Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Sốt xuất huyết có ngứa không? Bị ngứa khi nào?

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh lý này đi kèm các biểu hiện chóng mặt, sốt cao, xuất huyết dưới da, ngứa ngáy và phát ban. Vậy tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết lại bị ngứa ngáy? Làm thế nào để khắc phục triệu chứng? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là dengue (một loại virus có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn). Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm: sốt cao, đau cơ, nhức khớp, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, chảy máu cam… 

Bên cạnh đó, một số người bệnh sốt xuất huyết còn bị ngứa ngáy lòng bàn chân, ngứa toàn thân, nổi mẩn đỏ, phát ban vào ngày thứ 6 và thứ 7 kể từ khi phát bệnh. Vậy tại sao bệnh sốt xuất huyết có thể gây ngứa ngáy khó chịu?

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?
Sốt xuất huyết có ngứa không?

Các chuyên gia da liễu cho biết, triệu chứng ngứa ngáy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi cơn sốt giảm đi, cơ thể bắt đầu tái hấp thụ vào máu các chất ngoại bào. Vì vậy, lúc này, làn da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ đi kèm cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, khi tấn công vào cơ thể, virus dengue có thể gây suy gan cấp, viêm gan và tăng sắc tố mật, dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy, vàng da cùng chứng rối loạn đông máu.

Những cơn ngứa ngáy do bệnh sốt xuất huyết không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, muốn hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này, bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng lúc, kịp thời. 

Triệu chứng ngứa ngáy do sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa ngáy sau cơn sốt chính là dấu hiệu đáng mừng, thông báo rằng cơ thể đang hồi phục và bạn sắp khỏi bệnh. Mức độ ngứa phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa cùng tình trạng bệnh lý. Thời gian ngứa ngáy của người bệnh có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày đến khoảng 1 tuần. 

Trong trường hợp này, để giảm ngứa ngáy, độc giả hãy giữ gìn vệ sinh thân thể, đồng thời sử dụng các sản phẩm làm ẩm làn da. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa ngáy đi kèm tình trạng chảy dịch, mưng mủ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử trí nhanh chóng và hiệu quả.

Phải làm gì để giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết?

Thông thường, cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh sốt xuất huyết gây ra có thể khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên liên tục vài ngày. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn dai dẳng, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo giảm ngứa đơn giản dưới đây.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Nếu cơ thể không được sạch sẽ thì triệu chứng ngứa ngáy sẽ càng thêm nghiêm trọng. Lượng bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ sâu trong nốt mẩn ngứa, gây viêm nhiễm và mưng mủ ở vị trí này. Do đó, bạn cần vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Phải làm gì để giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết?
Bạn cần vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý, khi mới khỏi bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân không nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm có độ pH cao và chứa nhiều hương liệu. Bởi các loại thành phần này có thể gây kích ứng nốt mẩn và dẫn đến nhiều cơn ngứa ngáy dữ dội. Thay vào đó, bạn có thể hòa một muỗng cà phê muối biển vào nước ấm trước khi tắm. Với đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm, muối biển sẽ giúp giảm nhanh vấn đề phiền toái này.

Đảm bảo không gian sống luôn thông thoáng

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, nơi ở sáng sủa, sạch sẽ, thông thoáng và gọn gàng có thể góp phần đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nhân sốt xuất huyết. Vì vậy, độc giả hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ vi khuẩn và khói bụi. Tuy nhiên, bạn cần tránh để gió trời lùa vào căn phòng của mình.

Lựa chọn quần áo rộng rãi

Khi cơ thể ngứa ngáy vì sốt xuất huyết, độc giả nên mặc trang phục thoải mái, rộng rãi. Bởi vải vóc bám sát vào cơ thể có thể gây ra ban đỏ và kích ứng. Sự cọ xát giữa làn da và chất liệu áo quần sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. Hơn nữa, thói quen mặc trang phục quá chật khiến máu khó lưu thông.

Tuyệt đối không gãi ngứa

Nếu đang bị ngứa, người đọc không nên gãi mạnh hay chà xát lên bề mặt da. Điều này sẽ khiến các vị trí trên bị tổn thương nhiều hơn và hình thành những vết thương hở nguy hiểm. Lúc đó, làn da rất dễ bị lở loét hoặc nhiễm trùng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý

Sữa, trái cây chứa nhiều vitamin C cùng rau củ giàu vitamin A là ba loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn hồi phục. Trong khi đó, thịt gà, thịt bò, hải sản và các món ăn nhiều dầu mỡ chính là tác nhân gây kích ứng, dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy hàng đầu mà bạn cần phải tránh xa.

Dùng thuốc Tây

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng nề, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng loại thuốc Tây (clorpheniramin, loratadin, telfast) phù hợp nhất. Thông thường, các loại thuốc này có thể dẫn đến cảm giác buồn ngủ.

Điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Quá trình chữa bệnh sốt xuất huyết kéo dài nhiều ngày khiến cơ thể bệnh nhân trở nên yếu ớt và suy nhược. Bởi những loại thuốc Tây y thường đi kèm một số tác dụng phụ. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng bằng các bài thuốc Đông y lành tính.

Không chỉ sở hữu thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn đối với sức khỏe, những bài thuốc này còn chú trọng bồi bổ cơ thể, củng cố hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Các loại dược liệu quý trong những thang thuốc này bao gồm: bạch linh, sài đất, đương quy, khổ sâm, kim ngân hoa…

Sốt xuất huyết có ngứa không?
Không chỉ sở hữu thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn đối với sức khỏe, các bài thuốc Đông y còn chú trọng bồi bổ cơ thể, củng cố hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện ba mẹo dân gian giảm ngứa bằng dầu dừa, nha đam và muối biển. Đặc tính kháng khuẩn vừa dịu nhẹ vừa mạnh mẽ của ba nguyên liệu tự nhiên độc đáo này có thể mang đến hiệu quả ngoài sức mong đợi.

Trị ngứa bằng muối biển

Các hợp chất trong muối biển giúp giảm khô da, duy trì độ đàn hồi mềm mại, đồng thời làm sạch da vô cùng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng dung dịch muối biển có công dụng sát trùng, diệt khuẩn và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm ngoài da.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị muối biển, dầu ô liu và nước tắm
  • Nấu sôi một lượng nước sạch vừa đủ rồi đổ vào bồn tắm hay thau chậu
  • Cho 1 chén muối biển vào nước tắm và khuấy tan
  • Thêm một muỗng canh dầu ô liu vào nước tắm
  • Ngâm mình khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 3 lần/ngày

Chữa ngứa bằng nha đam

Nha đam giàu axit gamma linolenic. Hoạt chất này có khả năng giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và dị ứng. Vì vậy, nha đam là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc Đông – Tây.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lượng nha đam tươi vừa đủ
  • Rửa sạch nha đam, sau đó gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại tinh chất gel trong suốt
  • Tắm rửa cẩn thận và lau khô thân thể
  • Nhẹ nhàng bôi gel nha đam lên vùng da ngứa ngáy 
  • Bạn có thể kết hợp nha đam với dầu ô liu và mật ong nguyên chất để tăng cường hiệu quả điều trị
  • Áp dụng 2 lần/ngày

Trị ngứa bằng dầu dừa

Dầu dừa giàu omega-3, vitamin E, axit amin. Các thành phần này đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời này không chỉ đánh bay các nốt mẩn ngứa mà còn khiến làn da thêm săn chắc và mềm mại.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ
  • Tắm rửa sạch sẽ và lau khô cẩn thận
  • Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên da
  • Massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút
  • Tắm lại bằng nước mát
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dầu dừa, nha đam và chanh tươi để nâng cao khả năng sát khuẩn của bài thuốc

Một số lưu ý khi trị ngứa do sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nói chung và triệu chứng ngứa ngáy nói riêng thường gây ra rất nhiều phiền toái cho mỗi bệnh nhân. Do đó, để rút ngắn thời gian hồi phục, độc giả cần ghi nhớ những điều sau:

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và chủ động hạ sốt bằng chất điện giải.
  • Nước chanh, nước cam rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Nếu bị sốt quá cao, người bệnh có thể chườm ấm và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu bia cùng các thức uống có cồn.
  • Tránh dùng mỹ phẩm trong thời gian điều trị.

Tóm lại, triệu chứng ngứa ngáy do sốt xuất huyết là dấu hiệu nhận biết bạn sắp khỏi bệnh. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, độc giả hãy duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái, đồng thời tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng bình phục.

Cùng chuyên mục

Sốt xuất huyết có được gội đầu, có được tắm không, tắm thế nào đúng cách là thắc mắc chung của nhiều người

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Giải đáp

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng...

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách nhận biết

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh lý này có thể...

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến thân nhiệt tăng cao đột ngột và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Tham khảo...

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta do virus Dengue gây ra và có xu hướng bùng phát thành dịch vào mùa mưa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn