuy nhiên điều này sẽ làm cơ thể suy nhược...

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh sốt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn