Bị sốt xuất huyết có tắm được không? Giải đáp

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Gây tử vong không?

Sốt xuất huyết ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì cho mau khỏi bệnh

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và các giai đoạn cần biết

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Giải đáp

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý nhiều vấn đề, đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc không biết khi bị sốt xuất huyết có được gội đầu không, có được tắm không. Vấn đề này sẽ được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết.

Sốt xuất huyết có được gội đầu, có được tắm không, tắm thế nào đúng cách là thắc mắc chung của nhiều người
Sốt xuất huyết có được gội đầu, có được tắm không, tắm thế nào đúng cách là thắc mắc chung của nhiều người

Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Sốt xuất huyết có được gội đầu không, có được tắm không là thắc mắc chung của nhiều người. Giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ cho biết, người bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa, gội đầu bình thường. Tuy nhiên trong quá trình gội đầu, tuyệt đối không được dùng nước lạnh và phải dùng nước ấm để tắm và gội đầu. Việc gội đầu bằng nước lạnh có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. 

Sốt xuất huyết là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Bệnh bùng phát mạnh thành dịch vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của muỗi vằn Các triệu chứng đặc trưng của bệnh có thể kể đến như sốt cao đột ngột, đau đầu dữ đội ở vùng trán, có thể phát ban nổi mẩn đỏ. Ở thể nặng, người bệnh sẽ thấy có các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi cầu phân đen, người vật vã hốt hoảng, đau bụng buồn nôn. 

Sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm. Bệnh thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Sốt cao 39 – 40 độ một cách đột ngột trong 1 – 2 ngày đầu. Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đến các trung tâm y tế để xét nghiệm Dengue NS1 Ag
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 3 – ngày 7, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nặng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, ở bụng, đùi, mặt trong của cánh tay… Nếu nghiêm trọng hơn có thể bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu nội tạng, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn hồi phục, bệnh nhân dần hết sốt, huyết động ổn định, bắt đầu tốt dần lên.

Nguyên tắc tắm gội cho người sốt xuất huyết

Người bệnh sót xuất huyết chỉ được tắm nước ấm để tránh khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn
Người bệnh sót xuất huyết chỉ được tắm nước ấm để tránh khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn

Khi bị sốt xuất huyết, nhiều người thường kiêng gội đầu thậm chí kiêng tắm hoàn toàn vì sợ bệnh chuyển biến nặng do lo lắng việc cơ thể có thể bị nhiễm nước. Tuy nhiên thực tế thì tắm rửa sẽ giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giúp bệnh nhân có cảm giác thư giãn thoải mái, hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh sốt xuất huyết nên tắm rửa gội đầu, tuy nhiên không nên dùng nước lạnh để tắm và cũng cần tắm đúng cách.

Khi tắm gội, người bệnh cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

  • Chỉ được tắm trong phòng kín, trong khoảng từ ngày thứ 3  ngày thứ 7 sau khi sốt, bạn nên hạn chế việc gội đầu để tránh làm thành tĩnh mạch giãn mạnh, việc thường xuyên tắm gội trong thời điểm này có thể khiến tình trạng xuất huyết của cơ thể ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau sơ người, lau càng nhanh càng tốt
  • Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, khi tắm gội, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh. Điều này có thể gây ra tình trạng chảy máu trong cơ hoặc chảy máu dưới da, cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất bạn sử dụng khăn bông mềm lau cơ thể nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà sát mạnh, nhất là vùng bụng, đùi, mặt trong hai cánh tay, hai cẳng chân…
  • Chỉ được tắm nước ấm, tuyệt đối không tắm nước lạnh, cũng không dùng nước quá nóng để gội đầu, việc tắm nước nóng sẽ gây ra tình trạng khô da, có nguy cơ gây bỏng cao. Bệnh nhân cũng không nên xông hơi trong giai đoạn này vì sẽ làm mạch máu bị giãn ra mạnh. Bệnh cạnh đó, cũng không tắm nước lạnh, việc tắm nước lạnh sẽ làm co mạch ngoài, giãn mạch trong nội tạng gây nguy cơ tử vong.
  • Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm càng nhanh càng tốt, cần hạn chế tắm hay ngâm mình trong nước quá lâu. Đồng thời cũng không được để tóc ẩm mà ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cần lau khô cơ thể và đầu để nước không ngấm vào cơ thể.

Riêng đối với trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ cũng không nhất thiết phải kiêng tắm gội hoàn toàn, có thể tắm gội nhưng cần hạn chế, tốt nhất chỉ cần lau nhẹ người bằng khăn sạch với nước ấm. Để chắn với tình trạng của bé có thể tắm hay gội đầu được hay không thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ của bé mà bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn.

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Người bệnh tốt nhất nên hạn chế tắm gội, nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu sốt
Người bệnh tốt nhất nên hạn chế tắm gội, nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu sốt

Bên cạnh việc xác định người bị sốt xuất huyết có được gội đầu không, người bệnh cũng cần lưu ý nhiều vấn đề để có chế độ chăm sóc phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Cụ thể:

  • Với người mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc hạ sốt ibuprofen và aspirin. Hai loại thuốc này không chỉ không giúp hạ sốt, còn khiến tình trạng xuất huyết của người bệnh thêm trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày dữ dội đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều lượng.
  • Nên thường xuyên đo thân nhiệt của người bệnh, tốt nhất nên cho người bệnh uống nhiều nước, có thể bổ sung Oresol để cấp nước, cân bằng điện giải. Mặc dù khi bị sốt, cơ thể mệt mỏi, hay buồn nôn nhưng cũng cần cố gắng ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chế biến ở dạng mềm, lỏng để dễ nuốt hơn. 
  • Cần mặc quần áo thoáng mát, được làm từ chất liệu cotton hút ẩm, không mặc trang phục quá bó sát để tránh ảnh hưởng đến việc thoát mồ hôi.
  •  Cần hạn chế sử dụng các đồ uống ngọt như mật ong, nước soda, các loại đường tự nhiên… vì việc tiêu thụ đường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động diệt khuẩn của bạch cầu, điều này sẽ làm bệnh lâu khỏi và có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Cần tránh rượu bia, thuốc lá, caffeine… đồng thời cũng không nên ăn đồ cay nóng vì các thực phẩm này sẽ làm hao hụt năng lượng của cơ thể và làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, cũng cần tránh các thực phẩm, thức uống có màu sẫm vì các thực phẩm này sẽ làm nhuộm màu phân, khiến bác sĩ khó phân biệt với tình trạng phân lẫn máu để nhận biết tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Tóm lại, với thắc mắc sốt xuất huyết có được gội đầu không thì câu trả lời chính là bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Trong thời điểm từ 3 – 7 ngày sau sốt thì nên hạn chế tắm gội, tùy vào tình trạng bệnh là nặng hay nhẹ để xác định có tắm gội được không. Tuy nhiên, tốt nhất nên hạn chế tắm gội, nếu phải tắm thì nên dùng nước ấm, không dùng nước lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách nhận biết

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh lý này có thể...

Sốt xuất huyết có ngứa không? Nguyên nhân vì đâu?

Sốt xuất huyết có ngứa không? Bị ngứa khi nào?

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Bệnh lý này đi kèm các biểu hiện chóng mặt, sốt cao, xuất huyết dưới da, ngứa ngáy và phát ban....

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Giải đáp

"Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc bị muỗi vằn mang virus nhiễm bệnh đốt là nguyên nhân...

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết khiến thân nhiệt tăng cao đột ngột và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Tham khảo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn